"Có và có", Tổng thống Mỹ Joe Biden trả lời khi được hỏi liệu ông và Tổng thống Mỹ đã thảo luận về việc sử dụng lợi nhuận tài sản tịch thu của Nga cho Ukraine và có đạt được thỏa thuận hay không.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét cách sử dụng lợi nhuận được tạo ra từ tài sản của Nga cố định ở phương Tây để cung cấp khoản vay trả trước ở thời điểm hiện tại và đảm bảo nguồn tài chính cho Ukraine vào năm 2025.
Khoảng 260 tỷ euro của Ngân hàng Trung ương Nga đang bị đóng băng trên toàn thế giới, phần lớn là ở EU. Các quỹ này tạo ra lợi nhuận từ 2,5 tỷ đến 3,5 tỷ euro mỗi năm.
Nguồn lợi nhuận này được sử dụng như một phần doanh thu để trả cho khoản vay lớn trị giá 50 tỷ USD có thể huy động được trên thị trường. Nga cho biết bất kỳ sự chuyển hướng lợi nhuận nào từ quỹ bị đóng băng được xem là "hành vi trộm cắp".
Kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga đã gây ra nhiều quan ngại đối với một số quốc gia, song Bộ Tài chính Mỹ ngày 4/6 tuyên bố Washington và các đối tác G7 đang đạt được tiến triển trong vấn đề này.
Một số nhà tài chính lo lắng về hậu quả của việc rút một khoản tiền lớn như vậy ra khỏi hệ thống và chuyển cho Ukraine.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho hay: “Việc chuyển từ phong tỏa tài sản sang tịch thu và xử lý chúng là điều cần phải được xem xét rất cẩn thận”.
Quyết định cuối cùng về vấn đề sử dụng lợi nhuận thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra tại vùng Apulia, miền Nam Italy, từ ngày 13 - 15/6.
Bình luận