Nhiều giáo viên dạy môn tin học lớp 7 phản ảnh trong bài học địa lý với phần mềm Earth Explorer, khi phóng to hình ảnh VN bên cạnh các quốc gia và thao tác với công cụ “đường biên giới” trong phần mềm, thấy xuất hiện rất rõ “đường lưỡi bò”.
Tại một trường THCS quận Tân Bình, TP.HCM, hiệu trưởng đã cho ngưng sử dụng phần mềm này từ năm học 2012 sau khi giáo viên môn tin học phát hiện “đường lưỡi bò” trong quá trình giảng dạy.
Hiệu trưởng này cũng cho biết đây là phần mềm tự chọn, không bắt buộc, hiện giáo viên đang tìm kiếm một phần mềm mới phù hợp hơn để sử dụng trong dạy học.
Tại Gò Vấp, một giáo viên dạy môn tin học lâu năm cũng cho biết “đã tải phần mềm này từ trên mạng để sử dụng cho bài học trong sách giáo khoa tin học”.
Đây là phần mềm được Công ty Công nghệ tin học nhà trường (Hà Nội) giới thiệu để sử dụng kèm bộ sách Tin học dành cho THCS, được biên soạn theo khung chương trình môn tin học của Bộ GD-ĐT.
Trên website của công ty cũng giới thiệu “đây là bộ sách được biên soạn công phu nhất từ trước đến nay dành cho môn tin học bậc THCS”.
Phần mềm Earth Explorer chuyên dùng để xem và tra cứu bản đồ thế giới thuộc Công ty MotherPlanet (có trụ sở chính tại Thượng Hải, Trung Quốc, thành lập năm 2002, chuyên cung cấp các sản phẩm về bản đồ).
Ông Bùi Việt Hà, một trong những tác giả của cuốn sách giáo khoa trên, đã chia sẻ trên trang thông tin cá nhân của mình vào chiều 23/12.
Ông Hà viết: “Câu chuyện này liên quan đến nhóm viết sách giáo khoa tin học cấp THCS (tôi là một trong các tác giả của sách này). Trong chương trình khung tin học có một chủ đề là “sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác”.
Một chủ đề chung như vậy nên chúng tôi phải lựa chọn các phần mềm để cho học sinh làm quen. Đó là năm 2007, các phần mềm giáo dục của VN hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài về toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen.
Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có Internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản dùng thử, chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền.
Phần mềm Earth Explorer được chọn là bản dùng thử có một số tính năng đơn giản như hiện các bản đồ, thành phố, cho phép zoom, dịch chuyển. Vào thời kỳ đó hội chứng “đường lưỡi bò” chưa nổi cộm như bây giờ nên ít ai để ý đến việc có mấy đường kẻ vàng tại đó”.
Cũng theo ông Hà, thực chất đó không phải là một bài học địa lý nghiêm chỉnh mà chỉ là dùng phần mềm hỗ trợ học tập, tập xem bản đồ.
Mãi đến năm 2012 một số giáo viên phát hiện điều trên và từ năm nay bài học này đã bị bỏ đi khỏi chương trình rồi. Tuy nhiên sách giáo khoa cũ vẫn còn.
Chiều 23/12, trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ông đã biết về thông tin trên và đang đề nghị những người liên quan kiểm tra việc này để xử lý.
Theo L.Trang- Vĩnh Hà/ Tuổi trẻ
Hiệu trưởng này cũng cho biết đây là phần mềm tự chọn, không bắt buộc, hiện giáo viên đang tìm kiếm một phần mềm mới phù hợp hơn để sử dụng trong dạy học.
Phần giới thiệu phần mềm Earth Explorer trong sách Tin học dành cho THCS |
Đây là phần mềm được Công ty Công nghệ tin học nhà trường (Hà Nội) giới thiệu để sử dụng kèm bộ sách Tin học dành cho THCS, được biên soạn theo khung chương trình môn tin học của Bộ GD-ĐT.
Trên website của công ty cũng giới thiệu “đây là bộ sách được biên soạn công phu nhất từ trước đến nay dành cho môn tin học bậc THCS”.
Phần mềm Earth Explorer chuyên dùng để xem và tra cứu bản đồ thế giới thuộc Công ty MotherPlanet (có trụ sở chính tại Thượng Hải, Trung Quốc, thành lập năm 2002, chuyên cung cấp các sản phẩm về bản đồ).
Ông Bùi Việt Hà, một trong những tác giả của cuốn sách giáo khoa trên, đã chia sẻ trên trang thông tin cá nhân của mình vào chiều 23/12.
Ông Hà viết: “Câu chuyện này liên quan đến nhóm viết sách giáo khoa tin học cấp THCS (tôi là một trong các tác giả của sách này). Trong chương trình khung tin học có một chủ đề là “sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác”.
Một chủ đề chung như vậy nên chúng tôi phải lựa chọn các phần mềm để cho học sinh làm quen. Đó là năm 2007, các phần mềm giáo dục của VN hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài về toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen.
Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có Internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản dùng thử, chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền.
Phần mềm Earth Explorer được chọn là bản dùng thử có một số tính năng đơn giản như hiện các bản đồ, thành phố, cho phép zoom, dịch chuyển. Vào thời kỳ đó hội chứng “đường lưỡi bò” chưa nổi cộm như bây giờ nên ít ai để ý đến việc có mấy đường kẻ vàng tại đó”.
Cũng theo ông Hà, thực chất đó không phải là một bài học địa lý nghiêm chỉnh mà chỉ là dùng phần mềm hỗ trợ học tập, tập xem bản đồ.
Mãi đến năm 2012 một số giáo viên phát hiện điều trên và từ năm nay bài học này đã bị bỏ đi khỏi chương trình rồi. Tuy nhiên sách giáo khoa cũ vẫn còn.
Chiều 23/12, trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ông đã biết về thông tin trên và đang đề nghị những người liên quan kiểm tra việc này để xử lý.
Theo L.Trang- Vĩnh Hà/ Tuổi trẻ
Bình luận