(VTC News) - Chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất khi một số lượng lớn các công ty dệt may/thủy sản di dời đến Việt Nam.
Vào ngày 05/10 vừa qua, mười hai quốc gia trong vành đai Thái Bình Dương bao gồm cả Việt Nam, đạt đến một thỏa thuận lịch sử tự do hoá thương mại sau năm năm đàm phán - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thỏa thuận này sẽ cắt giảm các rào cản thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung cho các nước thành viên, chiếm đến 40% nền kinh tế thế giới và hơn một nửa sản lượng toàn cầu.
Theo nhận định của CBRE Việt Nam, là nước kém phát triển nhất trong số tất cả các thành viên gia nhập TPP, Việt Nam có nhiều khả năng trở thành nước được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc thỏa thuận này với sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, chi phí nhập khẩu thấp hơn, và năng suất cao hơn do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài hơn.
TPP dự kiến sẽ tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam lên 46 tỷ đô trong 10 năm từ mức 200 tỷ đô hiện tại. Các lĩnh vực sẽ được hưởng lợi nhiều nhất là hàng may mặc, thủy sản và nông nghiệp. Mức thuế hiện hành từ 17%-20% của ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam lên các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ được miễn một khi thỏa thuận này có hiệu lực. Nhật Bản cũng cam kết loại bỏ 66% mức thuế trên cá và hải sản của mình, cũng như 32% các nông sản được nhập khẩu. Các loại thuế khác sẽ được giảm hoặc loại bỏ dần trong vòng 20 năm tới. Úc, Malaysia và New Zealand cũng sẽ loại bỏ hơn 90% thuế nông nghiệp của họ ngay khi thỏa thuận này có hiệu lực.
Mặc dù chúng tôi tin rằng tác động của việc gia nhập TPP lên thị trường bất động sản địa phương không lớn như các ngành công nghiệp nói trên, nhu cầu của các ngành liên quan đến bất động sản như khu công nghiệp, nhà kho, và ngành hậu cần có thể sẽ tăng nhất định. Đây là kết quả của việc thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhu cầu về văn phòng và nhà ở cũng được dự kiến sẽ tăng lên để đáp ứng các yêu cầu thuê mặt bằng và chỗ ở của các công ty nước ngoài và người nước ngoài.
Đối với thị trường bất động sản, TPP sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản. Đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các công ty Mỹ sẽ tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam và tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm chính như may mặc.
Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc Tương tự như trên, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp. Điều này sẽ gia tăng thêm nhu cầu cho đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy, không nhất thiết từ các nước trong hiệp đinh TPP mà còn từ các nước không có trong hiệp định như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những nước vốn luôn muốn chạy trước hiệp đinh.
Trong bối cảnh này, chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất khi một số lượng lớn các công ty dệt may/thủy sản di dời đến Việt Nam.
Đối với thị trường Văn phòng và Nhà ở: Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế.
Do hạn chế nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và TP HCM, chủ đầu tư văn phòng tương lai có thể nên xem xét lại kế hoạch phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển văn phòng. Tăng trưởng dự kiến của các công ty nước ngoài đến Việt Nam đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn.
Căn cứ theo Luật Nhà ở mới, trong đó cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam kể từ ngày 01/072015, nhiều khách hàng nước ngoài sẽ được khuyến khích sở hữu một căn hộ tại Việt Nam thay vì đi thuê, đặc biệt là khi giá bán nhà ở tại Việt Nam thấp hơn đáng kể so với giá nhà trong các nước khu vực lân cận.
Báo cáo của CBPR cũng đưa ra cho rằng, mặc dù có thể là quá sớm để kết luận về khả năng tăng giá đất, việc nhu cầu tăng đối với đất công nghiệp và nguồn cung hạn chế của đất tiêu chuẩn là hai yếu tố sẽ khiến giá đất thay đổi, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất hàng may mặc như Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Châu Anh
Vào ngày 05/10 vừa qua, mười hai quốc gia trong vành đai Thái Bình Dương bao gồm cả Việt Nam, đạt đến một thỏa thuận lịch sử tự do hoá thương mại sau năm năm đàm phán - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thỏa thuận này sẽ cắt giảm các rào cản thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung cho các nước thành viên, chiếm đến 40% nền kinh tế thế giới và hơn một nửa sản lượng toàn cầu.
Theo nhận định của CBRE Việt Nam, là nước kém phát triển nhất trong số tất cả các thành viên gia nhập TPP, Việt Nam có nhiều khả năng trở thành nước được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc thỏa thuận này với sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, chi phí nhập khẩu thấp hơn, và năng suất cao hơn do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài hơn.
Phân khúc bất động sản nào hưởng lợi nhiều nhất từ việc gia nhập TPP? |
Mặc dù chúng tôi tin rằng tác động của việc gia nhập TPP lên thị trường bất động sản địa phương không lớn như các ngành công nghiệp nói trên, nhu cầu của các ngành liên quan đến bất động sản như khu công nghiệp, nhà kho, và ngành hậu cần có thể sẽ tăng nhất định. Đây là kết quả của việc thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhu cầu về văn phòng và nhà ở cũng được dự kiến sẽ tăng lên để đáp ứng các yêu cầu thuê mặt bằng và chỗ ở của các công ty nước ngoài và người nước ngoài.
Đối với thị trường bất động sản, TPP sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản. Đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các công ty Mỹ sẽ tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam và tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm chính như may mặc.
Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc Tương tự như trên, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp. Điều này sẽ gia tăng thêm nhu cầu cho đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy, không nhất thiết từ các nước trong hiệp đinh TPP mà còn từ các nước không có trong hiệp định như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những nước vốn luôn muốn chạy trước hiệp đinh.
Trong bối cảnh này, chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất khi một số lượng lớn các công ty dệt may/thủy sản di dời đến Việt Nam.
Đối với thị trường Văn phòng và Nhà ở: Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế.
Do hạn chế nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và TP HCM, chủ đầu tư văn phòng tương lai có thể nên xem xét lại kế hoạch phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển văn phòng. Tăng trưởng dự kiến của các công ty nước ngoài đến Việt Nam đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn.
Căn cứ theo Luật Nhà ở mới, trong đó cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam kể từ ngày 01/072015, nhiều khách hàng nước ngoài sẽ được khuyến khích sở hữu một căn hộ tại Việt Nam thay vì đi thuê, đặc biệt là khi giá bán nhà ở tại Việt Nam thấp hơn đáng kể so với giá nhà trong các nước khu vực lân cận.
Báo cáo của CBPR cũng đưa ra cho rằng, mặc dù có thể là quá sớm để kết luận về khả năng tăng giá đất, việc nhu cầu tăng đối với đất công nghiệp và nguồn cung hạn chế của đất tiêu chuẩn là hai yếu tố sẽ khiến giá đất thay đổi, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất hàng may mặc như Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Châu Anh
Bình luận