• Zalo

Phản đối đưa điểm trung bình lớp 12 vào xét tốt nghiệp

Giáo dụcThứ Tư, 24/12/2014 07:36:00 +07:00Google News

Chuyên gia giáo dục phản đối việc chỉ đưa điểm trung bình lớp 12 vào điểm xét tốt nghiệp và có thể xét vào một số trường đại học.

(VTC News) – Chuyên gia giáo dục phản đối việc chỉ đưa điểm trung bình lớp 12 vào điểm xét tốt nghiệp và có thể xét vào một số trường đại học.

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015 và Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015, nhiều chuyên gia giáo dục đã gửi ý kiến về báo điện tử VTC News để góp ý. Báo điện tử VTC News xin đăng tải ý kiến góp ý của thạc sỹ giáo dục Kim Ngọc Minh.

thạc sỹ Kim Ngọc Minh
Thạc sỹ Kim Ngọc Minh gửi góp ý tới Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) 
“Tôi là Kim Ngọc Minh, thạc sỹ giáo dục, hiện đang nghiên cứu và thực hành một số mô hình giáo dục.
Tôi rất cảm kích trước sự cầu thị của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) khi công bố công khai Dự thảo và giới thiệu email để góp ý.

Tôi xin trình bày ý kiến của tôi về việc Phản đối đưa điểm trung bình lớp 12 vào điểm xét tốt nghiệp và (có thể) xét vào đại học ở một số trường:

Khái niệm "Đánh giá quá trình (Formative Assessment)", nghe rất hiện đại, rất "Tây" nhưng phù hợp hơn ở những nền văn hoá có sự tự trọng, tự giác và trung thực cao.

Ở Việt Nam hiện nay, do rất "mềm dẻo" nên ngay cả học bạ mấy năm còn sửa được, huống hồ việc tìm cách "tác động" có chủ ý, khi điểm trung bình trở thành một "tài sản" quý báu cho nấc thang tốt nghiệp THPT và vào Đại học.

Để hình dung đơn giản hơn, một học sinh rất kém bằng "cách" nào đó có điểm trung bình lớp 12 là 7,0 ( trên thang 10 - chắc cũng đơn giản (?)); như vậy khi thi tốt nghiệp chỉ cần mỗi môn 3 điểm (trên thang điểm 10, hay 6 trên thang 20), là coi như đỗ, bởi vì điểm xét tốt nghiệp là 10 (trên thang 20, tính theo công thức trên).

Các cha mẹ học sinh "khéo" hơn có thể "đẩy" con mình tới một điểm trung bình lớp 12 rất cao, và từ đó có ưu thế rất lớn trong điểm tốt nghiệp cũng như nếu căn cứ vào điểm này để xét tuyển vào đại học, bất chấp điểm thi tốt nghiệp của học sinh có thấp tới đâu (miễn là trên điểm "liệt" : 2/20 hay là 1 trên thang điểm 10 cũ)
Video: Hội đồng thi tốt nghiệp chỉ có một thí sinh



Và bây giờ nếu Dự thảo được thông qua, một kịch bản này có lẽ sẽ tới: Gần hai ngàn rưởi trường cấp 3 trên toàn quốc sẽ vào cuộc đua vĩ đại với vô số các thước đo khác nhau để chọn ra các bạn học sinh có ưu thế hơn khi xét tốt nghiệp nhờ thành tích mang tính “địa phương” của mình.
Kỳ thi quốc gia 2015
Thạc sỹ Kim Ngọc Minh cho rằng việc chỉ tính điểm học tập lớp 12 sẽ khiến cho các địa phương chạy theo thành tích 
Khi đó sẽ có khả năng rất nhiều học sinh tốt nghiệp "ngon ơ", từ đó có ưu thế hơn nếu là căn cứ xét tuyển vào đại học, nhờ…phụ huynh “khéo” và thầy cô “thương”.

Liệu với chính sách này, Cục hay rộng hơn là Bộ có cách kiểm soát nào để việc "đánh giá quá trình" là đồng đều và tin cậy được ở các lớp, các trường, các địa phương khác nhau?

Liệu một học sinh tốt nghiệp THPT (và có thể được vào Đại học) với 4 điểm 3 (thậm chí là 4 điểm 2) trong kì thi tốt nghiệp, có xứng đáng không?”.
Cả nước mưa giông trong 2 ngày thi Tốt nghiệp cấp 3



Cuối phần góp ý, thạc sỹ Kim Ngọc Minh cũng mong muốn nhận được những phản hồi về những góp ý của mình.

Kim Ngọc Minh
Bình luận
vtcnews.vn