(VTC News) - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đồng tình, sẽ có lộ trình dung hòa giữa hai cái Tết để phù hợp hơn trong thời hội nhập.
Chuyên đề Sẽ đến lúc đón Tết cổ truyền theo dương lịch trên báo VTC News khởi đầu bằng quan điểm của Giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ rất nhiều độc giả.
Để có cái nhìn nhiều chiều, VTC News xin đăng tải ý kiến của Dịch giả, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
Sẽ dung hòa giữa hai cái Tết
Tết là dịp đặc biệt của mỗi con người, mỗi quốc gia. Con người căn cứ vào vòng xoay của trái đất mà định ra bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và Tết chính là điểm dừng khi điểm cuối gặp lại điểm đầu, bắt đầu một vòng xoay mới của vũ trụ.
Cái dịp mà ta gọi là Tết ấy còn được lấy làm quãng thời gian nghỉ ngơi của một chu kỳ sinh học, xét tính chất đó – đông, tây đều gặp nhau cả.
Chỉ có khác, ở những nước đi lên từ nền văn minh lúa nước như Việt Nam, chúng ta dựa theo thời lịch nông nghiệp. Đó là khi đã cấy hái xong, nông nhàn, người dân có thể nghỉ ngơi dài ngày.
Theo chiều dài của lịch sử, đến thời hiện đại, Tết vẫn là dịp thiêng liêng. Những ngày Tết là dịp con cháu sum vầy sau một năm bận rộn làm ăn khắp mọi miền; là đạo lý nhớ tới ông bà, cha mẹ, tổ tiên; là dịp ngồi tổng kết lại năm cũ và mở ra một năm mới nhiều ước vọng.
Có một vài ý kiến cho rằng chúng ta nên bỏ Tết ta mà ăn theo Tết tây, hay gộp hai cái Tết làm một như một số nước trong khu vực đã làm.
Nhưng bản thân tôi nghĩ, chúng ta ăn Tết theo lịch mặt trăng – bởi đó là dấu vết, là nguồn cội của một nền sản xuất nông nghiệp, không nên xóa sạch những ý nghĩa đó để thay bằng Tết dương lịch.
Còn một luồng ý kiến cho rằng chúng ta nên ăn Tết ta ngắn lại, và dung hòa giữa hai cái Tết để phù hợp hơn trong thời hội nhập. Tôi đồng ý với quan điểm sẽ có một sự chuyển dịch dần, để cân bằng hơn giữa hai cái Tết, sẽ là một lộ trình, thuận theo sự phát triển và xu thế hòa nhập của đất nước với bạn bè quốc tế.
Nhưng dù có thế nào, Tết ta vẫn nhất định phải giữ, giữ bằng được, bởi đó không chỉ là nguồn cội, còn là bản sắc, là văn hóa dân tộc.
Tôi nghĩ rằng, quá trình chuyển dịch sẽ diễn ra một cách tự nhiên nhất, trong những năm tới. Đây là quá trình thay đổi tiệm tiến chứ không phải ngay lập tức. Người ta có thể ra lệnh cấm pháo, nhưng không thể dùng biện pháp hành chính để ngay lập tức xóa bỏ hay cắt ngắn bớt thời gian nghỉ Tết ta.
Và bên cạnh sự phát triển kinh tế, hòa nhập với bạn bè thế giới chúng ta còn cần hoàn thiện hệ thống giao thông hiện đại, để việc di chuyển thuận lợi hơn, thì cái Tết mới bớt đi sự ‘nặng nề’.
Nếu để ý sẽ thấy, Tết là một cuộc di chuyển lớn, và người ta tốn kém, vất vả, mất thời gian nhiều cho việc di chuyển. Như một đạo lý truyền thống của người Việt, dù buôn bán ngược xuôi khắp trong Nam ngoài Bắc hay làm ăn phương xa, ngày Tết vẫn phải về nhà, thăm nom cha mẹ, sửa soạn bàn thờ tổ tiên…
Thế nên với hệ thống hạ tầng giao thông của chúng ta hiện nay, để những người làm ăn xa có được một chuyến về quê đã tất bật mất máy ngày chuẩn bị, di chuyển, nếu ngay lập tức cắt ngắn ngày nghỉ Tết ta xuống sẽ không hợp lý.
Khi xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao, hệ thống giao thông trở nên thuận lợi, thì tự bản thân Tết ta sẽ trở nên nhẹ nhàng chứ không còn quá nặng nề. Lúc đó cái Tết tây cũng được chú trọng hơn, có thể nghỉ dài thêm 1, 2 ngày, mà cái Tết ta vẫn được giữ truyền thống.
Đã bắt đầu có sự chuyển dịch
Chưa thật sự rõ ràng, nhưng một vài năm trở lại đây, sự chuyển dịch theo xu thế hòa nhập với bạn bè thế giới đã diễn ra.
Những ngày lễ của phương tây du nhập vào như Noel, Valentine…đều được một bộ phận dân cư trẻ tuổi tiếp nhận rất cởi mở. Họ đi chơi, mua sắm, coi đó là những dịp đặc biệt.
Khi đó, lễ Giáng sinh không còn tính chất tôn giáo nữa, mà ranh giới đã bị xóa đi, chỉ còn yếu tố con người.
Rồi đến ngày Tết dương lịch, giới trẻ lại háo hức đếm ngược thời gian chào đón năm mới cùng với nhiều nước trên thế giới. Và khi đó, những người trẻ của chúng ta đã trở thành những công dân toàn cầu.
Trước đây khi kinh tế khó khăn, người ta nói ‘no ba ngày Tết’, có thể quanh năm ăn đói, nhưng ngày Tết phải có lạng thịt, con gà cúng ông bà, tổ tiên. Nhưng giờ đây, kinh tế phát triển, thay bằng cái ăn, là cái chơi.
Thậm chí người trẻ hiện đại thường có xu hướng đi du lịch nước ngoài ngày nghỉ Tết, khác hẳn thể hệ trước đây. Đó là tín hiệu đáng mừng, bởi con người thời đại này luôn luôn được cổ vũ đi.
Từ trong sâu thẳm, họ vẫn có cái cuống nhau văn hóa để nối với gia đình, dòng tộc, quê hương, nhưng không quá nặng nề bằng những hình thức như trước nữa.
Sự chuyển đổi từ truyền thống, từ dân tộc sang thế giới, sang hiện đại như vậy vừa là tất yếu, phù hợp với hoàn cảnh sống mỗi thời.
Độc giả có suy nghĩ gì về ý tưởng này? Hãy gửi phản hồi cho chúng tôi vào ô thảo luận phía cuối bài viết.
An Yên (ghi lại)
Chuyên đề Sẽ đến lúc đón Tết cổ truyền theo dương lịch trên báo VTC News khởi đầu bằng quan điểm của Giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ rất nhiều độc giả.
Để có cái nhìn nhiều chiều, VTC News xin đăng tải ý kiến của Dịch giả, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
Sẽ dung hòa giữa hai cái Tết
Dịch giả, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên |
Cái dịp mà ta gọi là Tết ấy còn được lấy làm quãng thời gian nghỉ ngơi của một chu kỳ sinh học, xét tính chất đó – đông, tây đều gặp nhau cả.
Chỉ có khác, ở những nước đi lên từ nền văn minh lúa nước như Việt Nam, chúng ta dựa theo thời lịch nông nghiệp. Đó là khi đã cấy hái xong, nông nhàn, người dân có thể nghỉ ngơi dài ngày.
Theo chiều dài của lịch sử, đến thời hiện đại, Tết vẫn là dịp thiêng liêng. Những ngày Tết là dịp con cháu sum vầy sau một năm bận rộn làm ăn khắp mọi miền; là đạo lý nhớ tới ông bà, cha mẹ, tổ tiên; là dịp ngồi tổng kết lại năm cũ và mở ra một năm mới nhiều ước vọng.
Có một vài ý kiến cho rằng chúng ta nên bỏ Tết ta mà ăn theo Tết tây, hay gộp hai cái Tết làm một như một số nước trong khu vực đã làm.
Nhưng bản thân tôi nghĩ, chúng ta ăn Tết theo lịch mặt trăng – bởi đó là dấu vết, là nguồn cội của một nền sản xuất nông nghiệp, không nên xóa sạch những ý nghĩa đó để thay bằng Tết dương lịch.
Còn một luồng ý kiến cho rằng chúng ta nên ăn Tết ta ngắn lại, và dung hòa giữa hai cái Tết để phù hợp hơn trong thời hội nhập. Tôi đồng ý với quan điểm sẽ có một sự chuyển dịch dần, để cân bằng hơn giữa hai cái Tết, sẽ là một lộ trình, thuận theo sự phát triển và xu thế hòa nhập của đất nước với bạn bè quốc tế.
Nhưng dù có thế nào, Tết ta vẫn nhất định phải giữ, giữ bằng được, bởi đó không chỉ là nguồn cội, còn là bản sắc, là văn hóa dân tộc.
Sẽ có một sự chuyển dịch dần, để cân bằng hơn giữa hai cái Tết |
Và bên cạnh sự phát triển kinh tế, hòa nhập với bạn bè thế giới chúng ta còn cần hoàn thiện hệ thống giao thông hiện đại, để việc di chuyển thuận lợi hơn, thì cái Tết mới bớt đi sự ‘nặng nề’.
Nếu để ý sẽ thấy, Tết là một cuộc di chuyển lớn, và người ta tốn kém, vất vả, mất thời gian nhiều cho việc di chuyển. Như một đạo lý truyền thống của người Việt, dù buôn bán ngược xuôi khắp trong Nam ngoài Bắc hay làm ăn phương xa, ngày Tết vẫn phải về nhà, thăm nom cha mẹ, sửa soạn bàn thờ tổ tiên…
Thế nên với hệ thống hạ tầng giao thông của chúng ta hiện nay, để những người làm ăn xa có được một chuyến về quê đã tất bật mất máy ngày chuẩn bị, di chuyển, nếu ngay lập tức cắt ngắn ngày nghỉ Tết ta xuống sẽ không hợp lý.
Khi xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao, hệ thống giao thông trở nên thuận lợi, thì tự bản thân Tết ta sẽ trở nên nhẹ nhàng chứ không còn quá nặng nề. Lúc đó cái Tết tây cũng được chú trọng hơn, có thể nghỉ dài thêm 1, 2 ngày, mà cái Tết ta vẫn được giữ truyền thống.
Đã bắt đầu có sự chuyển dịch
Chưa thật sự rõ ràng, nhưng một vài năm trở lại đây, sự chuyển dịch theo xu thế hòa nhập với bạn bè thế giới đã diễn ra.
Những ngày lễ của phương tây du nhập vào như Noel, Valentine…đều được một bộ phận dân cư trẻ tuổi tiếp nhận rất cởi mở. Họ đi chơi, mua sắm, coi đó là những dịp đặc biệt.
Khi đó, lễ Giáng sinh không còn tính chất tôn giáo nữa, mà ranh giới đã bị xóa đi, chỉ còn yếu tố con người.
Lễ hội đếm ngược thời gian đón Giao thừa theo dương lịch thu hút đông đảo người tham gia |
Trước đây khi kinh tế khó khăn, người ta nói ‘no ba ngày Tết’, có thể quanh năm ăn đói, nhưng ngày Tết phải có lạng thịt, con gà cúng ông bà, tổ tiên. Nhưng giờ đây, kinh tế phát triển, thay bằng cái ăn, là cái chơi.
Thậm chí người trẻ hiện đại thường có xu hướng đi du lịch nước ngoài ngày nghỉ Tết, khác hẳn thể hệ trước đây. Đó là tín hiệu đáng mừng, bởi con người thời đại này luôn luôn được cổ vũ đi.
Từ trong sâu thẳm, họ vẫn có cái cuống nhau văn hóa để nối với gia đình, dòng tộc, quê hương, nhưng không quá nặng nề bằng những hình thức như trước nữa.
Sự chuyển đổi từ truyền thống, từ dân tộc sang thế giới, sang hiện đại như vậy vừa là tất yếu, phù hợp với hoàn cảnh sống mỗi thời.
Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch?
|
An Yên (ghi lại)
Bình luận