(VTC News) - Đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải có quy định chặt chẽ trong Luật tổ chức Chính phủ để không làm phình to bộ máy, lạm phát cấp phó.
Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, tồn tại lớn nhất của nền hành chính hiện nay là không rõ ràng về trách nhiệm của bộ máy công vụ.
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, tồn tại lớn nhất của nền hành chính hiện nay là không rõ ràng về trách nhiệm của bộ máy công vụ.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) |
“Phải rõ cái gì Chính phủ làm, cái gì địa phương làm. Hiện nay vấn đề này chưa rành mạch. Vì vậy, đề nghị Luật phải thiết kế lại theo hướng làm rõ chính quyền địa phương làm gì, chịu trách nhiệm gì; chính quyền Trung ương (Chính phủ) làm gì, chịu trách nhiệm gì. Những gì địa phương làm thì Chính phủ chỉ kiểm tra, giám sát”, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng luật này cần phải quy định chặt chẽ để “Chính phủ có muốn thêm chức, thêm ghế, thêm cấp là không được”.
“Tôi thấy rằng ở các nước đẻ ra một cái ghế, một cái chức là không có tiền chi lương còn ở ta thì bao nhiêu cũng có tiền trả lương là sao?”, đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn đặt câu hỏi.
Vị đại biểu này cũng lấy ra ví dụ khi làm việc ở các phát triển, việc muốn thêm một vị trí tại trường đại học công nhưng ngân sách chưa duyệt là không thực hiện được.
“Nước ngoài họ chặt chẽ như vậy cơ mà”, đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (An Giang) yêu cầu lần sửa luật này phải làm rõ trách nhiệm của sự phân cấp. Trong đó, luật cần làm rõ chế tài xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu cấp dưới khi không thực thi đúng trách nhiệm mà Chính phủ giao.
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, mục tiêu là phải xây dựng Chính phủ gọn nhẹ, năng động.
“Những gì có thể quy định được ngay trong luật như số bộ, tên gọi bộ, số lượng, tên gọi các cơ quan ngang bộ thì cần quy định luôn để tránh việc phình to sau này. Quy định rõ trách nhiệm tham mưu Chính phủ từng nội dung của các bộ ngành”, đại biểu An đề xuất.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) cũng cho rằng, cần quy định rõ cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ trong luật.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng đề nghị số lượng bộ, các cơ quan ngang bộ thì phải trình Quốc hội quyết định.
Nhiều đại biểu khác cũng cùng đưa ra đề xuất để khắc phục tình trạng lạm phát cấp phó hiện nay, cần quy định rõ số lượng cấp phó ngay trong luật và tăng rõ quyền hạn của Thủ tướng đối với bổ nhiệm cấp phó ngay trong luật.
Vấn đề quyền hạn của Thủ tướng cũng là vấn đề các đại biểu quan tâm. Đại biểu Bùi Thị An cũng đề nghị cần ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng để Thủ tướng tăng tính trách nhiệm trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng luật này cần phải quy định chặt chẽ để “Chính phủ có muốn thêm chức, thêm ghế, thêm cấp là không được”.
“Tôi thấy rằng ở các nước đẻ ra một cái ghế, một cái chức là không có tiền chi lương còn ở ta thì bao nhiêu cũng có tiền trả lương là sao?”, đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn đặt câu hỏi.
Vị đại biểu này cũng lấy ra ví dụ khi làm việc ở các phát triển, việc muốn thêm một vị trí tại trường đại học công nhưng ngân sách chưa duyệt là không thực hiện được.
“Nước ngoài họ chặt chẽ như vậy cơ mà”, đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh.
|
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, mục tiêu là phải xây dựng Chính phủ gọn nhẹ, năng động.
“Những gì có thể quy định được ngay trong luật như số bộ, tên gọi bộ, số lượng, tên gọi các cơ quan ngang bộ thì cần quy định luôn để tránh việc phình to sau này. Quy định rõ trách nhiệm tham mưu Chính phủ từng nội dung của các bộ ngành”, đại biểu An đề xuất.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) cũng cho rằng, cần quy định rõ cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ trong luật.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng đề nghị số lượng bộ, các cơ quan ngang bộ thì phải trình Quốc hội quyết định.
Nhiều đại biểu khác cũng cùng đưa ra đề xuất để khắc phục tình trạng lạm phát cấp phó hiện nay, cần quy định rõ số lượng cấp phó ngay trong luật và tăng rõ quyền hạn của Thủ tướng đối với bổ nhiệm cấp phó ngay trong luật.
Vấn đề quyền hạn của Thủ tướng cũng là vấn đề các đại biểu quan tâm. Đại biểu Bùi Thị An cũng đề nghị cần ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng để Thủ tướng tăng tính trách nhiệm trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) |
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, về quyền hạn của Thủ tướng, thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua cơ quan đại chúng về những vấn đề quan trọng.
“Cần làm rõ những vấn đề quan trọng là gì, không nên chỉ chép lại nội dung trong Hiến pháp”, ông Lợi nói.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng đề nghị cần ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cả về hành pháp, kinh tế. Quyền hạn của Chính phủ với các địa phương cũng cần quy định rõ ràng hơn. “Cần quy định rõ hơn về phân cấp của Chính phủ đối với địa phương, cơ sở; bảo đảm tính chủ động của địa phương”.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề xuất khi Chủ tịch UBND các tỉnh thành ban hành các văn bản, chính sách hoặc có hành vi làm xâm phạm đến lợi ích của đất nước thì Thủ tướng có quyền đình chỉ mà không chờ phải xem xét có trái với Hiến pháp hay không.
“Cần làm rõ những vấn đề quan trọng là gì, không nên chỉ chép lại nội dung trong Hiến pháp”, ông Lợi nói.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng đề nghị cần ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cả về hành pháp, kinh tế. Quyền hạn của Chính phủ với các địa phương cũng cần quy định rõ ràng hơn. “Cần quy định rõ hơn về phân cấp của Chính phủ đối với địa phương, cơ sở; bảo đảm tính chủ động của địa phương”.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề xuất khi Chủ tịch UBND các tỉnh thành ban hành các văn bản, chính sách hoặc có hành vi làm xâm phạm đến lợi ích của đất nước thì Thủ tướng có quyền đình chỉ mà không chờ phải xem xét có trái với Hiến pháp hay không.
Phạm Thịnh
Bình luận