(VTC News) – Đại diện Bộ Tư pháp cho biết dù phải bồi thường hơn 500 tỷ đồng nhưng hiện nay cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình vẫn chưa thi hành án.
Chiều 17/4, Đại diện Bộ Tư pháp trả lời về nhiều vấn đề trong việc thi hành án hiện nay trong đó có vụ việc tại Vinashin.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc bồi hoàn tiền trong vụ án Vinashin, ông Hoàng Sỹ Thành – Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự cho biết: “Đến nay ông Phạm Thanh Bình chưa thi hành án được đồng nào. Những tài sản của ông Bình đang được kê biên để xử lý. Sau này, các tài sản đó sẽ tiến hành các thủ tục định giá, bán đấu giá để lấy tiền đó thi hành án cho ông Bình”.
Bên cạnh đó, ông Thành cũng cho biết các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh những tài sản khác của ông Bình.
“Còn trong vụ Vinashin, các phạm nhân cũng mới chỉ thi hành được mấy chục tỷ đồng”, Vị Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự thông tin thêm.
Trước đó, theo bản án hình sự số 454/2012 của Tòa phúc thẩm TAND thì Phạm Thanh Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nhận mức án 20 năm tù và mức tiền bồi thường thiệt hại hơn 500 tỷ đồng.
Ông Trần Văn Liêm (nguyên Tổng giám đốc Công ty viễn dương Vinashin) nhận mức án 19 năm tù, bồi thường hơn 495 tỷ đồng; Tô Nghiêm (nguyên Giám đốc Công ty công nghiệp tàu thủy Cái Lân) 18 năm tù, bồi thường 16 tỷ đồng.
Các ông Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ tàu thủy Hoàng Anh) nhận mức án 16 năm tù, bồi thường 14 tỷ đồng; Trần Quang Vũ (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Triệu) 11 năm tù, bồi thường thiệt hại trên 25,4 tỷ đồng, đã nộp 1 tỷ đồng; Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) 10 năm tù và phải bồi thường cho Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh 14 tỷ đồng; Nguyễn Tuấn Dương (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long) 3 năm tù và phải bồi thường cho Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long gần 25 tỷ đồng.
Theo quyết định của Bản án 454/2012 thì 6 công ty được thi hành án là Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin; Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh; Công ty TNHH MTV tàu thủy Cái Lân; Công ty TNHH MTV điện Cái Lân; Công ty TNHH MTV Nam Triệu; Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long.
Tuy nhiên đây là khoản doanh nghiệp nhà nước được bồi thường (tài sản thuộc sở hữu nhà nước) nên để tránh thất thoát tài sản của nhà nước, các doanh nghiệp cần làm đơn yêu cầu thi hành án.
Chiều 17/4, Đại diện Bộ Tư pháp trả lời về nhiều vấn đề trong việc thi hành án hiện nay trong đó có vụ việc tại Vinashin.
Ông Hoàng Sỹ Thành – Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự |
Bên cạnh đó, ông Thành cũng cho biết các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh những tài sản khác của ông Bình.
“Còn trong vụ Vinashin, các phạm nhân cũng mới chỉ thi hành được mấy chục tỷ đồng”, Vị Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự thông tin thêm.
Trước đó, theo bản án hình sự số 454/2012 của Tòa phúc thẩm TAND thì Phạm Thanh Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nhận mức án 20 năm tù và mức tiền bồi thường thiệt hại hơn 500 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Thanh Bình (ở giữa) và các đồng phạm |
Các ông Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ tàu thủy Hoàng Anh) nhận mức án 16 năm tù, bồi thường 14 tỷ đồng; Trần Quang Vũ (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Triệu) 11 năm tù, bồi thường thiệt hại trên 25,4 tỷ đồng, đã nộp 1 tỷ đồng; Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) 10 năm tù và phải bồi thường cho Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh 14 tỷ đồng; Nguyễn Tuấn Dương (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long) 3 năm tù và phải bồi thường cho Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long gần 25 tỷ đồng.
Theo quyết định của Bản án 454/2012 thì 6 công ty được thi hành án là Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin; Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh; Công ty TNHH MTV tàu thủy Cái Lân; Công ty TNHH MTV điện Cái Lân; Công ty TNHH MTV Nam Triệu; Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long.
Tuy nhiên đây là khoản doanh nghiệp nhà nước được bồi thường (tài sản thuộc sở hữu nhà nước) nên để tránh thất thoát tài sản của nhà nước, các doanh nghiệp cần làm đơn yêu cầu thi hành án.
Clip: Dương Chí Dũng cam đoan bán mọi thứ để bồi thường
Trước đó, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ngành có liên quan như Văn phòng Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP Hải Phòng và các đơn vị liên quan khác để trao đổi, bàn biện pháp chỉ đạo tổ chức thi hành bản án.
Đại diện Bộ Tư pháp cũng thông tin, trong vụ việc này, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có công văn yêu cầu Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khẩn trương chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc quyền quản lý có quyền lợi được bồi thường phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ án Vinashin cần có đơn yêu cầu thi hành án.
Sau rất nhiều công văn hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, trong số 6 doanh nghiệp trên chỉ có 2 doanh nghiệp làm đơn yêu cầu thi hành án là Công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin.
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh không làm đơn yêu cầu thi hành án với lý do: Hội đồng quản trị và hội đồng cổ đông công ty cho biết Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh không bị thiệt hại và không yêu cầu ông Bình, ông Tuyên, ông Côn phải bồi thường số tiền trên 34,8 tỷ đồng theo quyết định của bản án.
Làm rõ hơn việc này, ông Hoàng Sỹ Thành giải thích vấn đề này thuộc dạng án theo đơn. Các doanh nghiệp muốn được thi hành án thì phải có đơn yêu cầu. Đây không phải án chủ động nên không thể làm ngay để thu hồi tiền cho ngân sách nhà nước.
“Việc này, chúng tôi đã họp với Bộ GTVT, mời các doanh nghiệp đó nên để trao đổi. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty Hoàng Anh đã có văn bản báo cáo lên các cơ quan chức năng và cho rằng doanh nghiệp không bị thiệt hại và không yêu cầu phải bồi thường”, ông Thành chia sẻ.
Phạm Thinh
Bình luận