(VTC News) - Cho rằng các nghị quyết đưa ra đều rất hay, nhưng việc triển khai thực hiện lại chậm, đại biểu Nguyễn Thái Học đặt câu hỏi "Chính phủ lắng nghe điều gì ở dân?".
Sáng 8/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chỉ ra một thực trạng là tình hình tham nhũng ngày càng có diễn biến phức tạp nhưng công tác điều tra, phát hiện tội phạm này càng giảm.
Cụ thể báo cáo tình hình tham nhũng tăng cao nhưng phát hiện tội tham nhũng giảm 29 vụ, tức là giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước.
“Phải chăng chúng ta chưa vạch được bức màn tham nhũng. Có những cái Quốc hội phát hiện rất đúng nhưng khi triển khai lại không đạt như ý muốn. Phải làm như nói thì dân mới tin”, ông Học nhấn mạnh.
Liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, ông Học chỉ ra có những chủ trương đưa ra rất đúng nhưng khi làm, khi triển khai lại rất kém và không hiệu quả. Đơn cử như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng ưu đãi cho người thu nhập thấp mua nhà đến nay mới giải ngân được 20%.
Hay nguồn vốn 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ. Mặc dù Chính phủ rất quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện, thế nhưng theo báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tại phiên khai mạc thì đến nay. Thế nhưng đến nay mới giải ngân xong 2 tàu đóng mới. Mấy ngày gần đây, báo chí nêu thêm một số tàu tại tỉnh Ninh Thuận cũng được giải ngân.
"Vì sao một chủ trương khi Quốc hội bàn thống nhất nhận được sự đồng tình ủng hộ của ngư dân, của nhân dân, nhưng khi triển khai thực hiện thì chậm như thế?", ông Học đặt câu hỏi.
Nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế hiện nay vẫn chủ yếu là tăng trưởng về số lượng chứ chưa có biến chuyển về chất lượng, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) chỉ ra dù đã cố gắng nhưng tình hình nợ xấu vẫn còn nguyên và đang là gánh nặng cho nền kinh tế.
“Nợ xấu chưa được xử lý theo cơ chế thị trường. Trong 3 năm qua, công ty quản lý tài sản mới bán được 2/3 tổng số nợ xấu. Biết bao giờ mới giải quyết được hàng trăm ngàn tỉ đồng nợ xấu”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa đề xuất, tư duy, phương pháp xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc thị trường, gắn với giải quyết thị trường bất động sản để tránh ảo tưởng. Giải quyết nợ công phải bằng các giải pháp quản lý nợ công đúng pháp luật và có tầm nhìn. Nâng cấp khu vực doanh nghiệp trong nước phải được bắt đầu từ xây dựng công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chất lượng cao.
Một trong những nội dung khác cũng làm "nóng" phiên thảo luận sáng nay là vấn đề nông sản của nông dân.
Đại biểu Đỗ Văn Đương, dẫn lại một thực tế trong sản xuất nông sản hiện nay là nông dân cứ sản xuất, mà không có thị trường tiêu thụ.
Chúng ta đã quá đau đớn với bài học nông dân làm theo phong trào để rồi bán nhà cửa để trả nợ. Khi thì dưa hấu, hành tím, giờ là đến cây mắc ca mà nhiều người nuôi giấc mộng đổi đời. Liệu cây mắc ca có chung cảnh ngộ với dưa hấu và hành tím. Đó là hậu quả của tâm lý ăn xổi.
Đại biểu Đương cũng cho rằng, ruộng đồng của chúng ta màu mỡ nhưng lại không được sử dụng đúng đắn. Nhiều nước biến hoang mạc thành diện tích đất màu mỡ, nhưng ở Việt Nam lại ngược lại, ruộng đồng màu mỡ lại bị biến thành hoang mạc.
"Trách nhiệm này thuộc về ai, về bà con nông dân hay chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước?", ông Đương đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, đại biểu Lê Thị Công (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, tình hình kinh tế cuối năm 2014, đầu năm 2015 đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ mua máy móc nhưng vẫn chưa có nhiều tác dụng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi liên doanh với bà con nông dân.
Châu Anh
Sáng 8/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chỉ ra một thực trạng là tình hình tham nhũng ngày càng có diễn biến phức tạp nhưng công tác điều tra, phát hiện tội phạm này càng giảm.
Đại biểu Nguyễn Thái Học |
“Phải chăng chúng ta chưa vạch được bức màn tham nhũng. Có những cái Quốc hội phát hiện rất đúng nhưng khi triển khai lại không đạt như ý muốn. Phải làm như nói thì dân mới tin”, ông Học nhấn mạnh.
Liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, ông Học chỉ ra có những chủ trương đưa ra rất đúng nhưng khi làm, khi triển khai lại rất kém và không hiệu quả. Đơn cử như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng ưu đãi cho người thu nhập thấp mua nhà đến nay mới giải ngân được 20%.
Hay nguồn vốn 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ. Mặc dù Chính phủ rất quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện, thế nhưng theo báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tại phiên khai mạc thì đến nay. Thế nhưng đến nay mới giải ngân xong 2 tàu đóng mới. Mấy ngày gần đây, báo chí nêu thêm một số tàu tại tỉnh Ninh Thuận cũng được giải ngân.
"Vì sao một chủ trương khi Quốc hội bàn thống nhất nhận được sự đồng tình ủng hộ của ngư dân, của nhân dân, nhưng khi triển khai thực hiện thì chậm như thế?", ông Học đặt câu hỏi.
Nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế hiện nay vẫn chủ yếu là tăng trưởng về số lượng chứ chưa có biến chuyển về chất lượng, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) chỉ ra dù đã cố gắng nhưng tình hình nợ xấu vẫn còn nguyên và đang là gánh nặng cho nền kinh tế.
“Nợ xấu chưa được xử lý theo cơ chế thị trường. Trong 3 năm qua, công ty quản lý tài sản mới bán được 2/3 tổng số nợ xấu. Biết bao giờ mới giải quyết được hàng trăm ngàn tỉ đồng nợ xấu”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa đề xuất, tư duy, phương pháp xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc thị trường, gắn với giải quyết thị trường bất động sản để tránh ảo tưởng. Giải quyết nợ công phải bằng các giải pháp quản lý nợ công đúng pháp luật và có tầm nhìn. Nâng cấp khu vực doanh nghiệp trong nước phải được bắt đầu từ xây dựng công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chất lượng cao.
Một trong những nội dung khác cũng làm "nóng" phiên thảo luận sáng nay là vấn đề nông sản của nông dân.
Đại biểu Đỗ Văn Đương, dẫn lại một thực tế trong sản xuất nông sản hiện nay là nông dân cứ sản xuất, mà không có thị trường tiêu thụ.
Chúng ta đã quá đau đớn với bài học nông dân làm theo phong trào để rồi bán nhà cửa để trả nợ. Khi thì dưa hấu, hành tím, giờ là đến cây mắc ca mà nhiều người nuôi giấc mộng đổi đời. Liệu cây mắc ca có chung cảnh ngộ với dưa hấu và hành tím. Đó là hậu quả của tâm lý ăn xổi.
Đại biểu Đương cũng cho rằng, ruộng đồng của chúng ta màu mỡ nhưng lại không được sử dụng đúng đắn. Nhiều nước biến hoang mạc thành diện tích đất màu mỡ, nhưng ở Việt Nam lại ngược lại, ruộng đồng màu mỡ lại bị biến thành hoang mạc.
"Trách nhiệm này thuộc về ai, về bà con nông dân hay chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước?", ông Đương đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, đại biểu Lê Thị Công (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, tình hình kinh tế cuối năm 2014, đầu năm 2015 đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ mua máy móc nhưng vẫn chưa có nhiều tác dụng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi liên doanh với bà con nông dân.
Châu Anh
Bình luận