Jason Fields, nhà báo của Reuters cho rằng, các tàu sân bay đang đứng trước nguy cơ 'tuyệt chủng' vì quá đắt đỏ và nhiệm vụ của chúng có thể thay thế bằng phương pháp tiết kiệm hơn.
Hiện nay, Mỹ là quốc gia có nhiều tàu sân bay nhất thế giới. Nếu tính về tàu sân bay cỡ lớn, quân đội Mỹ sở hữu số lượng nhiều gấp 10 lần so với các nước còn lại có tàu sân bay.
Nga, với lực lượng hải quân đông đảo các tàu nổi, tàu ngầm nhưng chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất. Hơn nữa, đây là còn tàu loại cũ, hiếm khi hoạt động liên tục quá 6 tháng trên biển và thường mất nhiều thời gian để chuẩn bị hơn ra triển khai hoạt động.
Trong khi đó, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay cũng mới đi vào hoạt động và cũng là hàng 'thải' từ Ukraine tân trang lại.
Video sát thủ tàng hình không người lái của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay
Ngoài ra, các quốc gia có thể triển khai máy bay trên biển còn lại là Ấn Độ, Italia và Pháp. Hải quân Hoàng gia Anh cũng có tàu sân bay nhưng không sở hữu các máy bay có thể cất cánh trên tàu này kể từ khi cho chiến cơ Harrier 'nghỉ hưu' để tiết kiệm ngân sách.
Đội tàu sân bay lớn nhất trên thế giới hiện nay là của Mỹ, với 10 tàu sân bay cỡ lớn với lực lượng máy bay có khả năng triển khai không bao giờ dưới 60 chiếc. Hiện nay, Washington đang có kế hoạch xây dựng chiếc tàu sân bay thứ 11, tuy nhiên quá trình này chưa hoàn tất.
Ngoài 10 tàu cỡ lớn, Mỹ còn có hơn 10 tàu sân bay cỡ nhỏ, dùng để triển khai các máy bay lên thẳng như V-22 Osprey, Harrier hay trực thăng.
Rõ ràng, Washington tin rằng những tàu sân bay của mình là mấu chốt trong chiến lược quân sự quốc gia, chúng giúp quân đội Mỹ có thể nhanh chóng triển khai đến mọi khu vực trên thế giới một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhà báo Jason Fields cho rằng, nếu những cỗ máy khổng lồ trị giá nhiều tỷ USD này có thể rơi vào nguy cơ 'tuyệt chủng' dó khả năng thay thế nhiệm vụ từ các tên lửa giá chỉ vài triệu USD.
Bình luận