• Zalo

Phá giá Nhân dân tệ, doanh nghiệp Việt ai cười, ai khóc?

Kinh tế Thứ Sáu, 14/08/2015 06:40:00 +07:00Google News

Sẽ có khá nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của việc giảm giá đồng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc mới đây.

Sẽ có khá nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của việc giảm giá đồng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc mới đây.

Diễn biến mới đây từ nền kinh tế Trung Quốc đang là tâm điểm của cả thị trường khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc quyết định điều chỉnh giảm tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ (CNY) so với đồng Đô la Mỹ (USD) xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng nhanh chóng tăng biên độ tỷ giá từ +/- 1% lên +/- 2% nhằm đối phó với quyết định phá giá này.

Mặc dù từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã phải chịu ảnh hưởng từ việc điều chỉnh tỷ giá tăng 2%, nhưng sự việc lần này sẽ còn tác động tiêu cực hơn đến những doanh nghiệp Việt Nam.

Việc phá giá đồng CNY sẽ khiến thâm hụt thương của Việt Nam trở nên trầm trọng hơn. HSC ước tính sự giảm giá 1% của đồng CNY sẽ làm tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thêm 0,6-0,8%.

Xung quanh vấn đề này, BSC cho biết ngoài nhóm nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và thương mại có khả năng được hưởng lợi thì có 3 nhóm ngành chính sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực:

(1)    Nhóm ngành cạnh tranh xuất khẩu

(2)    Nhóm ngành Nhập khẩu

(3)    Nhóm ngành nguyên vật liệu thô

Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu mũi nhọn là dệt may, mặc dù chi phí đầu vào cũng sẽ giảm tương ứng nhờ Nhân dân tệ giảm giá (40% nguyên liệu nhập khẩu là từ Trung Quốc) nhưng tính cạnh tranh ở các thị trường chủ lục là Mỹ và EU lại tăng lên đáng kể. Đồng tiền mất giá góp phần khiến Trung Quốc củng cố vị trí số 1 của ngành Dệt may thế giới.

Tương tự như ngành dệt may, các doanh nghiệp xuất khẩu Thủy sản cũng sẽ phải đổi mặt với nỗi lo hàng Trung Quốc rẻ hơn, có thể cạnh tranh với hàng Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó xuất khẩu hàng may mặc chỉ tăng trưởng 10% so với mức tăng 19% năm trước.

Những ngành hàng nhập khẩu của Việt Nam đồng thời sẽ chịu sức ép cao hơn từ hàng Trung Quốc. Những ngành hàng có tỷ trọng nhập khẩu thành phẩm lớn từ Trung Quốc như sắt thép, hóa chất – phân bón, nhựa … sẽ phải đối mặt với tình trạng này.

Chỉ có nhóm nhập khẩu nguyên vật liệu và thương mại có khả năng được hưởng lợi do hàng hóa nhập từ Trung Quốc sẽ rẻ hơn.

Còn theo nhận định của MBS, việc Trung Quốc điều chỉnh tăng tỷ giá mạnh sẽ tạo áp lực điều chỉnh tỷ giá lớn đối vói Việt Nam từ giờ đến cuối năm. Nếu FED vẫn quyết định tăng lãi suất vào tháng 9 và USD tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp có khoản vay nợ nước ngoài bằng USD.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá. Việc điều chỉnh VND giảm giá so với USD cũng sẽ khiến VND giảm giá so với các ngoại tệ khác như Euro và Yen. Do đó các công ty có các khoản vay bằng ngoại tệ này cũng có khả năng chịu tác động tiêu cực.
 

Nguồn: Bizlive
Bình luận
vtcnews.vn