Lợi dụng lòng tin của người dân, các đối tượng đội lốt nhà sư, đổi pháp danh để lừa tiền nhiều lần, chiếm đoạt cả trăm triệu đồng.
Lợi dụng lòng hảo tâm
Cần tiền tiêu xài mà không muốn làm việc lương thiện, Võ Thị Quỳnh (SN 1982) và Trần Kim Thành (SN 1980), đều trú tại xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã bàn nhau giả danh nhà sư chùa Q., ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của những phật tử nhẹ dạ.
Sau đó Quỳnh cắt trọc đầu, mặc trang phục nhà chùa và tự xưng pháp danh là Diệu Ngọc, tu tại chùa Q. (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), còn Thành mặc quần áo thường giả làm phật tử tên Hương đi cùng. Mục đích của cả 2 là tìm người nào nhẹ dạ, cả tin, rồi mượn danh chùa Q. để quyên góp tiền đúc tượng Phật, xây dựng chùa rồi chiếm đoạt.
Sau một thời gian điều tra, đầu tháng 1/2016, Đội Điều tra tổng hợp, công an quận Đống Đa phối hợp với công an phường Trung Tự đã bắt giữ Quỳnh và Thành khi 2 đối tượng này đang ẩn náu tại một nhà nghỉ ở quận Hoàng Mai.
Ngày 9/1, Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 6 ngày sau đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh tạm giam đối với các đối tượng phạm tội.
Trong quá trình điều tra mở rộng, cơ quan điều tra đã phát hiện Nguyễn Thị Hiền (SN 1966, trú tại xóm 7, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) liên quan trong vụ án và triệu tập để đấu tranh.
Tại cơ quan công an, Hiền khai đã cùng với Quỳnh thực hiện nhiều vụ giả danh nhà sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những phật tử nhẹ dạ và có lòng hảo tâm công đức.
Thay đổi pháp danh để lừa đảo
Lời khai của Nguyễn Thị Hiền thể hiện, khoảng đầu tháng 12/2015, bằng thủ đoạn giả sư đi lừa đảo, Hiền liên kết với Quỳnh và Nguyễn Thị Cừa (SN 1978, trú tại xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đến nhà bà Trần Thị Ba (ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) giới thiệu là nhà sư đi quyên góp tiền đúc tượng Phật.
Tại đây, Quỳnh tự xưng là sư trụ trì chùa Q, pháp danh Diệu Ngọc, còn Hiền tự xưng là nhà sư ở Huế, pháp danh Diệu Nhân. Quỳnh nói với bà Ba rằng, do chùa Q còn nghèo, thiếu tượng Phật và chuông đồng nên cần phật tử các nơi phát tâm công đức, rồi đề nghị công đức 1 chiếc chuông đồng có giá thấp nhất là 10 triệu đồng.
Hiền thuyết phục bà Ba công đức chuông cho nhà chùa thì gia đình sẽ được bình an. Thấy cả 2 có lời nói, cử chỉ giống nhà sư, bà Ba đã tin và lấy tiền giao cho Quỳnh, Hiền.
Chưa hết, khi biết bà Ba lúc còn trẻ từng bị sảy thai, Quỳnh thuyết phục nạn nhân làm lễ cầu siêu để vong được siêu thoát với giá một khóa lễ là 4 triệu đồng. Sợ gia đình gặp họa, bà Ba nghe Quỳnh và đưa tiền cho kẻ lừa đảo để rồi nhận được lời hẹn đến chùa Q làm lễ giải hạn vào cuối tháng 12 âm lịch…
Trong quá trình lừa đảo, Quỳnh và Hiền biết bà Ba có người bạn tên là Mi cũng rất thành tâm. Vì thế, Quỳnh, Hiền và Cừa đã tìm đến nhà bà Mi ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa để lừa đảo tiếp.
Sau vụ này, Quỳnh đã thay đổi pháp danh và giới thiệu là sư trụ trì một ngôi chùa nghèo ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để cùng với Hiền lừa đảo bà Đỗ Thị Liên (trú tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân).
Quỳnh nêu lý do chùa chuẩn bị làm lễ an vị phật, thiếu tiền đúc tượng, mua đồ lễ nên đề nghị bà Liên phát tâm công đức. Vốn hay làm các việc thiện nguyện giúp người, nghe Quỳnh nói vậy, bà Liên đã tin và công đức 13 triệu đồng.
Hôm sau, Quỳnh lại bảo bà Liên công đức 22 triệu đồng để chùa làm lễ cầu bình an. Thấy điều kiện kinh tế nhà bà Liên khá giả, Quỳnh và Hiền tiếp tục “moi” bằng cách lấy lý do chùa cần kinh phí làm lễ “hô thần nhập tượng và an vị Phật”, đề nghị bà Liên công đức thêm 43,2 triệu đồng.
Theo Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa, hoạt động lừa đảo dưới hình thức giả sư đi quyên tiền đúc tượng Phật của Quỳnh cùng đồng bọn rất tinh vi, xảo quyệt và danh sách người bị hại còn nối dài.
Hiện công an quận Đống Đa đang tiếp tục làm rõ thêm hoạt động của nhóm tội phạm này và khuyến cáo mọi người dân muốn phát tâm công đức cần đến những địa chỉ cụ thể, tránh xa vào bẫy của những kẻ lừa đảo.
Nguồn: An ninh thủ đô
Lợi dụng lòng hảo tâm
Cần tiền tiêu xài mà không muốn làm việc lương thiện, Võ Thị Quỳnh (SN 1982) và Trần Kim Thành (SN 1980), đều trú tại xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã bàn nhau giả danh nhà sư chùa Q., ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của những phật tử nhẹ dạ.
Sau đó Quỳnh cắt trọc đầu, mặc trang phục nhà chùa và tự xưng pháp danh là Diệu Ngọc, tu tại chùa Q. (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), còn Thành mặc quần áo thường giả làm phật tử tên Hương đi cùng. Mục đích của cả 2 là tìm người nào nhẹ dạ, cả tin, rồi mượn danh chùa Q. để quyên góp tiền đúc tượng Phật, xây dựng chùa rồi chiếm đoạt.
Đối tượng Nguyễn Thị Hiền cùng giấy tờ và trang phục giả |
Ngày 9/1, Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 6 ngày sau đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh tạm giam đối với các đối tượng phạm tội.
Trong quá trình điều tra mở rộng, cơ quan điều tra đã phát hiện Nguyễn Thị Hiền (SN 1966, trú tại xóm 7, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) liên quan trong vụ án và triệu tập để đấu tranh.
Tại cơ quan công an, Hiền khai đã cùng với Quỳnh thực hiện nhiều vụ giả danh nhà sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những phật tử nhẹ dạ và có lòng hảo tâm công đức.
Thay đổi pháp danh để lừa đảo
Lời khai của Nguyễn Thị Hiền thể hiện, khoảng đầu tháng 12/2015, bằng thủ đoạn giả sư đi lừa đảo, Hiền liên kết với Quỳnh và Nguyễn Thị Cừa (SN 1978, trú tại xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đến nhà bà Trần Thị Ba (ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) giới thiệu là nhà sư đi quyên góp tiền đúc tượng Phật.
Tại đây, Quỳnh tự xưng là sư trụ trì chùa Q, pháp danh Diệu Ngọc, còn Hiền tự xưng là nhà sư ở Huế, pháp danh Diệu Nhân. Quỳnh nói với bà Ba rằng, do chùa Q còn nghèo, thiếu tượng Phật và chuông đồng nên cần phật tử các nơi phát tâm công đức, rồi đề nghị công đức 1 chiếc chuông đồng có giá thấp nhất là 10 triệu đồng.
Hiền thuyết phục bà Ba công đức chuông cho nhà chùa thì gia đình sẽ được bình an. Thấy cả 2 có lời nói, cử chỉ giống nhà sư, bà Ba đã tin và lấy tiền giao cho Quỳnh, Hiền.
Chưa hết, khi biết bà Ba lúc còn trẻ từng bị sảy thai, Quỳnh thuyết phục nạn nhân làm lễ cầu siêu để vong được siêu thoát với giá một khóa lễ là 4 triệu đồng. Sợ gia đình gặp họa, bà Ba nghe Quỳnh và đưa tiền cho kẻ lừa đảo để rồi nhận được lời hẹn đến chùa Q làm lễ giải hạn vào cuối tháng 12 âm lịch…
Trong quá trình lừa đảo, Quỳnh và Hiền biết bà Ba có người bạn tên là Mi cũng rất thành tâm. Vì thế, Quỳnh, Hiền và Cừa đã tìm đến nhà bà Mi ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa để lừa đảo tiếp.
Video: Giả người tu hành để xin tiền
Tại đây, Quỳnh và Cừa giới thiệu là nhà sư ở Học viện Phật giáo Việt Nam và đề nghị bà Mi học tập bà Ba, công đức 1 chiếc chuông giá 5 triệu đồng. Bà Mi nhận lời, nhưng chỉ công đức 4 triệu đồng đưa cho Hiền. Thấy vẫn có thể lừa đảo được bà Mi, Hiền nêu lý do cần 1 triệu đồng để làm lễ “hô thần nhập tượng” mới xong việc, bà Mi đã đưa thêm cho đối tượng này 500 nghìn đồng.Sau vụ này, Quỳnh đã thay đổi pháp danh và giới thiệu là sư trụ trì một ngôi chùa nghèo ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để cùng với Hiền lừa đảo bà Đỗ Thị Liên (trú tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân).
Quỳnh nêu lý do chùa chuẩn bị làm lễ an vị phật, thiếu tiền đúc tượng, mua đồ lễ nên đề nghị bà Liên phát tâm công đức. Vốn hay làm các việc thiện nguyện giúp người, nghe Quỳnh nói vậy, bà Liên đã tin và công đức 13 triệu đồng.
Hôm sau, Quỳnh lại bảo bà Liên công đức 22 triệu đồng để chùa làm lễ cầu bình an. Thấy điều kiện kinh tế nhà bà Liên khá giả, Quỳnh và Hiền tiếp tục “moi” bằng cách lấy lý do chùa cần kinh phí làm lễ “hô thần nhập tượng và an vị Phật”, đề nghị bà Liên công đức thêm 43,2 triệu đồng.
Theo Cơ quan CSĐT - Công an quận Đống Đa, hoạt động lừa đảo dưới hình thức giả sư đi quyên tiền đúc tượng Phật của Quỳnh cùng đồng bọn rất tinh vi, xảo quyệt và danh sách người bị hại còn nối dài.
Hiện công an quận Đống Đa đang tiếp tục làm rõ thêm hoạt động của nhóm tội phạm này và khuyến cáo mọi người dân muốn phát tâm công đức cần đến những địa chỉ cụ thể, tránh xa vào bẫy của những kẻ lừa đảo.
Nguồn: An ninh thủ đô
Bình luận