(VTC News) – PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng thay đổi múi giờ không liên quan gì tới các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ cũng không ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.
Ngoài ra, PGS. TS Hà Đình Đức cũng chia sẻ thêm quan điểm của mình về vấn đề đang gây tranh cãi: “Có nên đổi múi giờ ở Việt Nam?” do VTC News khởi xướng.
- Vì sao Việt Nam không dùng múi giờ như đại đa số các quốc gia trên thế giới, thưa ông?
Các múi giờ trên thế giới căn cứ vào 24 kinh tuyến. Mỗi kinh tuyến có một múi giờ. Trên thế giới, một số nước cùng lúc dùng nhiều múi giờ, chẳng hạn Mỹ. Sở dĩ Việt Nam chỉ có một múi giờ vì lãnh thổ của chúng ta nằm gọn trong kinh tuyến đó.
- Thế còn Hoàng Sa và Trường Sa?
Chắc là ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn sử dụng múi giờ GMT +7 mặc dù không thuộc kinh tuyến đó để đảm bảo duy trì thông tin liên lạc...
Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc lãnh thổ của Việt Nam nên nếu ở đó sử dụng các múi giờ khác thì mọi hoạt động sẽ bị xáo trộn.
- Nhiều nước trên thế giới có sự linh động về giờ theo mùa. Ông có ủng hộ chủ trương đó?
Thực ra việc chọn một múi giờ nhất định như hiện tại là để tiện cho việc giao thương, này khác.
Ở một số nước, họ có sự linh động thay đổi giờ học tập, làm việc theo mùa. Họ chọn một ngày ấn định khi chuyển giao từ mùa đông sang mùa hè để thay đổi giờ sao cho đảm bảo các hoạt động của xã hội, đất nước ấy. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này.
- Thế còn với việc thay đổi múi giờ hoặc sử dụng nhiều múi giờ ở Việt Nam, ông có ủng hộ?
Không. Việc thay đổi múi giờ không phải cứ thích là thay. Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố, các hoạt động và sinh hoạt của cả xã hội, chưa kể còn phải tính xem việc đó có gây ảnh hưởng gì tới sản xuất, nền kinh tế hay không.
- Được biết Việt Nam từng theo GMT + 8 hoặc GMT + 9. Là người trải qua những khoảng thời gian biến động đó, ông thấy cuộc sống hiện tại với múi giờ GMT + 7 có gì khác?
Trước đây Sài Gòn và Hà Nội dùng hai múi giờ khác nhau. Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta sử dụng chung múi giờ như hiện tại.
Tôi thấy những người dân bình thường không để ý lắm tới múi giờ. Chỉ có các nhà hoạt định chính sách, những doanh nhân hay các nhà quản lý mới thấy được sự quan trọng của múi giờ.
Ngay cả khi chúng ta thay đổi giờ học, giờ làm, lúc đầu người ta còn cảm thấy cuộc sống bị xáo trộn, nhưng một thời gian sau người ta quen dần, rồi cũng quên việc đó đi.
- Nói như vậy có nghĩa là khi chúng ta đổi múi giờ sao cho “hòa nhập” với thế giới, đại đa số người dân sẽ xem đó là chuyện thường, dần quen và chấp nhận?
Riêng về múi giờ, chúng ta không thể theo kiểu “hòa nhập” với thế giới được. Múi giờ phải phụ thuộc vào thực tế của đất nước chứ không thể theo các nước khác được.
Trước khi quyết định thay đổi múi giờ, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách phải tính toán kỹ thiệt hơn chứ không thể tùy tiện được.
- Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta có thêm 1 tiếng rảnh rỗi vào ban ngày, ông có nghĩ đó là một giải pháp gián tiếp để kích cầu?
Làm gì có chuyện thay đổi múi giờ thì nền kinh tế sẽ phát triển hơn? Kinh tế muốn phát triển thì phụ thuộc vào cơ sở vật chất của xã hội và trình độ, năng lực quản lý cũng như các hoạt động kinh tế chứ làm gì có chuyện cứ hòa nhập về múi giờ là phát triển.
Tôi lấy ví dụ cụ thể thế này, nếu ở Việt Nam sớm/muộn hơn hiện tại một giờ đồng nghĩa với việc giờ học, giờ làm sẽ sớm/muộn hơn một tiếng. Nhịp sống thay đổi tương tự như khi đổi giờ học, giờ làm, nhưng khác nhau ở chỗ thay đổi múi giờ tức là giờ học, giờ làm cùng lúc thay đổi. Như vậy làm sao người ta có thời gian chăm con, lo cho lũ trẻ trước khi chúng tới lớp?
Rồi các thói quen sẽ bị ảnh hưởng nhiều, nhất là vào mùa đông. Ví dụ bình thường 6 – 7h trời mới rạng sáng, nếu thay đổi múi giờ, 5h đã phải dậy chuẩn bị đi làm khi trời còn tối à?
- Nhiều người sẽ cho rằng, phát biểu như trên có nghĩa là ông không hiểu gì về giao dịch chứng khoán, bất động sản ở khu vực. Ông có thấy thế không?
Không hẳn thế đâu. Mình chủ động theo múi giờ của mình rồi thì mình sẽ tính toán được mọi chuyện thôi. Nói như họ, vậy các nước bình minh sau mình một vài tiếng, họ lạc hậu, lỗi thời à?
Tôi cho rằng, mọi động thái từ sàn giao dịch chứng khoán..., chúng ta có thể dự báo trước chứ không lệ thuộc vào múi giờ. Không có chuyện chúng ta hòa đồng về múi giờ thì mọi chuyện sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho ta.
- Nếu đổi múi giờ, theo ông lĩnh vực nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?
Nếu đổi múi giờ, tôi chưa hình dung ra được nó mang lại lợi ích gì cho xã hội, nhưng chắc chắn các sinh hoạt đời thường sẽ bị xáo trộn. Tôi lấy ví dụ thế này, trước đây người ta từng tranh cãi về việc nên gộp tết ta với tết tây lại thành một để hòa nhập với thế giới. Thế nhưng ý kiến đó đã bị nhiều người phản đối kịch liệt.
Tương tự, nếu muốn thuyết phục mọi người, những người đưa ra ý tưởng này phải chứng minh được lợi ích của việc đó chứ không chỉ nêu ý kiến cho vui hoặc lấy vài dẫn chứng chung chung được.
Còn về phần mình, tôi thấy việc thay đổi múi giờ không ảnh hưởng nhiều tới văn hóa, nhưng các hoạt động kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
- Đổi múi giờ có ảnh hưởng tới việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ?
Chủ quyền chẳng liên quan gì tới việc đổi múi giờ cả. Không phải cứ đổi múi giờ thì chủ quyền sẽ bị mất hay bị xâm phạm. Chọn múi giờ nào sẽ ảnh hưởng tới năng lực quản lý đất nước, còn bảo vệ chủ quyền phụ thuộc vào sức mạnh của lực lượng bảo vệ đất nước.
- Muốn thay đổi múi giờ có khó không, thưa ông?
Nếu muốn thay thì có gì khó khăn đâu, nhưng như tôi đã nói, trước khi làm gì phải có tính toán kỹ.
- Tạm gác lại chủ đề thay đổi múi giờ, ông có ủng hộ chủ trương nghiên cứu thay đổi giờ học, giờ làm của Bộ Giao thông vận tải?
Thực ra nó đã ổn định rồi, nếu thay đổi nữa sẽ gây xáo trộn. Trước đây họ cũng đã nhiều lần thay đổi giờ học, giờ làm để tránh ùn tắc, nhưng cuối cùng mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Thế nên không chỉ đơn giản thay đổi giờ là sẽ giải quyết được chuyện ùn tắc. Chuyện ùn tắc muốn giảm phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, năng lực của các nhà quản lý.
Tôi nghĩ nếu thay đổi giờ, lợi vào buổi sáng thì đến chiều lại vất vả. Cái gì chẳng có hai mặt của nó. Do vậy, tôi nghĩ không nên thay đổi giờ học, giờ làm khi chưa có nghiên cứu mang tính xã hội học.
- Xin cảm ơn ông!
Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Hà Nội, Ủy viên hội Khoa học Lịch sử Việt Nam năm, hội Di sản Văn hóa Việt Nam – PGS. TS Hà Đình Đức đồng thời khẳng định thay đổi múi giờ không gây ảnh hưởng nhiều tới văn hóa Việt.
Ngoài ra, PGS. TS Hà Đình Đức cũng chia sẻ thêm quan điểm của mình về vấn đề đang gây tranh cãi: “Có nên đổi múi giờ ở Việt Nam?” do VTC News khởi xướng.
- Vì sao Việt Nam không dùng múi giờ như đại đa số các quốc gia trên thế giới, thưa ông?
PGS-TS Hà Đình Đức được biết đến nhiều với tư cách nhà nghiên cứu Rùa Hồ Gươm. Ngoài ra, ông còn tham gia nghiên cứu văn hóa Hà Nội. Ông là thành viên Quốc tế Bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm; Ủy viên hội Khoa học Lịch sử Việt Nam năm, hội Di sản Văn hóa Việt Nam. |
- Thế còn Hoàng Sa và Trường Sa?
Chắc là ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn sử dụng múi giờ GMT +7 mặc dù không thuộc kinh tuyến đó để đảm bảo duy trì thông tin liên lạc...
Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc lãnh thổ của Việt Nam nên nếu ở đó sử dụng các múi giờ khác thì mọi hoạt động sẽ bị xáo trộn.
- Nhiều nước trên thế giới có sự linh động về giờ theo mùa. Ông có ủng hộ chủ trương đó?
Thực ra việc chọn một múi giờ nhất định như hiện tại là để tiện cho việc giao thương, này khác.
Ở một số nước, họ có sự linh động thay đổi giờ học tập, làm việc theo mùa. Họ chọn một ngày ấn định khi chuyển giao từ mùa đông sang mùa hè để thay đổi giờ sao cho đảm bảo các hoạt động của xã hội, đất nước ấy. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này.
- Thế còn với việc thay đổi múi giờ hoặc sử dụng nhiều múi giờ ở Việt Nam, ông có ủng hộ?
Không. Việc thay đổi múi giờ không phải cứ thích là thay. Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố, các hoạt động và sinh hoạt của cả xã hội, chưa kể còn phải tính xem việc đó có gây ảnh hưởng gì tới sản xuất, nền kinh tế hay không.
- Được biết Việt Nam từng theo GMT + 8 hoặc GMT + 9. Là người trải qua những khoảng thời gian biến động đó, ông thấy cuộc sống hiện tại với múi giờ GMT + 7 có gì khác?
|
Tôi thấy những người dân bình thường không để ý lắm tới múi giờ. Chỉ có các nhà hoạt định chính sách, những doanh nhân hay các nhà quản lý mới thấy được sự quan trọng của múi giờ.
Ngay cả khi chúng ta thay đổi giờ học, giờ làm, lúc đầu người ta còn cảm thấy cuộc sống bị xáo trộn, nhưng một thời gian sau người ta quen dần, rồi cũng quên việc đó đi.
- Nói như vậy có nghĩa là khi chúng ta đổi múi giờ sao cho “hòa nhập” với thế giới, đại đa số người dân sẽ xem đó là chuyện thường, dần quen và chấp nhận?
Riêng về múi giờ, chúng ta không thể theo kiểu “hòa nhập” với thế giới được. Múi giờ phải phụ thuộc vào thực tế của đất nước chứ không thể theo các nước khác được.
Trước khi quyết định thay đổi múi giờ, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách phải tính toán kỹ thiệt hơn chứ không thể tùy tiện được.
- Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta có thêm 1 tiếng rảnh rỗi vào ban ngày, ông có nghĩ đó là một giải pháp gián tiếp để kích cầu?
Khi chúng ta quen sử dụng với chuẩn thời gian vốn có sẽ thuận lợi cho các hoạt động cho cuộc sống hơn? |
Tôi lấy ví dụ cụ thể thế này, nếu ở Việt Nam sớm/muộn hơn hiện tại một giờ đồng nghĩa với việc giờ học, giờ làm sẽ sớm/muộn hơn một tiếng. Nhịp sống thay đổi tương tự như khi đổi giờ học, giờ làm, nhưng khác nhau ở chỗ thay đổi múi giờ tức là giờ học, giờ làm cùng lúc thay đổi. Như vậy làm sao người ta có thời gian chăm con, lo cho lũ trẻ trước khi chúng tới lớp?
Rồi các thói quen sẽ bị ảnh hưởng nhiều, nhất là vào mùa đông. Ví dụ bình thường 6 – 7h trời mới rạng sáng, nếu thay đổi múi giờ, 5h đã phải dậy chuẩn bị đi làm khi trời còn tối à?
- Nhiều người sẽ cho rằng, phát biểu như trên có nghĩa là ông không hiểu gì về giao dịch chứng khoán, bất động sản ở khu vực. Ông có thấy thế không?
|
Tôi cho rằng, mọi động thái từ sàn giao dịch chứng khoán..., chúng ta có thể dự báo trước chứ không lệ thuộc vào múi giờ. Không có chuyện chúng ta hòa đồng về múi giờ thì mọi chuyện sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho ta.
- Nếu đổi múi giờ, theo ông lĩnh vực nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?
Nếu đổi múi giờ, tôi chưa hình dung ra được nó mang lại lợi ích gì cho xã hội, nhưng chắc chắn các sinh hoạt đời thường sẽ bị xáo trộn. Tôi lấy ví dụ thế này, trước đây người ta từng tranh cãi về việc nên gộp tết ta với tết tây lại thành một để hòa nhập với thế giới. Thế nhưng ý kiến đó đã bị nhiều người phản đối kịch liệt.
Tương tự, nếu muốn thuyết phục mọi người, những người đưa ra ý tưởng này phải chứng minh được lợi ích của việc đó chứ không chỉ nêu ý kiến cho vui hoặc lấy vài dẫn chứng chung chung được.
Còn về phần mình, tôi thấy việc thay đổi múi giờ không ảnh hưởng nhiều tới văn hóa, nhưng các hoạt động kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
- Đổi múi giờ có ảnh hưởng tới việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ?
Chủ quyền chẳng liên quan gì tới việc đổi múi giờ cả. Không phải cứ đổi múi giờ thì chủ quyền sẽ bị mất hay bị xâm phạm. Chọn múi giờ nào sẽ ảnh hưởng tới năng lực quản lý đất nước, còn bảo vệ chủ quyền phụ thuộc vào sức mạnh của lực lượng bảo vệ đất nước.
- Muốn thay đổi múi giờ có khó không, thưa ông?
Nếu muốn thay thì có gì khó khăn đâu, nhưng như tôi đã nói, trước khi làm gì phải có tính toán kỹ.
- Tạm gác lại chủ đề thay đổi múi giờ, ông có ủng hộ chủ trương nghiên cứu thay đổi giờ học, giờ làm của Bộ Giao thông vận tải?
Thực ra nó đã ổn định rồi, nếu thay đổi nữa sẽ gây xáo trộn. Trước đây họ cũng đã nhiều lần thay đổi giờ học, giờ làm để tránh ùn tắc, nhưng cuối cùng mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Thế nên không chỉ đơn giản thay đổi giờ là sẽ giải quyết được chuyện ùn tắc. Chuyện ùn tắc muốn giảm phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, năng lực của các nhà quản lý.
Tôi nghĩ nếu thay đổi giờ, lợi vào buổi sáng thì đến chiều lại vất vả. Cái gì chẳng có hai mặt của nó. Do vậy, tôi nghĩ không nên thay đổi giờ học, giờ làm khi chưa có nghiên cứu mang tính xã hội học.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận