Sự tinh tế trong văn chương của Patrick Modiano đã thuyết phục hội đồng xét duyệt Viện Hàn lâm Thụy Điển trao cho ông giải thưởng danh giá: Nobel Văn học 2014.
Chủ nhân Nobel văn học năm nay, Patrick Modiano - là người mà chính Peter Englund, thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định: “Chỉ nổi tiếng ở Pháp”. Nhưng sự tinh tế trong tác phẩm của ông đã thuyết phục hội đồng xét duyệt.
Người tìm về vội nguồn
Từ nhân vật thám tử Guy Roland của Phố những cửa hiệu u tối - đoạt giải Goncourt, đến người kể chuyện trong Những đại lộ ngoại vi - giải Viện Hàn lâm Pháp, hoặc bộ tứ nhân vật quán Le Condé - Ở quán café của tuổi trẻ lạc lối, tác phẩm mới nhất của Modiano - tất cả đều bận đi tìm bản ngã giữa Paris hoa lệ. (Ba tác phẩm này đều đã dịch ra tiếng Việt).
Trong những cuốn sách thường ngắn (trăm rưởi trang đổ lại), Modiano rải đầy mảnh vụn ký ức, mẩu báo cũ, số điện thoại đã ngừng kết nối. Ông thích mượn mạch trinh thám để lật ngược thời gian. Thích những bí ẩn quá khứ và thích sống trong bầu không khí nửa cũ nửa mới.
Có thể nói nhân vật là các phiên bản hóa thân của chính tác giả. Modiano bị ám ảnh bởi những thứ đã mất đi sau thế chiến thứ hai. Ông tự gắn mình vào lịnh sử, ra sức đào bới để trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?”.
Văn của Modiano đẹp chất Pháp, có gì đó hơi buồn.
Nhà văn Anh Rupert Thomson đọc Tuần trăng mật dịch ra tiếng Anh nhận xét: “Đây là nỗi ám ảnh sâu sắc về sự mong manh của đời sống con người. Nó giống như một câu hỏi hóc búa, cũng giống một tiếng than”. Cũng theo ông này thì: “Modiano gợi lên một thế giới rất tinh tế. Thế giới hình elip đầy bất ổn”.
Modiano được xem là nhà biên niên sử của Paris. Peter Englund nói: “Văn phong của ông đơn giản nhưng tinh tế và thanh lịch một cách tự nhiên”.
Xứng đáng hay không?
Kết quả công bố là lúc tranh cãi dấy lên. Tờ The Guardian của Anh cẩn thận nhấn mạnh lời của Englund: “Modiano da trắng, nam giới, dân châu Âu. Nhưng trước hết là một người viết văn tuyệt vời” để các đồng nghiệp Mỹ khỏi nhắc lại cái xu hướng quen thuộc về các nhà văn thắng Nobel văn học.
Dĩ nhiên báo chí Mỹ khó vui với thất bại của “con cưng” Philip Roth – người mới gác bút và hy vọng chia tay bằng chiếc huy chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển.
The Los Angeles Times đặt câu hỏi: “Liệu Modiano có xứng với giải Nobel hay chỉ là sự lựa chọn qua tin nhắn của một số người?”.
Báo này nhắc J.M.G. Le Clézio cũng người Pháp được giải năm 2008, cho rằng hội đồng xét duyệt thích các nhà văn châu Âu chuyên viết những cuốn sách nhỏ và phần lớn không được biết ở Mỹ.
The Daily Beast nhẹ nhàng hơn: “Ủy ban Nobel nhắc nhở chúng ta về một thế giới văn học rộng lớn. Modiano từng được giải Goncourt tại Pháp. Còn ở những nơi khác, ông ấy rất bí ẩn”. The New York Times thì nhấn nhá chuyện Phố những cửa hiệu u tối chỉ bán được 2.425 bản tại Mỹ.
“Đối với người Pháp, chiến thắng của Modiano giống như lời ngợi khen dành cho một giá trị quen thuộc. Với phần còn lại, như chúng tôi chẳng hạn, cũng thấy hạnh phúc song vẫn còn nhiều thứ cần tìm hiểu” – Telegraph (Anh) kết luận.
Theo Tiền phong
Chủ nhân Nobel văn học năm nay, Patrick Modiano - là người mà chính Peter Englund, thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định: “Chỉ nổi tiếng ở Pháp”. Nhưng sự tinh tế trong tác phẩm của ông đã thuyết phục hội đồng xét duyệt.
Nhà văn Patrick Modiano |
Người tìm về vội nguồn
Từ nhân vật thám tử Guy Roland của Phố những cửa hiệu u tối - đoạt giải Goncourt, đến người kể chuyện trong Những đại lộ ngoại vi - giải Viện Hàn lâm Pháp, hoặc bộ tứ nhân vật quán Le Condé - Ở quán café của tuổi trẻ lạc lối, tác phẩm mới nhất của Modiano - tất cả đều bận đi tìm bản ngã giữa Paris hoa lệ. (Ba tác phẩm này đều đã dịch ra tiếng Việt).
Trong những cuốn sách thường ngắn (trăm rưởi trang đổ lại), Modiano rải đầy mảnh vụn ký ức, mẩu báo cũ, số điện thoại đã ngừng kết nối. Ông thích mượn mạch trinh thám để lật ngược thời gian. Thích những bí ẩn quá khứ và thích sống trong bầu không khí nửa cũ nửa mới.
Có thể nói nhân vật là các phiên bản hóa thân của chính tác giả. Modiano bị ám ảnh bởi những thứ đã mất đi sau thế chiến thứ hai. Ông tự gắn mình vào lịnh sử, ra sức đào bới để trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?”.
Văn của Modiano đẹp chất Pháp, có gì đó hơi buồn.
Nhà văn Anh Rupert Thomson đọc Tuần trăng mật dịch ra tiếng Anh nhận xét: “Đây là nỗi ám ảnh sâu sắc về sự mong manh của đời sống con người. Nó giống như một câu hỏi hóc búa, cũng giống một tiếng than”. Cũng theo ông này thì: “Modiano gợi lên một thế giới rất tinh tế. Thế giới hình elip đầy bất ổn”.
Modiano được xem là nhà biên niên sử của Paris. Peter Englund nói: “Văn phong của ông đơn giản nhưng tinh tế và thanh lịch một cách tự nhiên”.
Xứng đáng hay không?
Kết quả công bố là lúc tranh cãi dấy lên. Tờ The Guardian của Anh cẩn thận nhấn mạnh lời của Englund: “Modiano da trắng, nam giới, dân châu Âu. Nhưng trước hết là một người viết văn tuyệt vời” để các đồng nghiệp Mỹ khỏi nhắc lại cái xu hướng quen thuộc về các nhà văn thắng Nobel văn học.
Dĩ nhiên báo chí Mỹ khó vui với thất bại của “con cưng” Philip Roth – người mới gác bút và hy vọng chia tay bằng chiếc huy chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển.
The Los Angeles Times đặt câu hỏi: “Liệu Modiano có xứng với giải Nobel hay chỉ là sự lựa chọn qua tin nhắn của một số người?”.
Báo này nhắc J.M.G. Le Clézio cũng người Pháp được giải năm 2008, cho rằng hội đồng xét duyệt thích các nhà văn châu Âu chuyên viết những cuốn sách nhỏ và phần lớn không được biết ở Mỹ.
The Daily Beast nhẹ nhàng hơn: “Ủy ban Nobel nhắc nhở chúng ta về một thế giới văn học rộng lớn. Modiano từng được giải Goncourt tại Pháp. Còn ở những nơi khác, ông ấy rất bí ẩn”. The New York Times thì nhấn nhá chuyện Phố những cửa hiệu u tối chỉ bán được 2.425 bản tại Mỹ.
“Đối với người Pháp, chiến thắng của Modiano giống như lời ngợi khen dành cho một giá trị quen thuộc. Với phần còn lại, như chúng tôi chẳng hạn, cũng thấy hạnh phúc song vẫn còn nhiều thứ cần tìm hiểu” – Telegraph (Anh) kết luận.
Theo Tiền phong
Bình luận