(VTC News) - Đại biểu Quốc hội hài hước nói về con đường dài nhất Việt Nam là từ lời nói đến hành động của một số quan chức.
Góp ý tại hội trường, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) quan tâm đến vấn đề đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt cho giới trẻ và những người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cuối tuần trước đã đưa ra con số rất đáng suy ngẫm. Gần 48% trong tổng số 1,12 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trong toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở thành thị, với 9,51%, nghĩa là cứ 10 thanh niên ở thành thị có gần 1 người thất nghiệp.
Báo cáo cũng dẫn ra con số 17,47 triệu lao động đang làm việc trong khu vực phi chính thức với thu nhập thấp và không ổn định, chiếm tỷ lệ 56,4%. Tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với thành phố, chiếm tới 64,1%.
Thêm vào đó, mỗi năm chúng ta có thêm 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, cộng với hàng triệu, thậm chí chục triệu người sẽ không còn kế sinh nhai trong khu vực nông nghiệp do quá trình tái cấu trúc cần có việc làm và sẽ trở thành áp lực ngày càng lớn đối với đất nước trong thời gian tới.
Để giải tỏa áp lực này, nền kinh tế cần phải tạo ra được hàng trục triệu chỗ làm việc mới trong thời gian 5-10 năm tới.
Đại biểu Lộc cho rằng để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước rất cần xây dựng ở Việt Nam một hệ sinh thái thuận lợi cho khởi nghiệp và một chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp.
“Với mục tiêu có được ít nhất 1,5 - 2 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020, nếu tính bình quân 1 doanh nghiệp có thể tạo ra 20 chỗ làm việc cho nền kinh tế thì với 1,5 - 2 triệu doanh nghiệp chúng ta có thể tạo ra 30-40 triệu việc làm bền vững ở Việt Nam”, ông Lộc nêu.
Vì vậy, vị Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị kế hoạch 5 năm 2016-2020 nên là kế hoạch 5 năm khởi nghiệp quốc gia, 5 năm cả nước tập trung sức phát triển doanh nghiệp.
“Một trong những nội dung quan trọng của chương trình hành động này là phải xác định thật rõ lộ trình và các chỉ tiêu định lượng phải đạt được trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta trong mối quan tương quan so sánh với các nền kinh tế khác, không phải chỉ kiểu ta so với ta, hay mẹ hát con khen hay”, đại biểu Lộc kiến nghị.
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chưa thành công trong việc thiết lập kỷ luật thực thi trong hệ thống hành chính của mình.
“Nhiều vị tư lệnh ngành và người đứng đầu một số địa phương đã không triển khai nghiêm túc chương trình hành động thực hiện cải cách thể chế theo nghị quyết của Chính phủ”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu.
Ông Lộc chia sẻ làm được điều này Quốc hội sẽ chung tay được với Chính phủ trong việc đẩy mạnh cải cách, vượt qua được lực cản của các nhóm lợi ích và sự trì trệ cố hữu của một số cơ quan hành chính và sẽ tạo ra làn sóng cải cách lần thứ hai trong nền kinh tế nước ta.
“Có cử tri của Thái Bình đã nói với tôi rằng, chúng tôi phải chờ lâu quá, con đường dài nhất Việt Nam không phải là từ Mục Năm Quan đến Mũi Cà Mau mà là từ lời nói đến việc làm của nhiều cấp chính quyền và công chức. Cử tri kỳ vọng Quốc hội và Chính phủ khóa XIV sẽ là Quốc hội và Chính phủ của hành động để con đường dài nhất Việt Nam mãi vẫn là con đường từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau”, đại biểu Vũ Tiến Lộc kết thúc chia sẻ.
Phạm Thịnh
Góp ý tại hội trường, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) quan tâm đến vấn đề đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt cho giới trẻ và những người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) |
Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cuối tuần trước đã đưa ra con số rất đáng suy ngẫm. Gần 48% trong tổng số 1,12 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trong toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở thành thị, với 9,51%, nghĩa là cứ 10 thanh niên ở thành thị có gần 1 người thất nghiệp.
|
Thêm vào đó, mỗi năm chúng ta có thêm 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, cộng với hàng triệu, thậm chí chục triệu người sẽ không còn kế sinh nhai trong khu vực nông nghiệp do quá trình tái cấu trúc cần có việc làm và sẽ trở thành áp lực ngày càng lớn đối với đất nước trong thời gian tới.
Để giải tỏa áp lực này, nền kinh tế cần phải tạo ra được hàng trục triệu chỗ làm việc mới trong thời gian 5-10 năm tới.
Đại biểu Lộc cho rằng để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước rất cần xây dựng ở Việt Nam một hệ sinh thái thuận lợi cho khởi nghiệp và một chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp.
“Với mục tiêu có được ít nhất 1,5 - 2 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020, nếu tính bình quân 1 doanh nghiệp có thể tạo ra 20 chỗ làm việc cho nền kinh tế thì với 1,5 - 2 triệu doanh nghiệp chúng ta có thể tạo ra 30-40 triệu việc làm bền vững ở Việt Nam”, ông Lộc nêu.
Vì vậy, vị Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị kế hoạch 5 năm 2016-2020 nên là kế hoạch 5 năm khởi nghiệp quốc gia, 5 năm cả nước tập trung sức phát triển doanh nghiệp.
“Một trong những nội dung quan trọng của chương trình hành động này là phải xác định thật rõ lộ trình và các chỉ tiêu định lượng phải đạt được trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta trong mối quan tương quan so sánh với các nền kinh tế khác, không phải chỉ kiểu ta so với ta, hay mẹ hát con khen hay”, đại biểu Lộc kiến nghị.
Phát ngôn ấn tượng của đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa)
Nguồn: VTV
“Nhiều vị tư lệnh ngành và người đứng đầu một số địa phương đã không triển khai nghiêm túc chương trình hành động thực hiện cải cách thể chế theo nghị quyết của Chính phủ”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu.
Ông Lộc chia sẻ làm được điều này Quốc hội sẽ chung tay được với Chính phủ trong việc đẩy mạnh cải cách, vượt qua được lực cản của các nhóm lợi ích và sự trì trệ cố hữu của một số cơ quan hành chính và sẽ tạo ra làn sóng cải cách lần thứ hai trong nền kinh tế nước ta.
“Có cử tri của Thái Bình đã nói với tôi rằng, chúng tôi phải chờ lâu quá, con đường dài nhất Việt Nam không phải là từ Mục Năm Quan đến Mũi Cà Mau mà là từ lời nói đến việc làm của nhiều cấp chính quyền và công chức. Cử tri kỳ vọng Quốc hội và Chính phủ khóa XIV sẽ là Quốc hội và Chính phủ của hành động để con đường dài nhất Việt Nam mãi vẫn là con đường từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau”, đại biểu Vũ Tiến Lộc kết thúc chia sẻ.
Phạm Thịnh
Bình luận