"Rõ ràng là Tổng thống đang bảo vệ tuyên bố ban bố tình trạng khẩn cấp của mình", ông Miller nói trong chương trình "Fox New Sunday".
Quốc hội Mỹ không có quyền ngăn tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên, Đạo luật khẩn cấp quốc gia có hiệu lực từ năm 1976 quy định Hạ viện và Thượng viện có thể đưa ra một nghị quyết chung nhằm chấm dứt tình trạng khẩn cấp với lý do tổng thống đang hành động thiếu trách nhiệm hoặc mối đe dọa đã không còn tồn tại.
Dự thảo nghị quyết về việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia nếu được thông qua tại lưỡng viện sẽ được chuyển tới Nhà Trắng để phê duyệt. Lúc này, Tổng thống sẽ có quyền phủ quyết dự luật trên trừ khi có hơn 2/3 số nghị sỹ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, Tổng thống Trump chưa sử dụng bất cứ quyền phủ quyết nào.
Hôm 15/2, ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để huy động ngân sách xây dựng bức tường biên giới với Mexico mà mà bỏ qua sự đồng thuận của Quốc hội.
Tuy nhiên, quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội. Đảng dân Chủ nhìn nhận hành động này của ông Trump là lạm quyền, vi phạm Hiến pháp. Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Mỹ trong khi đó tuyên bố đã mở một cuộc điều tra liên quan tới quyết định trên.
2 bang đông dân nhất nước Mỹ là California và New York hôm 15/2 cũng khẳng định sẽ có hành động pháp lý chống lại việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Cùng với đó, 3 chủ đất ở bang Texas đã đệ đơn kiện Tổng thống Trump với cáo buộc bức tường mà ông định xây dựng xâm phạm quyền sở hữu đất của họ.
Bình luận