Dù đã sáng chế ra tàu ngầm mini để xuất khẩu, nhưng ông Phan Bội Trân vẫn luôn đau đáu về những đột phá mới, phục vụ việc bảo vệ Tổ Quốc.
Muốn có nhiều đột phá
Trao đổi với PV, ngày 16/7, ông Phan Bội Trân - người chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini đầu tiên của Việt Nam, mang tên Yết Kiêu 1 cho biết: Những chiếc tàu ngầm mini phục vụ du lịch do tôi sáng chế đã được một Việt kiều sống ở TP.HCM chế tạo, đã được một công ty của Malaysia mua.
Hiện tại, ông Trân chế tạo tàu ngầm mini theo đơn đặt hàng của xã hội, thuần túy thương mại chứ cũng không hẳn là vì đam mê.
Ông Phan Bội Trân cho rằng, niềm đam mê của ông về tàu ngầm mini phục vụ quốc phòng bảo vệ biển đảo của tổ quốc mới là cấp thiết và đó là bổn phận của tất cả mọi người dân yêu nước. Dù đã làm và đạt được thành tựu về công nghệ, nhưng bản thân ông Trân vẫn đau đáu muốn làm được nhiều điều đột phá hơn cho giấc mơ tàu ngầm mini loại này.
Trước phân tích của các chuyên gia, mấy chiếc tàu ngầm mini sẽ bằng một tàu ngầm Kilo, ông Trân cho rằng: "Việc phát minh, sáng chế không được suôn sẻ cũng không phải do không có tiền, mà do thiếu những ý tưởng đột phá. Những đột phá mà chỉ có VN mới làm được như trước đây chúng ta đã làm trong cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước".
Ông Trân cho rằng cách đánh Mỹ và thắng Mỹ của Việt Nam là quá đột phá, sáng tạo. Một nước hùng mạnh như Nhật Bản sáng chế được tàu sân bay, máy bay, sản xuất được rất nhiều loại vũ khí nhưng họ không đánh lại được Mỹ; chúng ta không làm được như họ nhưng chúng ta đã đánh thắng Mỹ, đó là sự đột phá, sáng tạo.
"Câu chuyện của cá nhân tôi cũng như vậy, tôi có giải pháp cho vấn đề Biển Đông, làm sao để không có hi sinh mà vẫn có sức mạnh. Biết là khó tin nhưng tôi tin vào lòng tin của mình", ông Trân nói.
Cũng như chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 1 ban đầu không ai tin, nói ra ai phản bác, làm xong, làm được thì mọi người xem đó là chuyện bình thường.
Chờ tài sản thừa kế để làm Yết Kiêu 2
Ông Trân tiết lộ: "Tôi sẽ chờ tài sản thừa kế để sản xuất chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 2, Yết Kiêu 2 là tàu ngầm mini phục vụ cho vấn đề an ninh - quốc phòng. Mọi người sẽ nghĩ đó là chuyện hoang đường nhưng tôi chắc chắn sẽ làm, kinh phí sẽ chỉ mất khoảng 2 tỷ đồng. Khác với Yết Kiêu 1, tôi đi từng bước, bởi nếu không làm thế thì không ai dám đến gần tôi".
Cũng phát biểu về vấn đề này, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) chỉ nói vắn tắt: "Chuyện thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa thì hiện nay đã là việc ở cấp nhà nước."
Nguồn: Đất Việt
Muốn có nhiều đột phá
Trao đổi với PV, ngày 16/7, ông Phan Bội Trân - người chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini đầu tiên của Việt Nam, mang tên Yết Kiêu 1 cho biết: Những chiếc tàu ngầm mini phục vụ du lịch do tôi sáng chế đã được một Việt kiều sống ở TP.HCM chế tạo, đã được một công ty của Malaysia mua.
Hiện tại, ông Trân chế tạo tàu ngầm mini theo đơn đặt hàng của xã hội, thuần túy thương mại chứ cũng không hẳn là vì đam mê.
Tàu ngầm Yết Kiêu 1 trong lần thử nghiệm tại hồ bơi của Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân TP HCM năm 2010. |
Ông Phan Bội Trân cho rằng, niềm đam mê của ông về tàu ngầm mini phục vụ quốc phòng bảo vệ biển đảo của tổ quốc mới là cấp thiết và đó là bổn phận của tất cả mọi người dân yêu nước. Dù đã làm và đạt được thành tựu về công nghệ, nhưng bản thân ông Trân vẫn đau đáu muốn làm được nhiều điều đột phá hơn cho giấc mơ tàu ngầm mini loại này.
Trước phân tích của các chuyên gia, mấy chiếc tàu ngầm mini sẽ bằng một tàu ngầm Kilo, ông Trân cho rằng: "Việc phát minh, sáng chế không được suôn sẻ cũng không phải do không có tiền, mà do thiếu những ý tưởng đột phá. Những đột phá mà chỉ có VN mới làm được như trước đây chúng ta đã làm trong cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước".
Video: Tàu ngầm Hải Phòng về đến Cam Ranh
Ông Trân cho rằng cách đánh Mỹ và thắng Mỹ của Việt Nam là quá đột phá, sáng tạo. Một nước hùng mạnh như Nhật Bản sáng chế được tàu sân bay, máy bay, sản xuất được rất nhiều loại vũ khí nhưng họ không đánh lại được Mỹ; chúng ta không làm được như họ nhưng chúng ta đã đánh thắng Mỹ, đó là sự đột phá, sáng tạo.
"Câu chuyện của cá nhân tôi cũng như vậy, tôi có giải pháp cho vấn đề Biển Đông, làm sao để không có hi sinh mà vẫn có sức mạnh. Biết là khó tin nhưng tôi tin vào lòng tin của mình", ông Trân nói.
Cũng như chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 1 ban đầu không ai tin, nói ra ai phản bác, làm xong, làm được thì mọi người xem đó là chuyện bình thường.
Chờ tài sản thừa kế để làm Yết Kiêu 2
Ông Trân tiết lộ: "Tôi sẽ chờ tài sản thừa kế để sản xuất chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 2, Yết Kiêu 2 là tàu ngầm mini phục vụ cho vấn đề an ninh - quốc phòng. Mọi người sẽ nghĩ đó là chuyện hoang đường nhưng tôi chắc chắn sẽ làm, kinh phí sẽ chỉ mất khoảng 2 tỷ đồng. Khác với Yết Kiêu 1, tôi đi từng bước, bởi nếu không làm thế thì không ai dám đến gần tôi".
Cũng phát biểu về vấn đề này, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) chỉ nói vắn tắt: "Chuyện thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa thì hiện nay đã là việc ở cấp nhà nước."
Nguồn: Đất Việt
Bình luận