(VTC News) – Trước hàng chục cử tri quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị lần đầu trần tình về cái khó trong quản lý giao thông đô thị.
Ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chia sẻ về giao thông thủ đô trong vài năm qua:
Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 24/9 ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), rất nhiều cử tri đặt câu hỏi liên quan tới vấn đề giao thông ở thủ đô.
Ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chia sẻ về giao thông thủ đô trong vài năm qua:
Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị |
"Tôi xin chia sẻ thế này, vấn đề giao thông ở thành phố Hà Nội là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách mà những năm vừa qua, thành phố tập trung cao độ trong việc giải quyết nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm bớt tai nạn giao thông.
Phải nói rằng, đánh giá của thành phố nói riêng và của dư luận, kể cả trung ương với việc giải quyết giao thông của Hà Nội trong những năm vừa qua rất tích cực. Cả 3 tiêu chí: Số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương đều giảm.
Phải nói rằng, đánh giá của thành phố nói riêng và của dư luận, kể cả trung ương với việc giải quyết giao thông của Hà Nội trong những năm vừa qua rất tích cực. Cả 3 tiêu chí: Số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương đều giảm.
Một chuyển biến rõ nét mà ai cũng nhận thấy là tình trạng ùn tắc giao thông giảm đi rất nhiều.
Từ trên 140 điểm ùn tắc giảm xuống còn hơn 40 điểm thôi và mức độ ùn tắc trong năm nay cũng bớt hơn trước rất nhiều. Hà Nội từng chịu cảnh ùn tắc giao thông nhiều giờ chứ không chỉ vài chục phút. Bản thân tôi từng là nạn nhân chịu “kẹt” như vậy.
Chuyện úng ngập cũng được cải thiện đáng kể. Những đồng chí nào từng ở Hà Nội cách đây 10 – 20 năm sẽ cảm nhận rõ điều này.
Ngày xưa, mỗi lần mưa lớn, các đồng chí đi từ nhà tới cơ quan sẽ khác xa những gì ở thời điểm hiện tại mặc dù nếu xảy ra mưa cực lớn, hiện vẫn còn 30 – 50 điểm xảy ra úng ngập.
Chẳng nói đâu xa, ví dụ công viên Thống Nhất, trước kia nó không chỉ ngập vài giờ mà ngập hẳn vài ngày liền. Tương tự, trước cửa ga Hà Nội, ngày tôi còn đạp xe đi làm, nó ngập tới đầu gối chứ không chỉ ngập 20 – 30 phân như bây giờ.
Tất cả những vấn đề như vậy chúng ta đang tập trung giải quyết mặc dù chưa triệt để và tôi xin khẳng định rằng sẽ chẳng có nơi nào có thể giải quyết triệt để được cả. Với mưa lớn bất thường, mưa to dồn dập, ít nhiều chúng ta cũng phải chấp nhận bị ngập trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi sẽ phấn đấu để đường bị ngập càng ít càng tốt.
Xây cầu vượt nhẹ: Lắm ý kiến vào ra
Trở lại với vấn đề giao thông, thành phố đang tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực này. Trước kia chúng tôi từng tranh luận bao nhiêu năm về chuyện làm cầu vượt hay không.
Các chuyên gia, các tiến sỹ, giáo sư, các nhà chuyên môn...có không ít ý kiến không tán thành việc làm cầu vượt bởi họ cho rằng làm thế mất mỹ quan thành phố, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông...
Trên thực tế, người tham gia giao thông từng chịu cảnh tắc đường rất muốn có cầu vượt, nhưng những hộ gia đình ở hai bên định làm cầu vượt không muốn cho làm cầu vượt bởi nó ảnh hưởng tới tầm nhìn, cảnh quan của họ.
Mặt tiền nhà họ đang rất đẹp, tự nhiên cầu vượt chõi cái chân ra chắn mất thì ai thích? Chả lẽ cầu vượt lại không có nối tiếp đất?
Nguyện vọng thì ai cũng chính đáng cả, nhưng vì lợi ích chung, vì nó mang lại lợi ích cho đại đa số người dân, chúng tôi vẫn quyết định phải làm.
Tranh luận mãi, chúng tôi thấy không làm cầu vượt thì không xong nên cuối cùng phải làm. Lúc đầu Hà Nội chỉ thử làm 3 cái thí điểm thôi, khi thấy tốt quá, lại làm thêm 3 – 4 cái nữa. Làm đến đâu thấy giao thông thoáng đến đó.
Mới đây, sau chuyến công tác nước ngoài, tôi nhận thấy ở nước ta chưa làm cầu vượt có các nấc thế mà đã có những ý kiến không đồng tình. Trong khi bên Trung Quốc người ta làm không những một nấc mà cầu vượt của họ có hẳn 5 nấc. Tức là họ chồng đủ tầng để cho xe đi trong khi chúng ta mới chồng có một tầng mà mọi việc chẳng suôn sẻ.
Lấn chiếm vỉa hè: Lỗi từ cả 2 phía
Về vỉa hè, xin thưa là mỗi lần nói tới vấn đề này các đại biểu lại xôn xao ý kiến. Từ chuyện hàng rong, người thu nhập thấp, hàng vạn người không có vỉa hè không sống được do không có nguồn thu nhập... đủ cả!
Thế nhưng bài toán đặt ra là hàng triệu người bị cản trở giao thông. Vậy mình đáp ứng yêu cầu của hàng triệu người hay hàng nghìn người?
Do đó, ở những trục chính giao thông, mặt phố có nhiều hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước - khoảng 60 tuyến phố - chúng tôi đã chọn ra để cấm bán hàng rong, nhưng xin thưa với các vị là mình có cấm thì cấm vậy thôi chứ không triệt để được.
Đúng như báo chí phản ánh, vào dịp lễ, kỷ niệm...thì chúng ta làm nghiêm, còn sau đó bắt đầu lại buông lỏng. Lỗi từ cả hai phía. Các cơ quan chức năng cấm cũng khó, ra bắt thì người ta không chấp hành, thậm chí còn xô xát. Một khi đã xảy ra xô xát thì họ sẽ bị lên án nào là kéo gánh của dân, nào là làm rơi vãi hàng hóa của dân... Không đơn giản!
Hay chuyện lấn chiếm vỉa hè bày bán bánh trung thu cũng vậy. Mỗi dịp bánh trung thu, người cần bán, người cần mua bánh. Nếu không cho làm một số kiốt trên đường thì mua ở đâu? Bán ở đâu? Nhưng nếu cho lập thì lại bắt đầu ý kiến. Vì vậy, chúng tôi phải lựa chọn phương án tương đối thích hợp hơn cả.
Nếu không có các kiốt bên đường thì lại xảy ra cảnh người dân rồng rắn xếp hàng ở cổng nơi sản xuất. Thế nhưng bao nhiêu kiốt là vừa, cho làm kiốt ở những điểm nào thì thích hợp, chính quyền các cấp phải cân nhắc. Có những chỗ không thể cho lập kiốt mà họ cứ làm thì chúng ta phải dẹp.
Tôi phải nói kỹ như vậy để các đồng chí thấy quản lý trật tự giao thông đô thị khó như thế nào. Ý thức của lãnh đạo thành phố là luôn tìm ra các giải pháp ưu việt hơn vì lợi ích chung. Mong rằng mọi người ủng hộ và hiểu theo hướng đó”.
Từ trên 140 điểm ùn tắc giảm xuống còn hơn 40 điểm thôi và mức độ ùn tắc trong năm nay cũng bớt hơn trước rất nhiều. Hà Nội từng chịu cảnh ùn tắc giao thông nhiều giờ chứ không chỉ vài chục phút. Bản thân tôi từng là nạn nhân chịu “kẹt” như vậy.
Chuyện úng ngập cũng được cải thiện đáng kể. Những đồng chí nào từng ở Hà Nội cách đây 10 – 20 năm sẽ cảm nhận rõ điều này.
Ngày xưa, mỗi lần mưa lớn, các đồng chí đi từ nhà tới cơ quan sẽ khác xa những gì ở thời điểm hiện tại mặc dù nếu xảy ra mưa cực lớn, hiện vẫn còn 30 – 50 điểm xảy ra úng ngập.
|
Tất cả những vấn đề như vậy chúng ta đang tập trung giải quyết mặc dù chưa triệt để và tôi xin khẳng định rằng sẽ chẳng có nơi nào có thể giải quyết triệt để được cả. Với mưa lớn bất thường, mưa to dồn dập, ít nhiều chúng ta cũng phải chấp nhận bị ngập trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi sẽ phấn đấu để đường bị ngập càng ít càng tốt.
Xây cầu vượt nhẹ: Lắm ý kiến vào ra
Trở lại với vấn đề giao thông, thành phố đang tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực này. Trước kia chúng tôi từng tranh luận bao nhiêu năm về chuyện làm cầu vượt hay không.
Các chuyên gia, các tiến sỹ, giáo sư, các nhà chuyên môn...có không ít ý kiến không tán thành việc làm cầu vượt bởi họ cho rằng làm thế mất mỹ quan thành phố, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông...
Trên thực tế, người tham gia giao thông từng chịu cảnh tắc đường rất muốn có cầu vượt, nhưng những hộ gia đình ở hai bên định làm cầu vượt không muốn cho làm cầu vượt bởi nó ảnh hưởng tới tầm nhìn, cảnh quan của họ.
Mặt tiền nhà họ đang rất đẹp, tự nhiên cầu vượt chõi cái chân ra chắn mất thì ai thích? Chả lẽ cầu vượt lại không có nối tiếp đất?
Nguyện vọng thì ai cũng chính đáng cả, nhưng vì lợi ích chung, vì nó mang lại lợi ích cho đại đa số người dân, chúng tôi vẫn quyết định phải làm.
Tranh luận mãi, chúng tôi thấy không làm cầu vượt thì không xong nên cuối cùng phải làm. Lúc đầu Hà Nội chỉ thử làm 3 cái thí điểm thôi, khi thấy tốt quá, lại làm thêm 3 – 4 cái nữa. Làm đến đâu thấy giao thông thoáng đến đó.
Ông Nghị khẳng định, giao thông thủ đô trong vài năm trở lại đây đã có nhiều chuyển biến tích cực |
Lấn chiếm vỉa hè: Lỗi từ cả 2 phía
Về vỉa hè, xin thưa là mỗi lần nói tới vấn đề này các đại biểu lại xôn xao ý kiến. Từ chuyện hàng rong, người thu nhập thấp, hàng vạn người không có vỉa hè không sống được do không có nguồn thu nhập... đủ cả!
Thế nhưng bài toán đặt ra là hàng triệu người bị cản trở giao thông. Vậy mình đáp ứng yêu cầu của hàng triệu người hay hàng nghìn người?
|
Đúng như báo chí phản ánh, vào dịp lễ, kỷ niệm...thì chúng ta làm nghiêm, còn sau đó bắt đầu lại buông lỏng. Lỗi từ cả hai phía. Các cơ quan chức năng cấm cũng khó, ra bắt thì người ta không chấp hành, thậm chí còn xô xát. Một khi đã xảy ra xô xát thì họ sẽ bị lên án nào là kéo gánh của dân, nào là làm rơi vãi hàng hóa của dân... Không đơn giản!
Hay chuyện lấn chiếm vỉa hè bày bán bánh trung thu cũng vậy. Mỗi dịp bánh trung thu, người cần bán, người cần mua bánh. Nếu không cho làm một số kiốt trên đường thì mua ở đâu? Bán ở đâu? Nhưng nếu cho lập thì lại bắt đầu ý kiến. Vì vậy, chúng tôi phải lựa chọn phương án tương đối thích hợp hơn cả.
Nếu không có các kiốt bên đường thì lại xảy ra cảnh người dân rồng rắn xếp hàng ở cổng nơi sản xuất. Thế nhưng bao nhiêu kiốt là vừa, cho làm kiốt ở những điểm nào thì thích hợp, chính quyền các cấp phải cân nhắc. Có những chỗ không thể cho lập kiốt mà họ cứ làm thì chúng ta phải dẹp.
Tôi phải nói kỹ như vậy để các đồng chí thấy quản lý trật tự giao thông đô thị khó như thế nào. Ý thức của lãnh đạo thành phố là luôn tìm ra các giải pháp ưu việt hơn vì lợi ích chung. Mong rằng mọi người ủng hộ và hiểu theo hướng đó”.
Minh Quân (lược ghi)
Bình luận