(VTC News) – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói về phương án và thời gian thi công đường ống nước mới sau 9 lần đường ống nước sông Đà bị vỡ.
Từ tháng 12/2012 đến nay, tuyến ống dẫn nước Sông Đà do Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư đã 9 lần xảy ra sự cố vỡ đường ống gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của 70.000 hộ dân Thủ đô Hà Nội.
Gần đây nhất là chỉ trong ba ngày (10 và 12/7), tuyến ống này đã vỡ tới hai lần, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân. Trước tình trạng này, UBND Thành phố Hà Nội đã đưa phương án xây dựng một tuyến đường ống mới, tránh phụ thuộc vào đường ống hiện tại.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Dục – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.
- Thưa ông, sau những lần đường ống nước sông Đà bị vỡ, UBND Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng thêm một đường ống dẫn nước nữa để phục vụ người dân, dự kiến đường ống này sẽ được xây dựng trong bao lâu?
Sau khi đường ống dẫn nước từ sông Đà xuống nhiều lần bị vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục nghìn hộ dân, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì cùng với công ty nước sạch, cấp nước của thành phố, hiện Sở cũng đã có phương án và sẽ triển khai thi công sớm nhất để dẫn nước từ nhà máy nước sông Đà về cấp cho người dân trong thành phố.
Dự kiến việc xây dựng đường ống này sẽ từ 70-80 ngày tính từ ngày khởi công.
- Kinh phí xây dựng được lấy được trích nguồn nào, thưa ông?
UBND Thành phố sẽ đứng ra chỉ đạo thi công đường ống truyền dẫn, vì vậy mà phải giao cho các ngành như tài chính, kế hoạch đầu tư cùng với các sở ngành khác để có kinh phí phù hợp, để huy động các nguồn vốn, ví dụ như sử dụng nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển, thiếu sẽ dùng phần vốn vay. Chúng ta sẽ huy động các nguồn vốn để đầu tư, ưu tiên cho công trình khẩn cấp, sớm có đường dẫn cấp nước cho người dân thủ đô.
- Nói như vậy, Vinaconex không có trách nhiệm gì trong việc xây dựng đường ống thứ hai này?
Vinaconex sẽ cấp nước cho địa bàn ở ranh giới đầu tiên đến đường 21, từ đường 21 đến đường vành đai 3 thì thành phố sẽ thi công để mua nước xuống trên tổng chiều dài khoảng 30km.
Đồng thời, Vinaconex phải triển khai ngay việc kiểm tra đường ống cũ bởi trong khi chúng ta chưa xây dựng được đường ống khác, Vinaconex phải chịu trách nhiệm đầu tư ngay tuyến số 2 để phù hợp với quy hoạch cho việc nâng công suất dẫn nước.
- Đường ống do thành phố xây dựng sẽ có những ưu điểm như thế nào để tránh tình trạng vỡ như đường ống của Vinaconex?
Đường ống bằng sợi thủy tinh của đường truyền dẫn nước số 1 chưa được sử dụng ở Việt Nam bao giờ nên có thể chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa hình, địa chất và điều kiện thực tế của chúng ta. Trong tuyến mới, chúng tôi sẽ chọn đường ống có ưu điểm về chịu lực khi truyền tải công suất và áp suất cao từ 120-140 nghìn m3/ngày đêm.
Sau khi tuyến này vào hoạt động sẽ góp phần giảm áp lực cho tuyến cũ nên giảm nguy cơ vỡ ống, mà nếu có vỡ cũng có đường ống khác thay thế.
- Sau khi đường ống này hoàn thành, Vinaconex sẽ tiếp tục là đơn vị quản lý hay một đơn vị nào khác?
Tuyến này thành phố bỏ kinh phí ra để đầu tư, chúng tôi sẽ không mua nước ở vành đai 3 nữa mà sẽ mua ở đường 21 như vậy xa hơn so với dự kiến khoảng 30km. Thành phố đầu tư đương nhiên sẽ bàn giao cho một đơn vị chuyên môn của thành phố để vận hành tốt hơn.
- Vinaconex sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào sau 9 lần vỡ ống nước? Tại sao đơn vị này lại được lựa chọn là đơn vị vừa đầu tư, thi công, quản lý đường ống này?
Năm 2007, chúng ta chọn các nhà đầu tư huy động các nguồn vốn xã hội hóa để giảm sức ép về việc nhà nước phải đầu tư. Vinaconex đã được chọn để đầu tư cả nhà máy và đường ống dẫn, nhà máy nước sông Đà thì hoạt động rất tốt nhưng đường ống thì như tôi đã nói, lần đầu được sử dụng ở Việt Nam nên không phù hợp với các điều kiện thực tế.
Việc chọn nhà đầu tư là doanh nghiệp theo hướng xã hội hóa thì tôi cho là rất trúng rồi, bây giờ đường ống vỡ thì chúng ta phải áp dụng các biện pháp để khắc phục.
Về nguyên nhân của vỡ đường ống thì hiện nay, Bộ Xây dựng đã giao Cục giám định nhà nước vào cuộc kiểm tra, thời gian tới sẽ công bố nguyên nhân, bây giờ việc của chúng ta là phải nhanh chóng triển khai đường ống khẩn cấp số 2 để nhanh chóng cấp nước cho người dân.
- Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Dũng
Gần đây nhất là chỉ trong ba ngày (10 và 12/7), tuyến ống này đã vỡ tới hai lần, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân. Trước tình trạng này, UBND Thành phố Hà Nội đã đưa phương án xây dựng một tuyến đường ống mới, tránh phụ thuộc vào đường ống hiện tại.
Hiện trường vụ vỡ ống nước ngày 12/7. |
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Dục – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.
- Thưa ông, sau những lần đường ống nước sông Đà bị vỡ, UBND Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng thêm một đường ống dẫn nước nữa để phục vụ người dân, dự kiến đường ống này sẽ được xây dựng trong bao lâu?
Sau khi đường ống dẫn nước từ sông Đà xuống nhiều lần bị vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục nghìn hộ dân, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì cùng với công ty nước sạch, cấp nước của thành phố, hiện Sở cũng đã có phương án và sẽ triển khai thi công sớm nhất để dẫn nước từ nhà máy nước sông Đà về cấp cho người dân trong thành phố.
Dự kiến việc xây dựng đường ống này sẽ từ 70-80 ngày tính từ ngày khởi công.
- Kinh phí xây dựng được lấy được trích nguồn nào, thưa ông?
UBND Thành phố sẽ đứng ra chỉ đạo thi công đường ống truyền dẫn, vì vậy mà phải giao cho các ngành như tài chính, kế hoạch đầu tư cùng với các sở ngành khác để có kinh phí phù hợp, để huy động các nguồn vốn, ví dụ như sử dụng nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển, thiếu sẽ dùng phần vốn vay. Chúng ta sẽ huy động các nguồn vốn để đầu tư, ưu tiên cho công trình khẩn cấp, sớm có đường dẫn cấp nước cho người dân thủ đô.
- Nói như vậy, Vinaconex không có trách nhiệm gì trong việc xây dựng đường ống thứ hai này?
Vinaconex sẽ cấp nước cho địa bàn ở ranh giới đầu tiên đến đường 21, từ đường 21 đến đường vành đai 3 thì thành phố sẽ thi công để mua nước xuống trên tổng chiều dài khoảng 30km.
Đồng thời, Vinaconex phải triển khai ngay việc kiểm tra đường ống cũ bởi trong khi chúng ta chưa xây dựng được đường ống khác, Vinaconex phải chịu trách nhiệm đầu tư ngay tuyến số 2 để phù hợp với quy hoạch cho việc nâng công suất dẫn nước.
Ông Lê Văn Dục, giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. |
- Đường ống do thành phố xây dựng sẽ có những ưu điểm như thế nào để tránh tình trạng vỡ như đường ống của Vinaconex?
Đường ống bằng sợi thủy tinh của đường truyền dẫn nước số 1 chưa được sử dụng ở Việt Nam bao giờ nên có thể chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa hình, địa chất và điều kiện thực tế của chúng ta. Trong tuyến mới, chúng tôi sẽ chọn đường ống có ưu điểm về chịu lực khi truyền tải công suất và áp suất cao từ 120-140 nghìn m3/ngày đêm.
Sau khi tuyến này vào hoạt động sẽ góp phần giảm áp lực cho tuyến cũ nên giảm nguy cơ vỡ ống, mà nếu có vỡ cũng có đường ống khác thay thế.
- Sau khi đường ống này hoàn thành, Vinaconex sẽ tiếp tục là đơn vị quản lý hay một đơn vị nào khác?
Tuyến này thành phố bỏ kinh phí ra để đầu tư, chúng tôi sẽ không mua nước ở vành đai 3 nữa mà sẽ mua ở đường 21 như vậy xa hơn so với dự kiến khoảng 30km. Thành phố đầu tư đương nhiên sẽ bàn giao cho một đơn vị chuyên môn của thành phố để vận hành tốt hơn.
- Vinaconex sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào sau 9 lần vỡ ống nước? Tại sao đơn vị này lại được lựa chọn là đơn vị vừa đầu tư, thi công, quản lý đường ống này?
Năm 2007, chúng ta chọn các nhà đầu tư huy động các nguồn vốn xã hội hóa để giảm sức ép về việc nhà nước phải đầu tư. Vinaconex đã được chọn để đầu tư cả nhà máy và đường ống dẫn, nhà máy nước sông Đà thì hoạt động rất tốt nhưng đường ống thì như tôi đã nói, lần đầu được sử dụng ở Việt Nam nên không phù hợp với các điều kiện thực tế.
Việc chọn nhà đầu tư là doanh nghiệp theo hướng xã hội hóa thì tôi cho là rất trúng rồi, bây giờ đường ống vỡ thì chúng ta phải áp dụng các biện pháp để khắc phục.
Về nguyên nhân của vỡ đường ống thì hiện nay, Bộ Xây dựng đã giao Cục giám định nhà nước vào cuộc kiểm tra, thời gian tới sẽ công bố nguyên nhân, bây giờ việc của chúng ta là phải nhanh chóng triển khai đường ống khẩn cấp số 2 để nhanh chóng cấp nước cho người dân.
- Xin cảm ơn ông!
Bình luận