(VTC News) – Người phát ngôn Chính phủ cho biết ông Nguyễn Xuân Sơn đi Mỹ khi chưa đủ căn cứ cho thấy đối tượng vi phạm.
Chiều 31/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7 để thông tin về những vấn đề mà báo chí và nhân dân quan tâm.
Nhiều phóng viên các báo đều đặt câu hỏi liên quan đến công tác bổ nhiệm cán bộ sau khi cơ quan công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên Tổng Giám đốc OceanBank.
Nhiều ý kiến băn khoăn khi chỉ một thời gian ngắn trước khi bị bắt, ông Sơn vẫn có mặt trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên giải thích: “Khi ấy, theo cơ quan điều tra, do chưa đủ chứng cứ chứng minh vi phạm pháp luật nên ông Sơn vẫn thi hành nhiệm vụ bình thường. Chỉ khi thấy có căn cứ ông Sơn vi phạm thì cơ quan điều tra mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định: “Công tác cán bộ nói chung và bổ nhiệm cán bộ đã có quy định khá đầy đủ cho từng cán bộ, tổ chức có trách nhiệm được làm gì.
Quy định về quản lý cán bộ cũng đã khá đầy đủ. Để bổ nhiệm cán bộ lên chức vụ như thế cần có quy trình khá chặt chẽ, theo từng bước, từng khâu. Cụ thể như: Nhận xét đánh giá, xem xét điều kiện, thẩm định tiêu chuẩn… đều được công khai minh bạch dân chủ, có ý kiến của từng tổ chức có chức năng quản lý cán bộ”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng khẳng định việc thực hiện quá trình bổ nhiệm đó không phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật hay đã có dấu hiệu vi phạm nhưng cố tình làm không đúng thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ.
Để phát hiện sai phạm, cơ quan điều tra phải qua nhiều nguồn tin, phải có đủ căn cứ để xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật hay không, từ đó mới áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết.
Người phát ngôn Chính phủ cho rằng để bổ nhiệm cán bộ lên chức vụ như trường hợp ông Nguyễn Xuân Sơn thì quy trình khá chặt chẽ, theo từng bước, từng khâu.
“Quan điểm của Chính phủ là một người có hành vi vi phạm pháp luật ở cương vị nào cũng đều xử lý nghiêm minh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định.
Liên quan đến việc vì sao vi phạm của ông Sơn diễn ra từ lâu, trong thời gian ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương (Oceanbak) mà vẫn là ứng viên được giới thiệu vào chức danh cao hơn (Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí), Bộ trưởng cho rằng bởi khi tiến hành các quy trình bổ nhiệm thì vẫn chưa phát hiện sai phạm.
“Bắt nguồn từ vụ Hà Văn Thắm, điều tra mở rộng phát hiện ra ông Sơn có 2 tội trong thời gian làm việc ở Oceanbank là cố ý làm trái, vi phạm các nguyên tắc, cụ thể sai phạm thế nào cơ quan điều tra sẽ xác định, tìm ra khâu nào ta còn yếu kém. Chính phủ đang chỉ đạo hoàn thiện cơ chế cán bộ ngày càng chặt chẽ hiệu quả hơn”, người phát ngôn Chính phủ thông tin.
Trước đó, ngày 21/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm Thịnh
Chiều 31/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7 để thông tin về những vấn đề mà báo chí và nhân dân quan tâm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2015. |
Nhiều ý kiến băn khoăn khi chỉ một thời gian ngắn trước khi bị bắt, ông Sơn vẫn có mặt trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên giải thích: “Khi ấy, theo cơ quan điều tra, do chưa đủ chứng cứ chứng minh vi phạm pháp luật nên ông Sơn vẫn thi hành nhiệm vụ bình thường. Chỉ khi thấy có căn cứ ông Sơn vi phạm thì cơ quan điều tra mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định: “Công tác cán bộ nói chung và bổ nhiệm cán bộ đã có quy định khá đầy đủ cho từng cán bộ, tổ chức có trách nhiệm được làm gì.
Quy định về quản lý cán bộ cũng đã khá đầy đủ. Để bổ nhiệm cán bộ lên chức vụ như thế cần có quy trình khá chặt chẽ, theo từng bước, từng khâu. Cụ thể như: Nhận xét đánh giá, xem xét điều kiện, thẩm định tiêu chuẩn… đều được công khai minh bạch dân chủ, có ý kiến của từng tổ chức có chức năng quản lý cán bộ”.
Ông Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam |
Để phát hiện sai phạm, cơ quan điều tra phải qua nhiều nguồn tin, phải có đủ căn cứ để xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật hay không, từ đó mới áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết.
Người phát ngôn Chính phủ cho rằng để bổ nhiệm cán bộ lên chức vụ như trường hợp ông Nguyễn Xuân Sơn thì quy trình khá chặt chẽ, theo từng bước, từng khâu.
“Quan điểm của Chính phủ là một người có hành vi vi phạm pháp luật ở cương vị nào cũng đều xử lý nghiêm minh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định.
Liên quan đến việc vì sao vi phạm của ông Sơn diễn ra từ lâu, trong thời gian ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương (Oceanbak) mà vẫn là ứng viên được giới thiệu vào chức danh cao hơn (Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí), Bộ trưởng cho rằng bởi khi tiến hành các quy trình bổ nhiệm thì vẫn chưa phát hiện sai phạm.
“Bắt nguồn từ vụ Hà Văn Thắm, điều tra mở rộng phát hiện ra ông Sơn có 2 tội trong thời gian làm việc ở Oceanbank là cố ý làm trái, vi phạm các nguyên tắc, cụ thể sai phạm thế nào cơ quan điều tra sẽ xác định, tìm ra khâu nào ta còn yếu kém. Chính phủ đang chỉ đạo hoàn thiện cơ chế cán bộ ngày càng chặt chẽ hiệu quả hơn”, người phát ngôn Chính phủ thông tin.
Trước đó, ngày 21/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm Thịnh
Bình luận