(VTC News)- Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định ngành giáo dục Việt Nam có thể tự hào về những thành tích đặc biệt xuất sắc trong 70 năm qua.
Phát biểu tại lễ Kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ 6, ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: “Ngay từ ngày đầu thành lập nước năm 1945, với minh triết: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, "diệt giặc dốt", coi đây là khâu đột phá để nâng cao dân trí”.
Phong trào Bình dân học vụ đã đạt được kết quả quan trọng trong việc xóa mù chữ; ngành giáo dục có sự phát triển và thay đổi về chất; bước đầu hình thành xã hội học tập.
Dù phải dạy và học ở các vùng an toàn khu, trong những điều kiện học tập vô cùng khó khăn, nhưng ngành giáo dục trong 9 năm kháng chiến đã đào tạo được một thế hệ nhân lực có phẩm chất và năng lực, trình độ cao, đặt nền móng vững chắc cho nền giáo dục nước nhà.
Trong những năm đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, cùng với nhân dân cả nước, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ, nhân viên ngành giáo dục đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng vừa phục vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam và chuẩn bị nguồn lực cho công cuộc tái thiết đất nước sau ngày thống nhất.
Bất chấp mưa bom, bão đạn, các lớp học không ngừng được xây dựng ở khắp mọi miền ở miền Bắc. Chưa một ngày nào việc dạy và học phải ngừng lại vì những khó khăn, nguy hiểm của chiến tranh.
Hàng nghìn thầy giáo, cô giáo đã xung phong ra mặt trận, và hàng trăm ngàn học sinh đã tiếp nối tấm gương của các thầy, các cô để đi theo tiếng gọi của chính nghĩa, cầm súng bảo về Tổ quốc, giành lại hòa bình, thống nhất đất nước.
Sau năm 1975, ngành giáo dục đã nhanh chóng được thống nhất thành một hệ thống trong cả nước và đã trở thành một trong những động lực to lớn cùng cả dân tộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
“Chúng ta có quyền tự hào rằng: nếu như năm 1945, hơn 95% dân số không biết chữ, cứ 1 triệu người dân mới có 32 người có trình độ cao đẳng, đại học thì ngày nay, cứ mỗi sớm mai, khi bình minh lên, cả nước có một “đạo quân” khổng lồ với hơn 23 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu thầy giáo, cô giáo đến trường”, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Gần 1/3 dân số Việt Nam trên khắp mọi miền của đất nước, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền núi, biên giới, hải đảo và các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang hàng ngày, hàng giờ tham gia vào quá trình giáo dục, giảng dạy, học tập để phát triển đất nước, hội nhập với thế giới.
Thành tựu to lớn của ngành giáo dục Việt Nam 70 năm qua gắn liền với kết quả của các phong trào thi đua yêu nước, làm theo lời Bác: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Trong suốt chặng đường lịch sử đó, hàng triệu tấm gương là tập thể, cá nhân là các điển hình tiên tiến; hàng vạn tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…
“Chỉ tính riêng trong giai đoạn 5 năm qua (từ năm 2010 đến 2015), toàn ngành Giáo dục đã có 11 tập thể được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; 110 cá nhân được nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc; 79 nhà giáo Nhân dân và hơn một ngàn Nhà giáo ưu tú”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn chứng.
Ông Nhân chia sẻ đã có biết bao thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đang miệt mài, âm thầm, lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, bám trường, bám lớp để chăm lo, nuôi, dạy các em học sinh thành người.
Trong 5 năm qua, Việt Nam đã có 166 học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế. 36 em đã đoạt Huy chương Vàng, 52 em đoạt Huy chương Bạc, 51 em đoạt huy chương Đồng.
Đặc biệt xuất sắc là các em như: Vũ Thanh Trung Nam, học sinh trường THPT Hà Nội-Amsterdam ba lần đoạt Huy chương vàng quốc tế; em Ngô Phi Long, học sinh trường THPT chuyên tỉnh Sơn La, địa phương miền núi còn nhiều khó khăn đã đoạt Huy chương vàng môn Vật lý quốc tế…
Các đội tuyển học sinh tham gia thi Olympic quốc tế tiếp tục đạt thành tích xuất sắc, năm sau cao hơn năm trước, khẳng định vị thế cao của Việt Nam trong một số ngành đào tạo với bạn bè quốc tế.
Năm học 2015-2016 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
“Trong những năm tiếp theo, tôi đề nghị ngành giáo dục tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa các phong trào thi đua làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lưu ý.
Ông Nhân cũng nhấn mạnh ngành giáo dục cần tiếp tục phát huy và nhân rộng nhiều hơn nữa những mô hình mới, cách làm hay của các điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tấm gương tiêu biểu có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của giáo dục nước nhà.
Trong đó, ngành giáo dục cần quan tâm đến những nhà giáo trực tiếp giảng dạy, nhà giáo là nữ, nhà giáo đang công tác ở vùng núi, biên giới, hải đảo và các em học sinh, sinh viên nỗ lực sáng tạo, có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, có nghĩa cử cao đẹp.
“Tôi đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương, tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ giáo dục và Đào tạo, coi giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, cùng ngành giáo dục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao”, ông Nhân kết luận.
Phạm Thịnh (lược ghi)
Phát biểu tại lễ Kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ 6, ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: “Ngay từ ngày đầu thành lập nước năm 1945, với minh triết: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, "diệt giặc dốt", coi đây là khâu đột phá để nâng cao dân trí”.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Dù phải dạy và học ở các vùng an toàn khu, trong những điều kiện học tập vô cùng khó khăn, nhưng ngành giáo dục trong 9 năm kháng chiến đã đào tạo được một thế hệ nhân lực có phẩm chất và năng lực, trình độ cao, đặt nền móng vững chắc cho nền giáo dục nước nhà.
Trong những năm đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, cùng với nhân dân cả nước, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ, nhân viên ngành giáo dục đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng vừa phục vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam và chuẩn bị nguồn lực cho công cuộc tái thiết đất nước sau ngày thống nhất.
Bất chấp mưa bom, bão đạn, các lớp học không ngừng được xây dựng ở khắp mọi miền ở miền Bắc. Chưa một ngày nào việc dạy và học phải ngừng lại vì những khó khăn, nguy hiểm của chiến tranh.
Hàng nghìn thầy giáo, cô giáo đã xung phong ra mặt trận, và hàng trăm ngàn học sinh đã tiếp nối tấm gương của các thầy, các cô để đi theo tiếng gọi của chính nghĩa, cầm súng bảo về Tổ quốc, giành lại hòa bình, thống nhất đất nước.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cùng các vị lãnh đạo, Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT trân trọng đón nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Sau năm 1975, ngành giáo dục đã nhanh chóng được thống nhất thành một hệ thống trong cả nước và đã trở thành một trong những động lực to lớn cùng cả dân tộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
“Chúng ta có quyền tự hào rằng: nếu như năm 1945, hơn 95% dân số không biết chữ, cứ 1 triệu người dân mới có 32 người có trình độ cao đẳng, đại học thì ngày nay, cứ mỗi sớm mai, khi bình minh lên, cả nước có một “đạo quân” khổng lồ với hơn 23 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu thầy giáo, cô giáo đến trường”, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Gần 1/3 dân số Việt Nam trên khắp mọi miền của đất nước, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền núi, biên giới, hải đảo và các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang hàng ngày, hàng giờ tham gia vào quá trình giáo dục, giảng dạy, học tập để phát triển đất nước, hội nhập với thế giới.
Thành tựu to lớn của ngành giáo dục Việt Nam 70 năm qua gắn liền với kết quả của các phong trào thi đua yêu nước, làm theo lời Bác: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Trong suốt chặng đường lịch sử đó, hàng triệu tấm gương là tập thể, cá nhân là các điển hình tiên tiến; hàng vạn tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…
“Chỉ tính riêng trong giai đoạn 5 năm qua (từ năm 2010 đến 2015), toàn ngành Giáo dục đã có 11 tập thể được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; 110 cá nhân được nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc; 79 nhà giáo Nhân dân và hơn một ngàn Nhà giáo ưu tú”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn chứng.
Ông Nhân chia sẻ đã có biết bao thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đang miệt mài, âm thầm, lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, bám trường, bám lớp để chăm lo, nuôi, dạy các em học sinh thành người.
Trong 5 năm qua, Việt Nam đã có 166 học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế. 36 em đã đoạt Huy chương Vàng, 52 em đoạt Huy chương Bạc, 51 em đoạt huy chương Đồng.
Đặc biệt xuất sắc là các em như: Vũ Thanh Trung Nam, học sinh trường THPT Hà Nội-Amsterdam ba lần đoạt Huy chương vàng quốc tế; em Ngô Phi Long, học sinh trường THPT chuyên tỉnh Sơn La, địa phương miền núi còn nhiều khó khăn đã đoạt Huy chương vàng môn Vật lý quốc tế…
Các đội tuyển học sinh tham gia thi Olympic quốc tế tiếp tục đạt thành tích xuất sắc, năm sau cao hơn năm trước, khẳng định vị thế cao của Việt Nam trong một số ngành đào tạo với bạn bè quốc tế.
Năm học 2015-2016 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
“Trong những năm tiếp theo, tôi đề nghị ngành giáo dục tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa các phong trào thi đua làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lưu ý.
Ông Nhân cũng nhấn mạnh ngành giáo dục cần tiếp tục phát huy và nhân rộng nhiều hơn nữa những mô hình mới, cách làm hay của các điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tấm gương tiêu biểu có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của giáo dục nước nhà.
Trong đó, ngành giáo dục cần quan tâm đến những nhà giáo trực tiếp giảng dạy, nhà giáo là nữ, nhà giáo đang công tác ở vùng núi, biên giới, hải đảo và các em học sinh, sinh viên nỗ lực sáng tạo, có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, có nghĩa cử cao đẹp.
“Tôi đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương, tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ giáo dục và Đào tạo, coi giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, cùng ngành giáo dục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao”, ông Nhân kết luận.
Phạm Thịnh (lược ghi)
Bình luận