(VTC News) - Nhân dân đề nghị Bộ Công thương và chính quyền các cấp siết chặt việc cấp phép kinh doanh và giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm bán hàng đa cấp.
Sáng 21/3, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam đã trình bày báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ phải có các biện pháp quản lý về sản xuất kinh doanh và quản lý thị trường.
“Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng đa cấp lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Một số vụ việc diễn ra trong thời gian dài, phạm vi rộng ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn cho nhiều người dân nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
Ông Nhân dẫn chứng chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, Công ty Liên Kết Việt lừa đảo hơn 60 nghìn người tại 27 tỉnh, thành phố với số tiền chiếm đoạt hơn 1.900 tỷ đồng, người bị lừa ít nhất là hơn 8 triệu đồng, đặc biệt có người bị lừa đến 6 tỷ đồng.
Cử tri và nhân dân đề nghị Bộ Công thương và chính quyền các cấp siết chặt việc cấp phép kinh doanh và giám sát chặt chẽ việc bán hàng đa cấp, xử lý nghiêm các vi phạm.
Bên cạnh đó, cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và tiêu dùng.
“Nhân dân lo lắng, bức xúc về việc sử dụng hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm và việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi trong nước”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ 17/12/2015 đến 16/02/2016, trên địa bàn cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm 784 người bị ngộ độc, trong đó 01 trường hợp tử vong.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thực phẩm, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, song tình hình vẫn rất nghiêm trọng.
Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành thanh tra 20 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với kết quả 80% số cơ sở phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm”, ông Nhân đề nghị.
Thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu giảm nhiều lần do giá dầu quốc tế giảm mạnh nhưng còn nhiều doanh nghiệp vẫn không giảm cước vận tải theo quy định của nhà nước.
Năm 2015, giá xăng đã có 18 lần điều chỉnh với 6 lần tăng và 12 lần giảm. Sau 12 lần giảm giá trong năm 2015, mặt hàng xăng RON 92 đã giảm được trên 7.000 đồng/lít.
Từ đầu năm 2016 đến nay, giá xăng điều chỉnh chỉnh giảm 4 đợt, lần điều chỉnh thứ nhất vào ngày 4/1: giá xăng RON 92 giảm 370 đồng/lít; lần thứ 2 vào ngày 19/01: giá xăng giảm 590 đồng/lít; lần thứ 3, ngày 3/02: giá xăng RON 92 giảm 730 đồng/lít. Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá xăng đã giảm được tất cả 2.650 đồng/lít.
Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý, điều hành giá cả hàng hóa, đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế, nhất là quyền lợi của người tiêu dùng.
Phạm Thịnh
Sáng 21/3, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam đã trình bày báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ phải có các biện pháp quản lý về sản xuất kinh doanh và quản lý thị trường.
Lãnh đạo Cty Liên Kết Việt tại lễ đón nhận Bằng khen giả (Lê Xuân Giang áo sẫm màu, giữa). |
“Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng đa cấp lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Một số vụ việc diễn ra trong thời gian dài, phạm vi rộng ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn cho nhiều người dân nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
Ông Nhân dẫn chứng chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, Công ty Liên Kết Việt lừa đảo hơn 60 nghìn người tại 27 tỉnh, thành phố với số tiền chiếm đoạt hơn 1.900 tỷ đồng, người bị lừa ít nhất là hơn 8 triệu đồng, đặc biệt có người bị lừa đến 6 tỷ đồng.
Cử tri và nhân dân đề nghị Bộ Công thương và chính quyền các cấp siết chặt việc cấp phép kinh doanh và giám sát chặt chẽ việc bán hàng đa cấp, xử lý nghiêm các vi phạm.
Video: Cận cảnh buổi hội thảo hoành tráng của đa cấp Liên kết Việt
Nguồn: VTV
Bên cạnh đó, cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và tiêu dùng.
“Nhân dân lo lắng, bức xúc về việc sử dụng hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm và việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi trong nước”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ 17/12/2015 đến 16/02/2016, trên địa bàn cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm 784 người bị ngộ độc, trong đó 01 trường hợp tử vong.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thực phẩm, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, song tình hình vẫn rất nghiêm trọng.
Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành thanh tra 20 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với kết quả 80% số cơ sở phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm”, ông Nhân đề nghị.
Thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu giảm nhiều lần do giá dầu quốc tế giảm mạnh nhưng còn nhiều doanh nghiệp vẫn không giảm cước vận tải theo quy định của nhà nước.
Năm 2015, giá xăng đã có 18 lần điều chỉnh với 6 lần tăng và 12 lần giảm. Sau 12 lần giảm giá trong năm 2015, mặt hàng xăng RON 92 đã giảm được trên 7.000 đồng/lít.
Từ đầu năm 2016 đến nay, giá xăng điều chỉnh chỉnh giảm 4 đợt, lần điều chỉnh thứ nhất vào ngày 4/1: giá xăng RON 92 giảm 370 đồng/lít; lần thứ 2 vào ngày 19/01: giá xăng giảm 590 đồng/lít; lần thứ 3, ngày 3/02: giá xăng RON 92 giảm 730 đồng/lít. Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá xăng đã giảm được tất cả 2.650 đồng/lít.
Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý, điều hành giá cả hàng hóa, đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế, nhất là quyền lợi của người tiêu dùng.
Phạm Thịnh
Bình luận