• Zalo

Ông Nguyễn Thế Kỷ: 'Nhà báo đừng tự cho mình cái quyền'

Sức khỏeThứ Tư, 25/03/2015 03:35:00 +07:00Google News

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, người viết báo đừng cho mình cái quyền nọ quyền kia.

(VTC News) - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, người viết báo đừng cho mình cái quyền nọ quyền kia.

Ông Nguyễn Thế Kỷ: Đừng tự cho mình cái quyền


Trước bài báo về vụ việc bệnh nhân Trang ở Hà Tĩnh 'tố' bác sĩ TS. Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ dịch vụ vì cô là người viết báo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ nói: "Khi mục đích đến bệnh viện để được chữa bệnh thì mình không cần phải xưng mình là ai. Ngay cả người nghèo nhất, địa vị xã hội thấp cũng không phải nói điều đó.

Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ: Dù là nhà báo cũng không nên xưng là nhà báo. Ảnh: Nguyễn Tâm
Người có chức phận càng cao thì càng không nên nói. Dù là nhà báo cũng không nên xưng là nhà báo. Nhiều khi anh nói thế, sẽ tạo cho thầy thuốc một tác động nào đó về tâm lý”.

Ông Nguyễn Thế Kỷ cũng khẳng định: “Người phóng viên khi tác nghiệp, ngoài kiến thức, kỹ năng trình độ, còn có yếu tố cảm xúc.

Với cảm xúc này, nhà báo cố gắng che giấu đi. Sự yêu - ghét sẽ tác động đến người đọc. Nên thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, công bằng.

Khi làm việc gì đó, đừng cho mình cái quyền nọ quyền kia.
Có thể kiến thức, sự trải nghiệm chưa nhiều nên có nhà báo viết còn nặng về cảm tính.

Tất nhiên người làm báo có trái tim, viết báo bằng trái tim và khối óc là tốt nhất. Đối với người biên tập, sau khi phóng viên mang tin về, cần có sự trao đổi để biết được nguồn nhân chứng đã chính xác chưa.

Phóng viên khi viết phê phán cần phê phán để tốt đẹp hơn chứ không phải là soi mói để hạ bệ hoặc đánh 1 ai đó. Trong hoạt động báo chí, cần kết hợp cả yếu tố nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp".

Bác sỹ Vũ Bá Quyết kể lại sự việc với bệnh nhân tên Trang. (Video: Nguyễn Tâm)

 
Ông Nguyễn Viết Tiến: Bệnh nhân cần lời nói nhẹ

Trả lời VTC News, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nói: “Chúng tôi đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí.Phóng viên không phải người trực tiếp cầm dao mổ nhưng họ tuyên truyền tránh bệnh tật giúp cho người dân hiểu hơn.

Nhưng nhìn nhận thế nào và cách xử lý thế nào theo tôi là quan trọng.Người bệnh và bác sỹ cần có sự chia sẻ, thông cảm cho nhau. Tư tưởng và cách giải quyết vấn đề nên nhìn vào màu hồng, nhìn vào cái tốt. Quyết tâm loại bỏ cái xấu cái đen, cần có cái nhìn nhân văn.
Bác sỹ Vũ Bá Quyết. Ảnh: Nguyễn Tâm
Khi xảy ra biến cố nào đó, cần nhìn nhiều góc độ để có cái nhìn biện chứng. Tôi là người cầm dao 33 năm liên tục không hề ngừng nghỉ, không có nghĩa là có thể làm được tất mọi trường hợp. Nhưng có những quy tắc ứng xử cực kỳ quan trọng. Nếu không mổ được, vì lý do nào đó, tôi sẽ giới thiệu cho người này người nọ có thể làm. Trường hợp chị không phải là cấp cứu, nếu có thể tôi sẽ sắp xếp lịch. Đó là cả một nghệ thuật.

Tôi nói với nhân viên: Người bệnh đã rất đau khổ nên họ cần được những lời nói nhẹ nhàng. Khi đến bệnh viện phải vứt bỏ mọi bức xúc ở nhà".

Trước đó, phản hồi về vụ việc này, TS Vũ Bá Quyết khẳng định: “Tôi từ chối mổ dịch vụ vì còn nhiều bệnh nhân nặng hơn, mổ cấp cứu đang xếp hàng chờ.Bệnh nhân này không phải là bệnh nhân cấp cứu".

Chia sẻ về việc có phải vì là nhà báo mà bác sỹ từ chối, bác sỹ Quyết nói: “Trước đó, báo Người đưa tin đã "bẫy" tôi 1 lần rồi nên tôi có giật mình”.

Nguyễn Tâm

Bình luận
vtcnews.vn