(VTC News) - Tân Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh lại cảnh báo ngân hàng trong một cuộc họp ở Đà Nẵng hôm qua.
Nhiều ngân hàng vẫn "giấu bệnh"
Thành tựu trong những năm đổi mới vừa qua phải nói công lao rất to lớn thuộc về ngành ngân hàng, nhưng nếu mai đây nền kinh tế này có sụp đổ thì cũng chính là bắt đầu từ hệ thống ngân hàng, ông Thanh nói tạiHội nghị Triển khai các giải pháp tiền tệ, ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển KT-XH trên địa bàn Đà Nẵng ngày 20/3.
"Với cách làm hiện nay, thì độ dung sai quá lớn, cho nên một số ngân hàng đối phó, giấu bệnh.
Từ lúc cho vay thông thoáng, nay sợ quá, sợ đến hoảng loạn, không dám cho vay nữa nên ra điều kiện vay rất ngặt nghèo, cuối cùng không phân biệt được doanh nghiệp nào với doanh nghiệp nào", ông Thanh nói.
Theo ông Nguyễn Bá Thanh, xử lý nợ xấu nếu không khéo sẽ phát sinh tiêu cực |
Theo ông Thanh, ngân hàng nhà nước cần xem xét, tìm kiếm nguồn vốn khác, thậm chí từ nước ngoài với chi phí phù hợp về cho doanh nghiệp trong nước vay.
“Cho nên giải quyết bài toán kích cầu cho nền kinh tế sôi động trở lại đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ chứ không chỉ mỗi ngành ngân hàng”, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.
Vạch ra điểm yếu của ngân hàng, ông Thanh nói: Ở một số nước hệ thống ngân hàng rất hiện đại, minh bạch, không có chuyện báo cáo sai lệch, còn ở Việt Nam "nói dối cũng tương đối quen rồi.
Một con số thì trong nội bộ biết, một con số để báo cáo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, một con số để báo cáo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn, còn con số thật không phải thế, mình giấu bệnh với nhau".
|
Một con số thì trong nội bộ biết, một con số để báo cáo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, một con số để báo cáo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn, còn con số thật không phải thế, mình giấu bệnh với nhau".
Đừng chỉ cho "uống thuốc an thần"
Sau khi lắng nghe ý kiến trao đổi giữa ngân hàng và doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề về chính sách và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong thời gian qua chưa đi đến điểm chung, thỏa mãn nhu cầu để doanh nghiệp vượt khó.
Ông Thanh cho rằng: “Tình hình kinh tế của nước ta không được thuận lắm trong những năm gần đây. Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng có tác động, cũng có ảnh hưởng nhưng nhìn so với các nước trong khu vực thì lãi suất cho vay còn ở mức cao. Lãi suất đã cao rồi, năng suất lao động lại thấp nên sản phẩm của mình không cạnh tranh được với các nước. Khiến các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn”.
Ông Thanh cho rằng: “Tình hình kinh tế của nước ta không được thuận lắm trong những năm gần đây. Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng có tác động, cũng có ảnh hưởng nhưng nhìn so với các nước trong khu vực thì lãi suất cho vay còn ở mức cao. Lãi suất đã cao rồi, năng suất lao động lại thấp nên sản phẩm của mình không cạnh tranh được với các nước. Khiến các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn”.
Theo các doanh nghiệp, công tác hoạch định chính sách đang "vênh" so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp |
Cũng theo ông Thanh, ở nước ngoài, ngân hàng rất quý trọng doanh nghiệp, trong khi ở Việt Nam, thì ngược lại. Doanh nghiệp cần ngân hàng, lúc nào cũng phải đi năn nỉ ngân hàng, khó khăn đủ bề.
Ngân hàng cần phát hiện ra dự án để đưa đồng vốn vào sinh lợi, chứ không thể để đồng tiền chạy lòng vòng bên này qua bên kia trong khi sản xuất có những chỗ rất cần nhưng lại không có vốn.
Ngân hàng cần phát hiện ra dự án để đưa đồng vốn vào sinh lợi, chứ không thể để đồng tiền chạy lòng vòng bên này qua bên kia trong khi sản xuất có những chỗ rất cần nhưng lại không có vốn.
"Tôi đồng ý với anh Bình (thống đốc Nguyễn Văn Bình) là trong lúc khó khăn này, các ngân hàng và doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau bàn cách tháo gỡ, chia sẻ. Chứ lâu lâu họp cho uống thuốc an thần như thế này, rồi cho thêm một số kiến thức ngân hàng thì không giải quyết được vấn đề mà phải đi vào những cái cụ thể.
Doanh nghiệp đang nợ thì giãn nợ ra sao, khoanh nợ như thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn", ông Thanh nói.
Thẳng thắn phát biểu, ông Thanh cho rằng, hiện nay "một số ngân hàng không biết sợ là gì. Trong các lĩnh vực có nhiều tiêu cực thì ngân hàng cũng là một lĩnh vực mà xã hội đang quan tâm".
Bửu LânDoanh nghiệp đang nợ thì giãn nợ ra sao, khoanh nợ như thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn", ông Thanh nói.
Về chuyện huy động vốn, ông Thanh cũng chỉ ra, việc huy động vốn đang có vấn đề. Ví như "nói là huy động 8% nhưng lén cho thêm ở ngoài mấy % nữa. Nói cho vay 14 - 15% nhưng cũng khèo thêm họ chung chi ở bên ngoài. Nếu trong cuộc chơi 11 cầu thủ bóng đá mà có 1 - 2 ông đi cá độ như thế thì còn đá đấm gì nữa? Nên cuộc chơi này đòi hỏi phải có kỷ luật. Tôi đề nghị với Thống đốc, cái này không du di được, phải lập lại trật tự kỷ cương nếu muốn lành mạnh".
Thẳng thắn phát biểu, ông Thanh cho rằng, hiện nay "một số ngân hàng không biết sợ là gì. Trong các lĩnh vực có nhiều tiêu cực thì ngân hàng cũng là một lĩnh vực mà xã hội đang quan tâm".
Bình luận