Tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) sáng 3/7, ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định chúng ta không sợ chiến tranh nhưng cần phải bình tĩnh tìm giải pháp tốt nhất.
“Tôi năm nay 85 tuổi nhưng vẫn quan tâm tình hình biển đảo của Tổ quốc và rất bức xúc khi chủ quyền vùng biển của mình bị Trung Quốc xâm phạm. Đã đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, từng bị thương, từng gian khổ, tù đày nên tôi rất thấm thía dân mình chẳng ai muốn chiến tranh cả, nhưng nếu đất nước bị xâm lược thì vẫn xung phong cầm súng. Tuy tôi đã già, con cái nuôi đầy đủ nhưng hễ các cấp lãnh đạo kêu gọi chống xâm lược là tôi đi liền!”.
Cụ Nguyễn Chí (thôn Dương Lâm 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) nói như vậy với ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang sáng 3/7. Câu nói của ông được hầu hết các cử tri ngồi chật kín hội trường Huyện ủy Hòa Vang vỗ tay hoan nghênh.
Cụ Lê Đình Thắng (năm nay xấp xỉ 80 tuổi, ở thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong) nói: “Tôi tin tưởng Đảng và Nhà nước chúng ta không nhân nhượng một chút gì với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, giữ vững đất nước. Tôi rất đồng tình với Quốc hội là chúng ta bảo vệ chủ quyền nhưng cũng phải giữ cho được hòa bình.
Đất nước ta đã trải qua chiến tranh dai dẳng, hy sinh mất mát quá nhiều rồi, chừ phải cố giữ hòa bình để làm ăn, sinh sống. Giữ hòa bình không phải ta nhân nhượng mà vẫn tiếp tục đấu tranh đến cùng bằng các biện pháp hòa bình. Đây là chuyện lâu dài chứ không thể nôn nóng được, vì Trung Quốc có mưu đồ và đã chuẩn bị từ lâu. Vừa rồi thấy Nhà nước quan tâm đầu tư tàu bè cho kiểm ngư, cảnh sát biển, ngư dân thì tôi cũng yên tâm hơn”.
Trước sự quan tâm rất lớn của cử tri đối với vấn đề Biển Đông, ông Nguyễn Bá Thanh nêu rõ: “Chúng ta không sợ chiến tranh, nhưng liệu bây giờ đưa tàu bè ra đánh nhau có phải là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề không? Muốn đất nước phát triển thì phải giữ môi trường hòa bình, ổn định rồi làm ăn, kiếm đồng ra đồng vô mới phát triển được. Nhưng như thế không có nghĩa chúng ta để mặc họ muốn làm gì thì làm mà vẫn đang tiếp tục đấu tranh quyết liệt!”.
Với cụ Nguyễn Chí, ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ: “Lòng yêu nước của những người như cụ là hết sức đáng quý, đáng trân trọng. Nhưng trong vấn đề Biển Đông, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, hết sức kiềm chế và theo sự lãnh đạo chung của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Chúng ta không từ bỏ chủ quyền, đương nhiên là vậy rồi. Xâm phạm đến chủ quyền là chúng ta phải đấu tranh, kiên quyết nhưng cũng phải kiên trì và dứt khoát nói với nhau là đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. Quốc tế cũng không ủng hộ ai dùng các biện pháp gây hấn, leo thang căng thẳng, xung đột vũ trang...”.
Theo ông Nguyễn Bá Thanh, việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi năm 1974, nay lại hạ đặt trái phép giàn khoan lấn sâu trong vùng biển Việt Nam là có thật. Việc Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông, dùng mọi cách thức nhằm hợp thức hóa chủ quyền “đường lưỡi bò” 9 đoạn, 10 đoạn thì người dân Việt Nam cũng như dư luận thế giới đều biết cả.
“Nhưng họ có làm được điều đó hay không lại là chuyện khác, đâu có đơn giản thế. Họ vẽ ra theo ý muốn của họ nhưng dễ gì ai cho lấy hết biển đảo đó. Trung Quốc muốn ai đi qua Biển Đông cũng phải xin phép họ. Ý đồ của họ là như thế nhưng đâu có dễ. Không có chuyện đâu. Còn có quốc tế nữa chứ không riêng chi Việt Nam. Tàu Mỹ, tàu Nhật chở hàng hóa đi trên tuyến biển quốc tế như thế làm sao Trung Quốc có thể lục soát, ngăn cản họ được? Xảy ra chiến tranh ngay!” – ông Nguyễn Bá Thanh nói.
Về phía Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: “Tàu của Trung Quốc chế ra là để đâm húc, còn tàu của mình để đi tuần tra chứ có phải để đâm húc ai đâu. Thế nên nhiều tàu của ta bị hư hại do tàu Trung Quốc cố tình đâm va, phun vòi rồng. Nhưng chúng ta vẫn kiên quyết bám hiện trường để khẳng định chủ quyền và yêu cầu họ phải rút giàn khoan, tàu bè ra khỏi vùng biển Việt Nam. Rồi chúng ta cũng đưa vấn đề ra quốc tế để thế giới thấy rõ những việc làm sai trái của phía Trung Quốc. Đồng thời chúng ta cũng đã và đang sử dụng mọi biện pháp để chứng minh lẽ phải thuộc về mình”.
Chốt lại vấn đề, ông Nguyễn Bá Thanh nói: “Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Cuộc đấu tranh chủ quyền với Trung Quốc là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nên phải hết sức bình tĩnh, kiên cường. Không nên để xảy ra tình trạng như vừa rồi ở một số địa phương, kéo nhau đi đốt phá khiến bây giờ đất nước đang khó khăn mà phải bỏ ra cả chục ngàn tỉ đồng để bồi thường. Yêu nước kiểu đó là phá hoại, là vi phạm pháp luật, là làm xấu hình ảnh Việt Nam. Không ai khuyến khích yêu nước kiểu như vậy cả!”.
» Ông Nguyễn Bá Thanh: Không khoan nhượng với tham nhũng
» Ông Nguyễn Bá Thanh: Việc phong hàm cấp tướng, tá rất nhạy cảm
» Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm rõ nghi vấn 'động trời' ở dự án Sing Việt
Theo Infonet
Ông Nguyễn Bá Thanh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) sáng 3/7 (Ảnh: HC) |
Cụ Nguyễn Chí (thôn Dương Lâm 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) nói như vậy với ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang sáng 3/7. Câu nói của ông được hầu hết các cử tri ngồi chật kín hội trường Huyện ủy Hòa Vang vỗ tay hoan nghênh.
Cụ Lê Đình Thắng (năm nay xấp xỉ 80 tuổi, ở thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong) nói: “Tôi tin tưởng Đảng và Nhà nước chúng ta không nhân nhượng một chút gì với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, giữ vững đất nước. Tôi rất đồng tình với Quốc hội là chúng ta bảo vệ chủ quyền nhưng cũng phải giữ cho được hòa bình.
Đất nước ta đã trải qua chiến tranh dai dẳng, hy sinh mất mát quá nhiều rồi, chừ phải cố giữ hòa bình để làm ăn, sinh sống. Giữ hòa bình không phải ta nhân nhượng mà vẫn tiếp tục đấu tranh đến cùng bằng các biện pháp hòa bình. Đây là chuyện lâu dài chứ không thể nôn nóng được, vì Trung Quốc có mưu đồ và đã chuẩn bị từ lâu. Vừa rồi thấy Nhà nước quan tâm đầu tư tàu bè cho kiểm ngư, cảnh sát biển, ngư dân thì tôi cũng yên tâm hơn”.
Trước sự quan tâm rất lớn của cử tri đối với vấn đề Biển Đông, ông Nguyễn Bá Thanh nêu rõ: “Chúng ta không sợ chiến tranh, nhưng liệu bây giờ đưa tàu bè ra đánh nhau có phải là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề không? Muốn đất nước phát triển thì phải giữ môi trường hòa bình, ổn định rồi làm ăn, kiếm đồng ra đồng vô mới phát triển được. Nhưng như thế không có nghĩa chúng ta để mặc họ muốn làm gì thì làm mà vẫn đang tiếp tục đấu tranh quyết liệt!”.
Cụ Nguyễn Chí: "Tuy tôi đã già, con cái nuôi đầy đủ nhưng hễ các cấp lãnh đạo kêu gọi chống xâm lược là tôi đi liền!” (Ảnh: HC) |
Với cụ Nguyễn Chí, ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ: “Lòng yêu nước của những người như cụ là hết sức đáng quý, đáng trân trọng. Nhưng trong vấn đề Biển Đông, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, hết sức kiềm chế và theo sự lãnh đạo chung của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Chúng ta không từ bỏ chủ quyền, đương nhiên là vậy rồi. Xâm phạm đến chủ quyền là chúng ta phải đấu tranh, kiên quyết nhưng cũng phải kiên trì và dứt khoát nói với nhau là đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. Quốc tế cũng không ủng hộ ai dùng các biện pháp gây hấn, leo thang căng thẳng, xung đột vũ trang...”.
Theo ông Nguyễn Bá Thanh, việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi năm 1974, nay lại hạ đặt trái phép giàn khoan lấn sâu trong vùng biển Việt Nam là có thật. Việc Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông, dùng mọi cách thức nhằm hợp thức hóa chủ quyền “đường lưỡi bò” 9 đoạn, 10 đoạn thì người dân Việt Nam cũng như dư luận thế giới đều biết cả.
“Nhưng họ có làm được điều đó hay không lại là chuyện khác, đâu có đơn giản thế. Họ vẽ ra theo ý muốn của họ nhưng dễ gì ai cho lấy hết biển đảo đó. Trung Quốc muốn ai đi qua Biển Đông cũng phải xin phép họ. Ý đồ của họ là như thế nhưng đâu có dễ. Không có chuyện đâu. Còn có quốc tế nữa chứ không riêng chi Việt Nam. Tàu Mỹ, tàu Nhật chở hàng hóa đi trên tuyến biển quốc tế như thế làm sao Trung Quốc có thể lục soát, ngăn cản họ được? Xảy ra chiến tranh ngay!” – ông Nguyễn Bá Thanh nói.
Về phía Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: “Tàu của Trung Quốc chế ra là để đâm húc, còn tàu của mình để đi tuần tra chứ có phải để đâm húc ai đâu. Thế nên nhiều tàu của ta bị hư hại do tàu Trung Quốc cố tình đâm va, phun vòi rồng. Nhưng chúng ta vẫn kiên quyết bám hiện trường để khẳng định chủ quyền và yêu cầu họ phải rút giàn khoan, tàu bè ra khỏi vùng biển Việt Nam. Rồi chúng ta cũng đưa vấn đề ra quốc tế để thế giới thấy rõ những việc làm sai trái của phía Trung Quốc. Đồng thời chúng ta cũng đã và đang sử dụng mọi biện pháp để chứng minh lẽ phải thuộc về mình”.
Chốt lại vấn đề, ông Nguyễn Bá Thanh nói: “Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Cuộc đấu tranh chủ quyền với Trung Quốc là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nên phải hết sức bình tĩnh, kiên cường. Không nên để xảy ra tình trạng như vừa rồi ở một số địa phương, kéo nhau đi đốt phá khiến bây giờ đất nước đang khó khăn mà phải bỏ ra cả chục ngàn tỉ đồng để bồi thường. Yêu nước kiểu đó là phá hoại, là vi phạm pháp luật, là làm xấu hình ảnh Việt Nam. Không ai khuyến khích yêu nước kiểu như vậy cả!”.
» Ông Nguyễn Bá Thanh: Không khoan nhượng với tham nhũng
» Ông Nguyễn Bá Thanh: Việc phong hàm cấp tướng, tá rất nhạy cảm
» Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm rõ nghi vấn 'động trời' ở dự án Sing Việt
Theo Infonet
Bình luận