(VTC News) - Trong thời gian làm Thủ tướng, ông Lý Quang Diệu biến Singapore trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở Đông Nam Á.
Lý Quang Diệu là Thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990, ông là Thủ tướng có thời gian cầm quyền lâu nhất lịch sử và trong thời gian đó, ông đã đưa Singapore trở thành quốc gia thịnh vượng nhất Đông Nam Á.
Sinh ra tại Singapore ngày 16/9/1923, ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore vào ngày 5/6/1959.
Lý Quang Diệu là con của gia đình gốc Trung Quốc giàu có, sinh sống từ Singapore từ thế kỷ 19. Sau Thế chiến II, ông theo học ngành luật ở Đại học Fitzwilliam, Cambridge, Anh. Đến năm 1950, ông từ chối công việc luật sư ở Anh mà trở về Singapore hành nghề.
Thời điểm đó, Singapore là thuộc địa Anh và là căn cứ hải quân chính của Anh ở vùng Viễn Đông, do một Thống đốc và hội đồng lập pháp, chủ yếu là các doanh nhân giàu có gốc Trung Quốc, được chỉ định chứ không phải do dân bầu ra.
Năm 1954, Lý Quang Diệu trở thành Tổng thư ký Đảng Nhân dân hành động. Ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore năm 1959.
Lý Quang Diệu là Thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990, ông là Thủ tướng có thời gian cầm quyền lâu nhất lịch sử và trong thời gian đó, ông đã đưa Singapore trở thành quốc gia thịnh vượng nhất Đông Nam Á.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu |
Lý Quang Diệu là con của gia đình gốc Trung Quốc giàu có, sinh sống từ Singapore từ thế kỷ 19. Sau Thế chiến II, ông theo học ngành luật ở Đại học Fitzwilliam, Cambridge, Anh. Đến năm 1950, ông từ chối công việc luật sư ở Anh mà trở về Singapore hành nghề.
Thời điểm đó, Singapore là thuộc địa Anh và là căn cứ hải quân chính của Anh ở vùng Viễn Đông, do một Thống đốc và hội đồng lập pháp, chủ yếu là các doanh nhân giàu có gốc Trung Quốc, được chỉ định chứ không phải do dân bầu ra.
Năm 1954, Lý Quang Diệu trở thành Tổng thư ký Đảng Nhân dân hành động. Ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore năm 1959.
Trong 31 năm đảm nhận vị trí lãnh đạo, ông đã xây dựng Singapore trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.
Ông rút khỏi nội các Singapore vào năm 2011, sau khi đảng Nhân dân cầm quyền nhận được kết quả thấp nhất trong một cuộc tổng tuyển cử kể từ ngày Singapore giành độc lập.
Cảnh giác với Trung Quốc
Ông Lý Quang Diệu, dù nghỉ hưu nhưng vẫn là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á đã xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ông rút khỏi nội các Singapore vào năm 2011, sau khi đảng Nhân dân cầm quyền nhận được kết quả thấp nhất trong một cuộc tổng tuyển cử kể từ ngày Singapore giành độc lập.
Cảnh giác với Trung Quốc
Ông Lý Quang Diệu, dù nghỉ hưu nhưng vẫn là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á đã xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cuốn sách có tên 'Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China, the United States and the World', tạm dịch là: 'Lý Quang Diệu: Những cái nhìn sâu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới'.
Trong cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng 'thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc' đồng thời theo phỏng đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một trận địa chiến lược.
"Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á là địa điểm chiến lược", ông Lý Quang Diệu viết.
Cũng theo những phân tích của ông, với lợi thế vượt trội về khả năng, tinh thần sáng tạo, tính 'đàn hồi' cao, khả năng phục hồi tốt… nước Mỹ sẽ bảo vệ được những lợi ích cốt lõi của mình, vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và 'lấy lại' được tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Đi cùng với sự lo ngại một cách sâu sắc này, ông Lý còn nhận định rằng “rất nhiều các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á đang vô cùng lo lắng trước viễn cảnh phải đối đầu với một Trung Quốc tham lam và thâm hiểm.
"Họ cảm thấy bất an khi Trung Quốc thể hiện ý đồ muốn khôi phục lại vị thế một 'đế quốc' giống như họ đã từng trong nhiều kế kỷ trước đây. Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nước nhỏ ở châu Á bị khinh miệt, coi rẻ và bị đối xử rất bất công theo vị thế của một nước chư hầu.
Trung Quốc đã từng nói với chúng tôi rằng họ coi nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng như nhau và sẽ không thực thi các chính sách bá quyền.
Nhưng khi họ làm, đặc biệt là khi họ khó chịu với hành động của các nước láng giềng, họ đánh tiếng tuyên bố rằng điều đó đang khiến cho 1,3 tỷ dân của họ giận dữ và những nước nhỏ nên 'biết điều' về vị thế của mình khi nói chuyện với Trung Quốc", ông Lý viết trong cuốn sách.
Hậu phương vững chắc
Ngày 10/10/2010, ông Lý Quang Diệu đã làm rung động bao trái tim khi đọc điếu văn tiễn đưa bà Kha Ngọc Chi, đệ nhất phu nhân tài năng một thời của Singapore qua đời hôm 2/10 trước đó.
Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi gặp nhau, yêu nhau và cùng trở thành những nhân vật được người Singapore quý mến, nhưng đó không phải một dạng “thanh mai trúc mã” như nhiều người vẫn nghĩ về việc một cặp đôi gặp nhau trong lúc du học và kết hôn. Câu chuyện của họ là hình mẫu cho sự hy sinh cao cả trong tình yêu.
Ông Lý là người đã chiến đấu hết mình, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để chinh phục bà Kha. Tất cả khời đầu từ khi họ gặp nhau tại Học viện Raffles.
Ông Lý trong bài điếu văn kể lại những ngày đầu yêu nhau ông đã gánh chịu áp lực cực lớn từ gia đình bà Kha.
“Là một chàng trai trẻ và không được học hành trọn vẹn tại Raffles, không có việc làm ổn định hay nghề nghiệp gì cả, cha mẹ cô ấy nghĩ tôi không phải mẫu con rể họ mong đợi. Nhưng cô ấy đã tin tưởng tôi”, ông Lý Quang Diệu nói.
Sau khi hẹn thề cùng nhau năm 1946, ông Lý rời Raffles để sang London học luật. Bất chấp sự phản đối của gia đình, họ tự kết hôn với nhau năm 1947, trước lúc làm lễ chính thức vào 1950 để làm hài lòng cha mẹ.
Bà Kha, với nghề luật sư, đã là 'trụ cột gia đình' theo cách nói của ông Lý, vì chính bà đã đứng ra kiếm tiền nuôi con để chồng thoải mái tập trung cho sự nghiệp chính trị.
Sau này, chính bà cũng là người soạn thảo văn bản pháp lý khi ông Lý lên làm thủ tướng, và là người được ca tụng về 'những đóng góp to lớn trong 50 năm từ ngày Singapore độc lập', BBC viết.
Có thể nói, họ đã gần như sống cả đời vì nhau, cùng hy sinh cho nhau, cùng vun đắp tương lai cho gia đình và đất nước Singapore.
Trong cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng 'thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc' đồng thời theo phỏng đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một trận địa chiến lược.
"Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á là địa điểm chiến lược", ông Lý Quang Diệu viết.
Ông Lý Quang Diệu gặp ông Tập Cận Bình tháng 5/2011 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh |
Đi cùng với sự lo ngại một cách sâu sắc này, ông Lý còn nhận định rằng “rất nhiều các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á đang vô cùng lo lắng trước viễn cảnh phải đối đầu với một Trung Quốc tham lam và thâm hiểm.
"Họ cảm thấy bất an khi Trung Quốc thể hiện ý đồ muốn khôi phục lại vị thế một 'đế quốc' giống như họ đã từng trong nhiều kế kỷ trước đây. Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nước nhỏ ở châu Á bị khinh miệt, coi rẻ và bị đối xử rất bất công theo vị thế của một nước chư hầu.
Trung Quốc đã từng nói với chúng tôi rằng họ coi nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng như nhau và sẽ không thực thi các chính sách bá quyền.
Nhưng khi họ làm, đặc biệt là khi họ khó chịu với hành động của các nước láng giềng, họ đánh tiếng tuyên bố rằng điều đó đang khiến cho 1,3 tỷ dân của họ giận dữ và những nước nhỏ nên 'biết điều' về vị thế của mình khi nói chuyện với Trung Quốc", ông Lý viết trong cuốn sách.
Hậu phương vững chắc
Ngày 10/10/2010, ông Lý Quang Diệu đã làm rung động bao trái tim khi đọc điếu văn tiễn đưa bà Kha Ngọc Chi, đệ nhất phu nhân tài năng một thời của Singapore qua đời hôm 2/10 trước đó.
Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi gặp nhau, yêu nhau và cùng trở thành những nhân vật được người Singapore quý mến, nhưng đó không phải một dạng “thanh mai trúc mã” như nhiều người vẫn nghĩ về việc một cặp đôi gặp nhau trong lúc du học và kết hôn. Câu chuyện của họ là hình mẫu cho sự hy sinh cao cả trong tình yêu.
Ông Lý và bà Kha đã có quãng đời rất đẹp bên nhau |
Ông Lý trong bài điếu văn kể lại những ngày đầu yêu nhau ông đã gánh chịu áp lực cực lớn từ gia đình bà Kha.
“Là một chàng trai trẻ và không được học hành trọn vẹn tại Raffles, không có việc làm ổn định hay nghề nghiệp gì cả, cha mẹ cô ấy nghĩ tôi không phải mẫu con rể họ mong đợi. Nhưng cô ấy đã tin tưởng tôi”, ông Lý Quang Diệu nói.
Sau khi hẹn thề cùng nhau năm 1946, ông Lý rời Raffles để sang London học luật. Bất chấp sự phản đối của gia đình, họ tự kết hôn với nhau năm 1947, trước lúc làm lễ chính thức vào 1950 để làm hài lòng cha mẹ.
Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi thời trẻ |
Sau này, chính bà cũng là người soạn thảo văn bản pháp lý khi ông Lý lên làm thủ tướng, và là người được ca tụng về 'những đóng góp to lớn trong 50 năm từ ngày Singapore độc lập', BBC viết.
Clip: Thủ tướng Singapore xếp hàng mua gà rán
Có thể nói, họ đã gần như sống cả đời vì nhau, cùng hy sinh cho nhau, cùng vun đắp tương lai cho gia đình và đất nước Singapore.
Ông Lý từng nói vào năm 2010 rằng ông 'không thể ngã quỵ' dù rất đau buồn sau khi bà Kha mất, vì phải trân quý những gì bà đã làm.
Tùng Đinh (Theo Biography)
Tùng Đinh (Theo Biography)
Bình luận