Ngày 14/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Nhật Bản để thảo luận về tình hình căng thẳng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên sau khi đạt được cam kết ủng hộ quan trọng của Trung Quốc nhằm giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tuần qua.
Trước đó, theo hãng truyền thông quốc gia NHK, Thủ tướng Abe cho rằng các nước cần nỗ lực và giúp Triều Tiên nhận thức được rằng các hành động khiến tình hình trên Bán đảo Triều Tiên căng thẳng không thể mang lại lợi ích cho nước này và đặt Bình Nhưỡng vào tình thế ngày càng khó khăn hơn.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh nước này muốn cùng Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga gửi tới Triều Tiên thông điệp rằng không nên lặp lại các hành động có thể khiến tình hình thêm phức tạp và không nên tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bày tỏ hy vọng Ngoại trưởng Kerry và các nhà ngoại giao Nhật Bản sẽ đưa ra tín hiệu mạnh mẽ nhằm kêu gọi Triều Tiên lắng nghe ý kiến của cộng đồng quốc tế. Phát biểu trước báo giới, ông Onodera khẳng định điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải phối hợp hành độngvà kiên quyết yêu cầu Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Trước khi tới Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ đã dừng chân tại Bắc Kinh. Trong các cuộc hội đàm với giới chức Trung Quốc, ông Kerry đã nhận được cam kết từ Bắc Kinh sẽ duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì một lần nữa khẳng định quan điểm của Chính phủ Trung Quốc đối với vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên là "nhất quán và rõ ràng", đó là giải quyết mọi vấn đề thông qua đối thoại, tham vấn và bằng các giải pháp hòa bình", và rằng các bên liên quan đều có trách nhiệm và lợi ích chung trong vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/4, Triều Tiên đã bác đề nghị đối thoại của Hàn Quốc về tương lai của khu công nghiệp chung Kaesong, đồng thời coi đề nghị đó là một "tiểu xảo" chính trị. Trước đó, hôm 11/4, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã kêu gọi Triều Tiên "tiến tới bàn đối thoại" để khôi phục hoạt động tại khu công nghiệp này, một biểu tượng của sự hòa giải và hợp tác kinh tế liên Triều.
Theo Tân Hoa Xã, trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), một phát ngôn viên của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình bán đảo Triều Tiên của Bình Nhưỡng nhấn mạnh "đề nghị này chỉ là hành động giả dối và vô nghĩa nhằm đánh lạc hướng dư luận ", đồng thời khẳng định việc Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung với Mỹ cũng như lời kêu gọi Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân là những trở ngại đối với việc nối lại đàm phán.
Triều Tiên đã tuyên bố rút 53.000 công nhân và đình chỉ các hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong từ đầu tuần trước trong bối cảnh gia tăng căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngay lập tức, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cùng ngày tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ hơn nữa tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Theo một phát ngôn viên của bộ này, việc Bình Nhưỡng bác bỏ đề xuất đối thoại của Seoul là phản ứng ban đầu và Hàn Quốc sẽ bám sát hơn nữa tình hình trong khu vực.
Trong khi đó, ngày 14/4, hãng thông tấn Yonhap cho biết công ty điều hành các máy nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc Korea Hydro & Nuclear Power Co. đã ngắt liên kết giữa mạng máy tính nội bộ với Internet nhằm đề phòng các vụ tấn công mạng từ phía Triều Tiên.
Theo nguồn tin trên, Korea Hydro & Nuclear Power Co. đã cắt hoàn toàn các hệ thống kiểm soát nhà máy điện hạt nhân khỏi mạng máy tính nội bộ và hạn chế hoạt động truy cập của cả hai hệ thống này với Internet. Trong khi đó, các cổng USB của những hệ thống kiểm soát nhà máy điện hạt nhân cũng bị niêm phong. Đây là cách thức an toàn nhất để bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân khỏi nguy cơ bị tấn công qua mạng từ bên ngoài.
Hiện Hàn Quốc có 23 lò phản ứng hạt nhân, sản xuất khoảng 35% sản lượng điện của cả nước./.
Theo TTXVN
Đây là điểm dừng chân cuối cùng của tân ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du châu Á kéo dài 10 ngày này.
Dự kiến, ông Kerry sẽ gặp người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida tại thủ đô Tokyo, khu vực đã được bảo vệ bởi các tên lửa đánh chặn Patriot nhằm đề phòng Triều Tiên phóng tên lửa. Theo chương trình, Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp trong ngày 15/4.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. (Nguồn: Getty) |
Trước đó, theo hãng truyền thông quốc gia NHK, Thủ tướng Abe cho rằng các nước cần nỗ lực và giúp Triều Tiên nhận thức được rằng các hành động khiến tình hình trên Bán đảo Triều Tiên căng thẳng không thể mang lại lợi ích cho nước này và đặt Bình Nhưỡng vào tình thế ngày càng khó khăn hơn.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh nước này muốn cùng Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga gửi tới Triều Tiên thông điệp rằng không nên lặp lại các hành động có thể khiến tình hình thêm phức tạp và không nên tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bày tỏ hy vọng Ngoại trưởng Kerry và các nhà ngoại giao Nhật Bản sẽ đưa ra tín hiệu mạnh mẽ nhằm kêu gọi Triều Tiên lắng nghe ý kiến của cộng đồng quốc tế. Phát biểu trước báo giới, ông Onodera khẳng định điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải phối hợp hành độngvà kiên quyết yêu cầu Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Trước khi tới Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ đã dừng chân tại Bắc Kinh. Trong các cuộc hội đàm với giới chức Trung Quốc, ông Kerry đã nhận được cam kết từ Bắc Kinh sẽ duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì một lần nữa khẳng định quan điểm của Chính phủ Trung Quốc đối với vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên là "nhất quán và rõ ràng", đó là giải quyết mọi vấn đề thông qua đối thoại, tham vấn và bằng các giải pháp hòa bình", và rằng các bên liên quan đều có trách nhiệm và lợi ích chung trong vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/4, Triều Tiên đã bác đề nghị đối thoại của Hàn Quốc về tương lai của khu công nghiệp chung Kaesong, đồng thời coi đề nghị đó là một "tiểu xảo" chính trị. Trước đó, hôm 11/4, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã kêu gọi Triều Tiên "tiến tới bàn đối thoại" để khôi phục hoạt động tại khu công nghiệp này, một biểu tượng của sự hòa giải và hợp tác kinh tế liên Triều.
Theo Tân Hoa Xã, trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), một phát ngôn viên của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình bán đảo Triều Tiên của Bình Nhưỡng nhấn mạnh "đề nghị này chỉ là hành động giả dối và vô nghĩa nhằm đánh lạc hướng dư luận ", đồng thời khẳng định việc Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung với Mỹ cũng như lời kêu gọi Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân là những trở ngại đối với việc nối lại đàm phán.
Triều Tiên đã tuyên bố rút 53.000 công nhân và đình chỉ các hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong từ đầu tuần trước trong bối cảnh gia tăng căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngay lập tức, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cùng ngày tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ hơn nữa tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Theo một phát ngôn viên của bộ này, việc Bình Nhưỡng bác bỏ đề xuất đối thoại của Seoul là phản ứng ban đầu và Hàn Quốc sẽ bám sát hơn nữa tình hình trong khu vực.
Trong khi đó, ngày 14/4, hãng thông tấn Yonhap cho biết công ty điều hành các máy nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc Korea Hydro & Nuclear Power Co. đã ngắt liên kết giữa mạng máy tính nội bộ với Internet nhằm đề phòng các vụ tấn công mạng từ phía Triều Tiên.
Theo nguồn tin trên, Korea Hydro & Nuclear Power Co. đã cắt hoàn toàn các hệ thống kiểm soát nhà máy điện hạt nhân khỏi mạng máy tính nội bộ và hạn chế hoạt động truy cập của cả hai hệ thống này với Internet. Trong khi đó, các cổng USB của những hệ thống kiểm soát nhà máy điện hạt nhân cũng bị niêm phong. Đây là cách thức an toàn nhất để bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân khỏi nguy cơ bị tấn công qua mạng từ bên ngoài.
Hiện Hàn Quốc có 23 lò phản ứng hạt nhân, sản xuất khoảng 35% sản lượng điện của cả nước./.
Theo TTXVN
Bình luận