Nhà sử học, đại biểu QH Dương Trung Quốc ngày 5/6 đã thêm một lần gửi lời xin lỗi ông Bùi Danh Liên, người bị ông nói là “ngu”.
Lời xin lỗi trên được Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc gửi tới ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, khi 2 ông cùng hiện diện tại Hội nghị lấy ý kiến thiết kế nút giao thông Ô Chợ Dừa được UBND TP Hà Nội tổ chức chiều nay 5-6.
Ông Dương Trung Quốc nói trong thiện chí: “Tôi xin lỗi anh Liên. Nhưng mong các nhà kỹ thuật nghiên cứu kỹ hơn về lịch sử”.
Nhà sử học này cho rằng việc xây dựng cầu vượt ở khu vực Đàn Xã Tắc tưởng như không có lối thoát vì bất đồng quan điểm, song tại hội nghị này các bên đã tìm được nhiều tiếng nói đồng thuận. “Mỗi lĩnh vực chuyên môn có “lợi ích” khác nhau, vì thế cần có sự hài hòa giữa các bên. Nếu có hội nghị sớm hơn, đã không có tình trạng này" - ông Quốc nói.
Trước đó, ngày 22-4, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã gửi công văn số 10/2013/HH-CV do chủ tịch Hiệp Hội, ông Bùi Danh Liên ký, gửi tới UBND TP Hà Nội đề nghị sớm khởi công cầu vượt qua Đàn Xã Tắc và cho rằng việc xóa đi Đàn Xã Tắc là hợp lý vì đó là biểu tượng của chế độ phong kiến mục nát.
Văn bản này cho rằng “Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ. Tượng đài Nguyễn Huệ và khu di tích gò Đống Đa ghi nhận chiến công hiển hách của “người anh hùng áo vải” đã đuổi sạch bóng quân thù và đập nát triều đại phong kiến “cõng rắn cắn gà nhà ”. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km.
Sau đó, khi trả lời một phóng viên qua điện thoại về thông tin rằng có người nói "xóa đi Đàn Xã Tắc là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân", ông Dương Trung Quốc đã nói, "nói như vậy là ngu".
Ông Dương Trung Quốc dù khi đó không biết người ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội là ông Bùi Danh Liên song khi biết đã gửi lời xin lỗi với ông Liên. Ông Quốc sau đó cho hay đó chỉ là ngôn ngữ giao tiếp giữa ông với phóng viên đặt câu hỏi chứ không hề có ý định nói xấu một cá nhân nào.
Tại hội nghị chiều 5-6, UBND TP Hà Nội đưa ra 6 phương án thiết kế cho nút giao thông Ô Chợ dừa, tập trung làm 2 nhóm: cầu vượt đi trên cao và hầm chui đi ngầm theo hướng Vành đai 1.
Đại đa số các chuyên gia về khảo cổ, di sản cũng như các nhà khoa học đều chọn phương án 4, theo đó sẽ xây dựng cầu vượt lưu thông theo hướng vành đại 1, đi lệch về phía Nam (phố Nguyễn Lương Bằng), có thiết kế bổ sung cầu nhánh đi 1 chiều từ phố Khâm Thiên qua nút Ô Chợ Dừa, nhập vào cầu chính trên đường Vành đai 1.
Với phương án này, vấn đề tổ chức giao thông tuy có khó khăn (do cầu cong) nhưng vẫn khắc phục được để ưu tiên giải quyết yêu cầu bảo vệ di tích.
Theo Người lao động
Ông Dương Trung Quốc một lần nữa nói lời xin lỗi ông Bùi Danh Liên |
Ông Dương Trung Quốc nói trong thiện chí: “Tôi xin lỗi anh Liên. Nhưng mong các nhà kỹ thuật nghiên cứu kỹ hơn về lịch sử”.
Nhà sử học này cho rằng việc xây dựng cầu vượt ở khu vực Đàn Xã Tắc tưởng như không có lối thoát vì bất đồng quan điểm, song tại hội nghị này các bên đã tìm được nhiều tiếng nói đồng thuận. “Mỗi lĩnh vực chuyên môn có “lợi ích” khác nhau, vì thế cần có sự hài hòa giữa các bên. Nếu có hội nghị sớm hơn, đã không có tình trạng này" - ông Quốc nói.
Trước đó, ngày 22-4, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã gửi công văn số 10/2013/HH-CV do chủ tịch Hiệp Hội, ông Bùi Danh Liên ký, gửi tới UBND TP Hà Nội đề nghị sớm khởi công cầu vượt qua Đàn Xã Tắc và cho rằng việc xóa đi Đàn Xã Tắc là hợp lý vì đó là biểu tượng của chế độ phong kiến mục nát.
Văn bản này cho rằng “Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ. Tượng đài Nguyễn Huệ và khu di tích gò Đống Đa ghi nhận chiến công hiển hách của “người anh hùng áo vải” đã đuổi sạch bóng quân thù và đập nát triều đại phong kiến “cõng rắn cắn gà nhà ”. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km.
Sau đó, khi trả lời một phóng viên qua điện thoại về thông tin rằng có người nói "xóa đi Đàn Xã Tắc là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân", ông Dương Trung Quốc đã nói, "nói như vậy là ngu".
Ông Dương Trung Quốc dù khi đó không biết người ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội là ông Bùi Danh Liên song khi biết đã gửi lời xin lỗi với ông Liên. Ông Quốc sau đó cho hay đó chỉ là ngôn ngữ giao tiếp giữa ông với phóng viên đặt câu hỏi chứ không hề có ý định nói xấu một cá nhân nào.
Tại hội nghị chiều 5-6, UBND TP Hà Nội đưa ra 6 phương án thiết kế cho nút giao thông Ô Chợ dừa, tập trung làm 2 nhóm: cầu vượt đi trên cao và hầm chui đi ngầm theo hướng Vành đai 1.
Đại đa số các chuyên gia về khảo cổ, di sản cũng như các nhà khoa học đều chọn phương án 4, theo đó sẽ xây dựng cầu vượt lưu thông theo hướng vành đại 1, đi lệch về phía Nam (phố Nguyễn Lương Bằng), có thiết kế bổ sung cầu nhánh đi 1 chiều từ phố Khâm Thiên qua nút Ô Chợ Dừa, nhập vào cầu chính trên đường Vành đai 1.
Với phương án này, vấn đề tổ chức giao thông tuy có khó khăn (do cầu cong) nhưng vẫn khắc phục được để ưu tiên giải quyết yêu cầu bảo vệ di tích.
Theo Người lao động
Bình luận