(VTC News) - ĐBQH Dương Trung Quốc đề nghị thay vì hiển thị biểu quyết bằng những “con số vô hồn” thì cần phải hiển thị rõ từng người trên bảng điện tử, tránh biểu quyết kiểu 'nửa kín nửa hở'.
Ngày 22/10, Quốc hội đã cho ý kiến vào dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trước khi thông qua dự thảo luật này vào 20/11.
Góp ý về hình thức biểu quyết hiện nay, đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị thay vì hiển thị biểu quyết bằng những “con số vô hồn” thì cần phải hiển thị rõ từng người trên bảng điện tử. Cách biểu quyết hiện nay khiến cho cử tri và nhân dân chỉ thấy được tỷ lệ tán thành, tỷ lệ không tán thành nhưng không biết được ý kiến của từng đại biểu.
Ông Quốc cho rằng cử tri và nhân dân cả nước giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội chủ yếu thông qua theo dõi các ý kiến phát biểu và đặc biệt là việc biểu quyết của đại biểu đối với các vấn đề được đưa ra tại phiên họp toàn thể.
Vì vậy, mỗi đại biểu phải thể hiện rõ quan điểm của mình để cử tri và nhân dân thấy được. Bản chất biểu quyết là công khai, minh bạch và rõ ràng.
Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Trừ một số trường hợp việc bỏ phiếu cần bảo đảm bí mật thông qua việc bỏ phiếu kín, việc biểu quyết của đại biểu Quốc hội thường được công khai. Mỗi quốc gia có cách thức khác nhau để công khai, nhưng đây là nguyên tắc không thể thiếu”.
Việc biểu quyết bằng hệ thống điện tử như hiện nay đã biến vấn đề công khai thành không công khai và đã nảy sinh ra nhiều bất cập, trong đó có việc đại biểu bấm nút biểu quyết hộ nhau.
Từ những bất cập trên, đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị dự thảo luật cần quy định hai hình thức biểu quyết là bỏ phiếu kín và công khai.
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ, nâng cấp phần mềm để hiển thị rõ tên và nội dung biểu quyết của từng đại biểu.
Việc làm này sẽ giúp cử tri giám sát tốt hơn hoạt động của đại biểu Quốc hội do mình bầu ra. Bên cạnh đó, nếu đề nghị này được thực hiện, việc đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết hộ nhau sẽ không còn xảy ra.
Trước đó, ngày 16/7, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá về kỳ họp thứ 7, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tỏ ra băn khoăn trước tình trạng đại biểu bấm nút biểu quyết hộ.
“Cùng một dự án luật nhưng số lượng đại biểu tham gia biểu quyết thay đổi liên tục, có nghĩa là người ta biểu quyết hộ, lúc bấm giúp, lúc quên. Phải có quy định nào không cho bấm nút biểu quyết hộ”, bà Ngân đề nghị.
Minh Đức
Ngày 22/10, Quốc hội đã cho ý kiến vào dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trước khi thông qua dự thảo luật này vào 20/11.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đề xuất thay đổi cách hiển thị biểu quyết của đại biểu |
Ông Quốc cho rằng cử tri và nhân dân cả nước giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội chủ yếu thông qua theo dõi các ý kiến phát biểu và đặc biệt là việc biểu quyết của đại biểu đối với các vấn đề được đưa ra tại phiên họp toàn thể.
Vì vậy, mỗi đại biểu phải thể hiện rõ quan điểm của mình để cử tri và nhân dân thấy được. Bản chất biểu quyết là công khai, minh bạch và rõ ràng.
Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Trừ một số trường hợp việc bỏ phiếu cần bảo đảm bí mật thông qua việc bỏ phiếu kín, việc biểu quyết của đại biểu Quốc hội thường được công khai. Mỗi quốc gia có cách thức khác nhau để công khai, nhưng đây là nguyên tắc không thể thiếu”.
Đại biểu bấm nút biểu quyết tại Quốc hội (Ảnh: Ngọc Thắng) |
Từ những bất cập trên, đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị dự thảo luật cần quy định hai hình thức biểu quyết là bỏ phiếu kín và công khai.
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ, nâng cấp phần mềm để hiển thị rõ tên và nội dung biểu quyết của từng đại biểu.
Việc làm này sẽ giúp cử tri giám sát tốt hơn hoạt động của đại biểu Quốc hội do mình bầu ra. Bên cạnh đó, nếu đề nghị này được thực hiện, việc đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết hộ nhau sẽ không còn xảy ra.
Trước đó, ngày 16/7, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá về kỳ họp thứ 7, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tỏ ra băn khoăn trước tình trạng đại biểu bấm nút biểu quyết hộ.
“Cùng một dự án luật nhưng số lượng đại biểu tham gia biểu quyết thay đổi liên tục, có nghĩa là người ta biểu quyết hộ, lúc bấm giúp, lúc quên. Phải có quy định nào không cho bấm nút biểu quyết hộ”, bà Ngân đề nghị.
Minh Đức
Bình luận