(VTC News)- Với những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề lịch sử, xã hội, nhà sử học Dương Trung Quốc đã cung cấp cho các bạn trẻ những bài học bổ ích trong hội nhập.
Trong chương trình "Người Việt - Từ ao làng ra biển lớn" do Học viện lãnh đạo FPT (FLI) tổ chức, nhà sử học – đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã phân tích về những ưu điểm, nhược điểm của người Việt.
Ông cho rằng người Việt giỏi ứng biến, rất mạnh khi hợp lại với nhau trước những tình huống sống còn nhưng cũng là sự bất lợi.
“Chính năng lực ứng biến đã làm cho người Việt không tạo ra hệ thống giá trị. Năng lực ứng phó của người Việt trong nhiều trường hợp hiện nay không còn phù hợp. Tuy là điểm mạnh của người Việt nhưng quan trọng hơn, năng lực ứng biến được phát huy trong hoàn cảnh nào”, vị đại biểu Quốc hội chia sẻ.
Nhà sử học này cho rằng người Việt Nam tưởng như rất cổ điển nhưng khi thấy cái lợi, cái hay thì thay đổi rất nhanh.
Chính cách ứng biến đó khiến văn hóa Việt Nam có sự kết hợp, tiếp thu hài hòa từ văn hóa Đông Tây. Song tính ứng biến có hai mặt, có thể khiến chúng ta thụ động nhưng đôi khi cũng thúc đẩy sự sáng tạo, linh hoạt.
Trước câu hỏi “Việt Nam và các nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… trước đây có xuất phát điểm gần giống nhau, tại sao bây giờ Việt Nam lại thua kém các dân tộc khác?”, ông Dương Trung Quốc cho rằng: "Trong thời gian dài lịch sử, Việt Nam là nước tiếp cận phương tây lớn nhất. Chúng ta có thể đánh mất cơ hội do cách ứng xử cực đoan với những nền văn hóa hiện đại khác du nhập vào Việt Nam".
Tuy nhiên, ông Dương Trung Quốc cũng lưu ý: "Muốn hội nhập phải học hỏi "thiên hạ" song phải giữ cái hay, cái tốt của riêng mình để hòa nhập nhưng không bị hòa tan.
Cứ học hoàn toàn theo cách của người Đức, người Nhật chưa chắc đã thắng mà cần giữ nét văn hóa riêng vì người toàn cầu hóa đi tiếp cận với cái mới nhưng bản chất vẫn liên kết với nhau bằng quan hệ cũ”.
Vị đại biểu Quốc hội cũng khuyên các bạn trẻ hãy tích cực ra nước ngoài học tập để làm giàu kiến thức của bản thân. “Người Trung Quốc rất thành công trong việc đưa học sinh đi du học ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là cách gần nhất để học hỏi nền văn minh của nước bạn”, ông Dương Trung Quốc dẫn chứng.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng nền giáo dục thế giới đang có bước chuyển đổi. Nước ngoài phân luồng sớm, chẳng hạn chỉ 1/3 người tốt nghiệp phổ thông Mỹ vào đại học.
Trên một số phương diện, học sinh Việt Nam học nhiều kiến thức hơn học sinh nước ngoài, nhưng hầu như không nghĩ tới học những để làm gì, còn ở nước ngoài học nhiều hơn về nghề, hướng nghiệp.
Không những thế, ông còn khuyên các bạn trẻ cần biết dấn thân: "Cần nhảy xuống nước mới biết là ao hay biển, liệu có vớt được cá hay không, cá to hay cá bé? Có thể sẽ phải trả giá nhưng cần phải dấn thân”.
Theo nhà sử học, người Việt thường có tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi bước ra sân chơi toàn cầu, tư duy "ao làng" tạo nên rào cản với người Việt khi vươn ra biển lớn.
Trong mỗi chúng ta đều có tố chất anh hùng với lòng yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, cần cù nhưng lại có cả những đặc tính ngược lại hoàn toàn như ích kỷ, dễ thỏa mãn, đố kỵ, thiếu liên kết.
Ông Dương Trung Quốc kết luận: "Điều đó có nghĩa người Việt Nam khi tiếp túc với nền văn minh khác mình, ban đầu rất bảo thủ nhưng khi đã tiếp xúc rồi thì học tập rất nhanh”.
Minh Đức
Trong chương trình "Người Việt - Từ ao làng ra biển lớn" do Học viện lãnh đạo FPT (FLI) tổ chức, nhà sử học – đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã phân tích về những ưu điểm, nhược điểm của người Việt.
Ông cho rằng người Việt giỏi ứng biến, rất mạnh khi hợp lại với nhau trước những tình huống sống còn nhưng cũng là sự bất lợi.
Ông Dương Trung Quốc khuyên các bạn trẻ hãy biết dấn thân và chấp nhận thất bại |
Nhà sử học này cho rằng người Việt Nam tưởng như rất cổ điển nhưng khi thấy cái lợi, cái hay thì thay đổi rất nhanh.
Chính cách ứng biến đó khiến văn hóa Việt Nam có sự kết hợp, tiếp thu hài hòa từ văn hóa Đông Tây. Song tính ứng biến có hai mặt, có thể khiến chúng ta thụ động nhưng đôi khi cũng thúc đẩy sự sáng tạo, linh hoạt.
|
Tuy nhiên, ông Dương Trung Quốc cũng lưu ý: "Muốn hội nhập phải học hỏi "thiên hạ" song phải giữ cái hay, cái tốt của riêng mình để hòa nhập nhưng không bị hòa tan.
Cứ học hoàn toàn theo cách của người Đức, người Nhật chưa chắc đã thắng mà cần giữ nét văn hóa riêng vì người toàn cầu hóa đi tiếp cận với cái mới nhưng bản chất vẫn liên kết với nhau bằng quan hệ cũ”.
Vị đại biểu Quốc hội cũng khuyên các bạn trẻ hãy tích cực ra nước ngoài học tập để làm giàu kiến thức của bản thân. “Người Trung Quốc rất thành công trong việc đưa học sinh đi du học ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là cách gần nhất để học hỏi nền văn minh của nước bạn”, ông Dương Trung Quốc dẫn chứng.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng nền giáo dục thế giới đang có bước chuyển đổi. Nước ngoài phân luồng sớm, chẳng hạn chỉ 1/3 người tốt nghiệp phổ thông Mỹ vào đại học.
Trên một số phương diện, học sinh Việt Nam học nhiều kiến thức hơn học sinh nước ngoài, nhưng hầu như không nghĩ tới học những để làm gì, còn ở nước ngoài học nhiều hơn về nghề, hướng nghiệp.
Không những thế, ông còn khuyên các bạn trẻ cần biết dấn thân: "Cần nhảy xuống nước mới biết là ao hay biển, liệu có vớt được cá hay không, cá to hay cá bé? Có thể sẽ phải trả giá nhưng cần phải dấn thân”.
Theo nhà sử học, người Việt thường có tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi bước ra sân chơi toàn cầu, tư duy "ao làng" tạo nên rào cản với người Việt khi vươn ra biển lớn.
Trong mỗi chúng ta đều có tố chất anh hùng với lòng yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, cần cù nhưng lại có cả những đặc tính ngược lại hoàn toàn như ích kỷ, dễ thỏa mãn, đố kỵ, thiếu liên kết.
Ông Dương Trung Quốc kết luận: "Điều đó có nghĩa người Việt Nam khi tiếp túc với nền văn minh khác mình, ban đầu rất bảo thủ nhưng khi đã tiếp xúc rồi thì học tập rất nhanh”.
Minh Đức
Bình luận