• Zalo

Ông chủ thương hiệu yến sào Yến Việt bị mất 'ghế' sau khi nhận vốn đầu tư từ VinaCapital

Kinh tếThứ Hai, 13/08/2018 12:07:00 +07:00Google News

Ngoài Ba Huân, Bệnh Viện Hoàn Mỹ, một thương vụ đầu tư của VinaCapital là Công ty Cổ phần Yến Việt - đơn vị sở hữu thương hiệu yến sào Yến Việt - cũng đặt nhiều câu hỏi; sau 3 năm đầu tư, “cá mập” VinaCapital đã "nuốt gọn" Yến Việt, nắm quyền chi phối.

Thương vụ hợp tác “cơm không lành, canh chẳng ngọt” giữa Công ty Cổ phần Ba Huân (Ba Huân) và quỹ đầu tư VinaCapital vừa kết thúc khi hai bên đã thống nhất ký kết thỏa thuận chấm dứt việc đầu tư.

Thay vì đưa nhau ra toà giải quyết tranh chấp, Ba Huân “kêu cứu” đến Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xem xét, hỗ trợ trong việc chấm dứt hợp tác với VinaCapital.

trung-ba-huan-1028

Thương vụ hợp tác giữa VinaCapital và Ba Huân kết thúc chóng vánh sau 6 tháng. 

Ngay sau đó, VinaCapital cũngchính thức lên tiếng, cho rằng các điều khoản đã ký kết với Ba Huântương đồng với các thương vụ hợp tác trước đây của doanh nghiệp cũng như tuân thủ pháp luật Việt Nam. Quỹ này khẳng định không chiếm quyền cũng như không có ý định thâu tóm Ba Huân.

Đây là thương vụ đầu tiên bị dang dở trong hơn 100 dự án đầu tư mà VinaCapital đã thực hiện ở Việt Nam trong 15 năm qua.

Trước Ba Huân, VinaCapital cũng từng có một thương vụ khá ồn ào khi đầu tư vào Bệnh viện Hoàn Mỹ. Bệnh viện Hoàn Mỹ sau đó đã bán mình cho Fortis chỉ sau hơn một năm nhận vốn từ VinaCapital và Deustche Bank.

Bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng, nhà sáng lập bệnh viện, đã ngâm ngùi khi chia tay đứa con do mình sinh ra và nuôi dưỡng, phải thừa nhận rằng đã không nghiên cứu kỹ lưỡng khi nhận vốn từ quỹ đầu tư khiến hai bên có những mâu thuẫn không thể hàn gắn trong quá trình quản trị và điều hành.

Ngoài ra, một trường hợp khác cũng nhận vốn đầu tư của VinaCapital là Công ty Cổ phần Yến Việt - đơn vị sở hữu thương hiệu yến sào Yến Việt. Sau 3 năm, “cá mập” VinaCapital đã "nuốt gọn" Yến Việt, nắm quyền chi phối.

Yến Việt được ông Võ Thái Lâm - người được mệnh danh là "vua yến" - thành lập năm 2005 tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, từ việc sở hữu một số căn nhà yến ở Phan Rang và thu hoạch tổ yến với số lượng ổn định. Sau đó, Yến Việt tiếp tục mở rộng mô hình này đến các tỉnh thành khác như Phú Yên, Khánh Hòa, TP.HCM, Kiên Giang, Cà Mau...

vinayenviet-1021

Quỹ Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF) ký kết hợp tác đầu tư và phát triển với Công ty Cổ phần Yến Việt năm 2011. 

Giữa năm 2011, quỹ đầu tư Vina Capital đã rót 7,5 triệu USD để sở hữu một phần Công ty Yến Việt. 

Từ lúc liên hệ, bắt đầu thẩm định giá trị, kiểm toán cho đến lúc chính thức công bố đầu tư, VinaCapital và Yến Việt chỉ mất hơn 1 tháng (tháng 4-6/2011).

VinaCapital đã giải ngân tổng số tiền 7,5 triệu USD (khoảng 150 tỷ đồng) ngay sau khi chính thức hợp tác. Cả hai bên cùng ấp ủ tham vọng là cho đến năm 2015, phải đạt trên 1.000 tỉ đồng doanh số (tỉ suất lợi nhuận 20-25%).

Trước khi VinaCapital đầu tư vào tháng 6/2011, tổng doanh thu của Yến Việt xấp xỉ 300 tỉ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm, có nhà máy sản xuất yến trị giá 4 triệu USD, hệ thống 30 cửa hàng và 18 nhà nuôi yến trên toàn quốc.

Đến tháng 8/2013, một số nguồn tin cho rằng, quyền kiểm soát của VinaCapital đã nâng lên mức 65% và sau đó tiến tới kiểm soát 100% Yến Việt. 

Cuối năm 2013, tại Yến Việt đã diễn ra đợt “thay máu” các nhân sự chủ chốt. Ông Phạm Trọng Bảo Châu về làm Tổng giám đốc thay ông Võ Thái Lâm. Dàn cộng sự đắc lực của ông Châu cũng về theo.

Tuy nhiên, những thông tin chi tiết về diễn biến thương vụ này không được tiết lộ. Chia tay đứa con "cưng" của mình, ông Võ Thái Lâm cùng các sáng lập viên Yến Việt trước đây đã cho ra đời một thương hiệu mới: Yến sào Thăng Long – Dragon Nest, cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu Yến Việt.

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Yến Việt hiện nay là bà Đặng Phạm Minh Loan. Bà Loan đồng thời là Phó giám đốc điều hành của VinaCapital.

Video: Sự thật rùng rời về đặc sản yến sào ở Việt Nam

(Nguồn: Nhà Đầu Tư)
Bình luận
vtcnews.vn