"Sáng kiến Trung Quốc" được Bộ Tư pháp Mỹ khởi động vào năm 2018, nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Những người ủng hộ nói rằng nó đã giúp các vấn đề của Bắc Kinh được chú ý đến, nhưng các nhà phê bình cho rằng nó cũng tạo ra một số hậu quả khác như làm tiêu cực hóa hình ảnh của người Mỹ gốc Á.
Lệnh hành pháp của Tổng thống Biden nhằm chống phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á sẽ là một phần của “Ngày Công bằng” được lên kế hoạch vào 26/1.
Điều này xảy ra sau khi một lá thư gửi ngày 5/1 cho ông Biden, thúc giục chính quyền sắp tới chấm dứt sáng kiến và xem xét lại toàn bộ các vụ truy tố và điều tra nhắm vào các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và sinh viên người Mỹ gốc Á và nhập cư châu Á.
Bức thư có chữ ký của các tổ chức cộng đồng, nhóm vận động, hiệp hội khoa học và người nổi tiếng, cũng kêu gọi chính quyền điều tra và chống lại thành kiến chủng tộc đối với người Mỹ gốc Á trong lĩnh vực thực thi pháp luật, tình báo và nghiên cứu khoa học.
Theo quan chức FBI, trong một năm, người Mỹ gốc Á gặp hơn 2.600 vụ việc liên quan đến thù ghét trong khoảng thời gian vài tháng, so với vài trăm vụ trong hầu hết các năm kể từ năm 1999.
Những người cố gắng chấm dứt sáng kiến thừa nhận điều đó sẽ rất khó khăn. Lưỡng đảng vẫn ủng hộ mạnh mẽ đối với một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhằm chống lại thứ mà nước này coi là sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh. Điều này khiến việc đưa ra một đường lối mềm mỏng hơn đối với các chính sách có “Trung Quốc” trong tiêu đề là rất khó.
Bình luận