• Zalo

ODA cho Việt Nam: Quá lạm dụng sẽ là họa

Kinh tếThứ Bảy, 08/08/2015 10:58:00 +07:00Google News

(VTC News) - Trong 20 năm qua, nguồn vốn ODA đổ vào Việt Nam lên đến 89,5 tỷ USD tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc sử dụng nguồn vốn vẫn còn nhiều bất cập và cũng đồng thời đưa ra khuyến cáo về việc không nên quá lạm dụng nguồn vốn này.

(VTC News) - Trong 20 năm qua, nguồn vốn ODA đổ vào Việt Nam lên đến 89,5 tỷ USD tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc sử dụng nguồn vốn vẫn còn nhiều bất cập và cũng đồng thời đưa ra khuyến cáo về việc không nên quá lạm dụng nguồn vốn này.

Theo thống kê của Ban Kinh tế Trung ương, trong thời gian qua, nguồn vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức chủ yếu gồm ODA viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 10-12%, ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80% và ODA hỗn hợp chiếm khoảng 8-10%. Lũy kế từ năm 1993 đến 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam đã lên đến 89,5 tỷ USD, tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD bình quân 3,5 tỷ USD/năm, vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,89 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết. Và là động lực quan trọng về cả vật chất và tinh thần để Việt Nam vượt qua khó khăn, đặc biệt là hai cuộc khủng hoảng 1997-1999 và 2008-2009, khắc phục những bất ổn, yếu kém để đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội.
Ban kinh tế Trung ương, ODA, Việt Nam, Đà Nẵng, họp bàn, phương án sử dụng
Sự kiện có sự tham dự của Cính phủ, bộ ngành trung ương, các địa phương cùng hơn 60 lãnh đạo đến từ các tổ chức, định chế tài chính trên thế giới. 

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, cùng với việc quản lý nợ công, khung pháp lý và phương thức quản lý, sử dụng vốn ODA của Việt Nam liên tục được đổi mới, hoàn thiện như: Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12; Nghị định 79/2010/NĐ-CP, Nghị định 38/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Các khâu hoạch định chủ trương đến các khâu cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án ODA được quy định chặt chẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất, hướng dòng vốn đến đúng địa chỉ, các chương trình, các dự án, các địa bàn và góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của Việt Nam.

Đánh giá về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua, tại hội thảo quốc tế “Hoạt động ODA tại Việt Nam - 20 năm nhìn lại” vừa được tổ chức tại Đà Nẵng
ông Vương Đình Huệ, Ủy viên BCH TW Đảng, Trưởng Ban KTTW cho rằng, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ODA trong những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một định hướng tổng thể với tầm nhìn dài hạn làm cơ sở cho việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả hơn; Do các dự án thiếu tính cạnh tranh nên chi phí đầu tư thực tế thường tăng hơn rất nhiều so với dự toán ban đầu; Do vốn dễ tiếp cận và trách nhiệm của người đi vay không cao nên các dự án sử dụng vốn ODA có nguy cơ quản lý kém hiệu quả, nảy sinh nhiều bất cập.

Trước thực trạng đó, các chyên gia cho rằng, Chính phủ và các cơ quan trung ương cần có thái độ đúng đắn đối với các nguồn vốn ODA để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

TS.Trần Du Lịch cho rằng: "Chúng ta cần khái quát, đánh giá tổng quát bản chất của ODA. Và chúng ta có đạt được mục tiêu tổng thể của nó hay không. Chúng ta phải nhìn như cái rừng, tổng thể, không có ODA thì làm sao chúng ta có những gì như hiện nay.

Không có ODA, chúng ta sẽ không có những công trình đột phá như: Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè; rồi Đại lộ Đông Tây; metro,...ODA hiện nay 85% tập trung từ WB, JICA..., bình quân trả nợ đã vay bình quân 12 năm và số tiền phải trả nợ công từ 2020 chỉ chiếm 20%.

Nên chúng ta phải xem xét những rủi ro về vay ODA, xem ODA như vốn mồi, gắn với đâu tư. Chúng ta phải có chiến lược sử dụng ODA, đừng lạm dụng ODA, vì quá lạm dụng thì đó như cái họa, họa rất lớn nên phải cân nhắc".
Nhật ngừng cấp vốn ODA cho Việt Nam

Xuân Mai
Bình luận
vtcnews.vn