Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) về kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về thực trạng giao thông tại Việt Nam
Trước kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới khẳng định việc tăng mức độ sử dụng ô tô tại Việt Nam sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng hơn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ cho biết: "Những kết quả của Ngân hàng Thế giới đưa ra hoàn toàn đúng, đương nhiên việc gia tăng ô tô cũng như số lượng xe cá nhân chính là nguyên nhân dẫn đến việc ùn tắc giao thông thời gian qua".
Theo quan điểm của ông Huyện thì một thành phố giao thông tốt có tỷ suất diện tích đất dành cho giao thông phải chiếm ít nhất 16% nhưng thực ra ở HN, TPHCM chỉ có 7-9%, như vậy là quá ít. Trong khi xe máy, ô tô phát triển quá nóng, nhất là những năm gần đây, lượng xe ô tô tăng mạnh.
Về giải pháp cho vấn đề này, ông Huyện cho hay: "Chúng ta phải bắt buộc phải phát triển giao thông công cộng, không thể mở đường dẹp nhà dân mãi được".
Thế nhưng, vị Tổng cục trưởng cũng nhắc đến khó khăn lớn nhất hiện nay là do suy thoái kinh tế, nguồn vốn khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn vay nước ngoài, vay ngân hàng thương mại.
Ông Huyện cũng phản đối dự định tăng phí để giảm ùn tắc, ông khẳng định: "Tăng phí là không phù hợp đối với thực trạng giao thông VN hiện nay, vì chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông công cộng nên dân phải tự túc phương tiện cá nhân. Khi nào chúng ta nâng cao được chất lượng giao thông công cộng thì mới có thể tăng phí".
Trước đó, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy đã khẳng định: "Hiện nay, HN có trên dưới 1000 ô tô bus, mỗi ngày vận chuyển trên dưới 1 triệu lượt hành khách, TPHCM có khoảng 2000 ô tô bus, mỗi ngày vận chuyển trên dưới khoảng độ 2 triệu lượt hành khách. Vì vậy, cho nên khả năng vận chuyển của xe công cộng chỉ đảm đương 8-10%, vậy 90% họ đi bằng gì? Dĩ nhiên, bắt buộc phải mua phương tiện cá nhân, nghèo thì mua xe máy, khá hơn thì mua ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại”.
Chính vì vậy, nên đưa ra giải pháp, theo ông Thủy, muốn giảm được tình trạng này, phải tìm đúng căn cơ, nguồn gốc. Một là, tập trung đẩy mạnh giao thông công cộng, quản lý quy hoạch đô thị cho tốt, đừng chỉ lo làm các con đường đắt nhất hành tinh. Hai là, hình thành đô thị vệ tinh, có trường học, bệnh viện đầy đủ".
Đồng tình quan điểm, TS Phạm Sanh - nguyên Giảng viên Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng: “Chắc chắn chúng ta sẽ khó hạn chế được xe ô tô, vì hiện nay, lượng xe này chủ yếu là của đại gia, quan chức, doanh nghiệp nhiều”.
Đặc biệt, theo ông Sanh thì bây giờ hạ tầng đang phát triển, nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, giao thông công cộng không kịp đáp ứng, cho nên người dân phải tự túc bằng phương tiện cá nhân.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ cho biết: "Những kết quả của Ngân hàng Thế giới đưa ra hoàn toàn đúng, đương nhiên việc gia tăng ô tô cũng như số lượng xe cá nhân chính là nguyên nhân dẫn đến việc ùn tắc giao thông thời gian qua".
Về giải pháp cho vấn đề này, ông Huyện cho hay: "Chúng ta phải bắt buộc phải phát triển giao thông công cộng, không thể mở đường dẹp nhà dân mãi được".
Thế nhưng, vị Tổng cục trưởng cũng nhắc đến khó khăn lớn nhất hiện nay là do suy thoái kinh tế, nguồn vốn khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn vay nước ngoài, vay ngân hàng thương mại.
Ông Huyện cũng phản đối dự định tăng phí để giảm ùn tắc, ông khẳng định: "Tăng phí là không phù hợp đối với thực trạng giao thông VN hiện nay, vì chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông công cộng nên dân phải tự túc phương tiện cá nhân. Khi nào chúng ta nâng cao được chất lượng giao thông công cộng thì mới có thể tăng phí".
Trước đó, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy đã khẳng định: "Hiện nay, HN có trên dưới 1000 ô tô bus, mỗi ngày vận chuyển trên dưới 1 triệu lượt hành khách, TPHCM có khoảng 2000 ô tô bus, mỗi ngày vận chuyển trên dưới khoảng độ 2 triệu lượt hành khách. Vì vậy, cho nên khả năng vận chuyển của xe công cộng chỉ đảm đương 8-10%, vậy 90% họ đi bằng gì? Dĩ nhiên, bắt buộc phải mua phương tiện cá nhân, nghèo thì mua xe máy, khá hơn thì mua ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại”.
Chính vì vậy, nên đưa ra giải pháp, theo ông Thủy, muốn giảm được tình trạng này, phải tìm đúng căn cơ, nguồn gốc. Một là, tập trung đẩy mạnh giao thông công cộng, quản lý quy hoạch đô thị cho tốt, đừng chỉ lo làm các con đường đắt nhất hành tinh. Hai là, hình thành đô thị vệ tinh, có trường học, bệnh viện đầy đủ".
Đồng tình quan điểm, TS Phạm Sanh - nguyên Giảng viên Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng: “Chắc chắn chúng ta sẽ khó hạn chế được xe ô tô, vì hiện nay, lượng xe này chủ yếu là của đại gia, quan chức, doanh nghiệp nhiều”.
Đặc biệt, theo ông Sanh thì bây giờ hạ tầng đang phát triển, nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, giao thông công cộng không kịp đáp ứng, cho nên người dân phải tự túc bằng phương tiện cá nhân.
Nguồn: baodatviet.vn
Bình luận