Những ngày qua, báo chí rầm rộ đưa tin dưới các dầm trụ chính của cầu Vĩnh Tuy xuất hiện nhiều vết nứt dọc. Cụ thể, tại dầm trụ H22 vết nứt đã kéo dọc dầm từ đất lên kèm theo đó là nhiều vết nứt ngang khác. Vết nứt đã tạo thành rêu, có nước chảy ra.
Ngày 19/2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kiểm tra hiện trường, ghi nhận vết nứt dọc trụ H22, rộng 2,3-2,6 mm, dài khoảng 10 m. Nguyên nhân được cơ quan này đưa ra là do co ngót bê tông và vết nứt không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, nên trụ H22 vẫn đảm bảo khai thác an toàn.
Nứt do xây bằng… gạch?
Ông Bùi Danh Liên
Sau đó, họ đã đi tới kết luận nguyên nhân có thể do co ngót bê tông.
Với kết luận này, ông Liên bình luận: “Ngay cả nhà cao tầng chứ đừng nói gì cầu nghìn tỷ nếu vì co ngót bê tông mà bị nứt thì cũng rất nguy hiểm. Do vậy, phải dùng máy soi bên trong xem có vấn đề gì không.
Tôi thấy dư luận đang đồn thổi là ở bên trong thân trụ cầu đó người ta đã dùng gạch xây, sau đó đổ bê tông lên. Nếu đúng thế thật thì rõ ràng kết cấu của thân trụ cầu không liên tục. Kết cấu bê tông bao giờ cũng phải thành một khối”.
Vết nứt ở cầu Vĩnh Tuy (Ảnh: Internet)
Dù không có trình độ khoa học, kỹ thuật, nhưng chúng tôi cũng rất băn khoăn về việc đó.
Phương án xử lý bằng cách bơm keo vào vết nứt chỉ là giải pháp tạm thời còn khắc phục triệt để tình trạng này lại là chuyện khác. Trước tiên, Hà Nội phải nhận sự cố này do họ gây ra đã còn cái nhà sắp đổ phải tôn thêm móng hay tường lại là chuyện khác.
Phải truy đến cùng lý do vì sao để cây cầu nghìn tỷ đó bị nứt cả về mặt quản lý nhà nước lẫn kỹ thuật. Có những cây cầu tồn tại mấy chục năm qua không nứt, tại sao cầu Vĩnh Tuy vừa mới được đưa vào sử dụng chưa lâu đã nứt? Không phải đơn giản chỉ nhìn bằng mắt như thầy bói xem voi mà phán thế được”.
Tuổi thọ cầu sẽ bị ảnh hưởng
PGS.TS. Bùi Xuân Cậy – Trưởng bộ môn Đường Bộ - Đại học giao thông vận tải Hà Nội (Ảnh: TPO)
“Làm gì có chuyện người ta xây bằng gạch ở trong. Một công trình mang tầm cỡ quốc gia như thế làm gì có chuyện xây bằng gạch? Tào lao!”, ông Cậy nói.
Bình luận về nguyên nhân dẫn tới vết nứt này, PGS- TS Bùi Xuân Cậy phân tích, nói chung với thân trụ là một khối bê tông khi đưa vào sử dụng thường thì bao giờ cũng có vết nứt.
“Người ta kết luận là do co ngót bê tông, nhưng tôi nghĩ muốn biết kết cấu có bị sao hay không thì phải đo, “thăm khám” mới biết được.
Nếu bị nứt do kết cấu bên trong thì rất nguy hiểm. Tuy nhiên, qua quan sát tôi thấy khó có khả năng thân trụ bị nứt do kết cấu hay nứt ở dầm. Nếu vết nứt nhỏ thì cũng có thể do co ngót bê tông thật. Trụ đó có cốt thép và kết cấu lớn như thế thì khó xảy ra khả năng bị nứt do khả năng chịu lực kém.
Nếu chỉ đơn giản là do co ngót bê tông thì không vấn đề gì cả. Chỉ cần bơm keo bảo vệ cốt thép là xong. Nhưng tất nhiên vết nứt sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của cây cầu”, ông Cậy cho biết.
Mới đây, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho hay, ngày 21/2, đoàn công tác đã kiểm tra vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy, song kết quả phải chờ đơn vị kiểm định đánh giá.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vấn đề này.
Bình luận