Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bỏng 20% ở hai tay và chân, một số vùng da bị hoại tử. Sau khoảng 1 tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân có tiến triển, ổn định hơn. Đây là một trong số 4 bệnh nhân khác nhập Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) do bị bỏng cồn.
BS Nguyễn Nam Giang - Trưởng khoa Bỏng cho biết, tất cả các bệnh nhân đều có điểm chung là dùng cồn để chế biến thức ăn. Quá trình nướng, do không cẩn trọng, đổ cồn vào lửa đang cháy nên bị bỏng. Bị bỏng cồn ở mặt, ngực, chân, tay đều rất nguy hiểm, mất nhiều thời gian để điều trị. Khi khỏi cũng để lại sẹo trên da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
BS Giang khuyến cáo người dân không nên dùng cồn để nướng mực hay chế biến thức ăn mà dùng bếp than hoặc lửa.
Trong trường hợp phải dùng đến cồn, khi nướng cần quan sát kỹ ngọn lửa, để lửa tắt hẳn mới cho thêm còn vào. Nếu không may bị bỏng, cần đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được chữa trị. Không nên chữa mẹo hay các bài thuốc truyền miệng dễ bị biến chứng nặng, khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
Bình luận