• Zalo

Nước mắt trẻ em trong 'nhà máy sản xuất huy chương vàng' của Trung Quốc

Thời sự quốc tếChủ Nhật, 22/05/2016 04:29:00 +07:00Google News

Đằng sau những tấm huy chương danh giá là máu và nước mắt của những đứa trẻ mới chỉ 5, 6 tuổi phải hi sinh tuổi thơ của mình để đổi lấy vinh quang cho quốc gia.

(VTC News) - Ít ai biết được rằng đằng sau những tấm huy chương danh giá của Trung Quốc trên đấu trường quốc tế là máu và nước mắt của các vận động viên nhí, những đứa trẻ mới chỉ 5, 6 tuổi phải hi sinh tuổi thơ của mình để đổi lấy vinh quang cho quốc gia. 

Các em sống và rèn luyện ở những ngôi trường được xây dựng để dành riêng cho việc nuôi dưỡng tài năng hay còn được mệnh danh là nhà máy sản xuất huy chương vàng ở Trung Quốc. 
Huấn luyện viên lau nước mắt cho một bé gái trong giờ luyện tập
Huấn luyện viên lau nước mắt cho một bé gái trong giờ luyện tập.
Cô bé phải duỗi thẳng chân để chạm vào chiếc gậy mà huấn luyện viên đang cầm.
Cô bé phải duỗi thẳng chân để chạm vào chiếc gậy mà huấn luyện viên đang cầm. 
Trồng cây chuối là bài tập bắt buộc với những đứa trẻ mới chỉ 5,6 tuổi.
Trồng cây chuối là bài tập bắt buộc với những đứa trẻ mới chỉ 5,6 tuổi. 
Những đứa trẻ mới chỉ 5, 6 tuổi phải hi sinh tuổi thơ của mình để đổi lấy vinh quang cho quốc gia.
Những đứa trẻ mới chỉ 5, 6 tuổi phải hi sinh tuổi thơ của mình để đổi lấy vinh quang cho quốc gia.  
Một trong số đó là trường thể dục thể thao thanh niên không chuyên Yangpu ở Thượng Hải, nơi đào tạo gà nòi và “sản xuất” ra lứa vận động viên xuất sắc cho Trung Quốc trong tương lai. 

Sau bao nỗ lực rèn giũa lứa vận động viên nhí, Trung Quốc bắt đầu hái quả ngọt sau khi trở về Thế vận hội năm 1980.

Mặc dù vậy, chế độ quản lý và đào tạo huấn luyện khắc nghiệt nổi tiếng ở quốc gia này đã khiến các bậc phụ huynh bắt đầu xem xét việc con em họ đến các nhà máy sản xuất huy chương vàng, dẫn đến việc nhiều trường thể thao tại Trung Quốc phải đóng cửa. 

Trước thực trạng này, năm 2010, Bắc Kinh đưa ra một chính sách mới gọi là Quy định 23, yêu cầu các trường thể thao phải cải thiện chương trình giảng dạy, đồng thời hỗ trợ cho các vận động viên đã nghỉ hưu.
Giáo viên giúp một cô bé éo dẻo.
Giáo viên giúp một cô bé ép dẻo. 
Một cô bé đang luyện tập tại trường thể thao Yangpu.
Một cô bé đang luyện tập tại trường thể thao Yangpu. 
Vượt qua những nỗi đau về thể xác, những đứa trẻ này vẫn phải ngày đêm miệt mài tập luyện.
Vượt qua những nỗi đau về thể xác, những đứa trẻ này vẫn phải ngày đêm miệt mài tập luyện.  
Hình ảnh một cậu bé khi thực hiện động tác đu người với sự hỗ trợ của huấn luyện viên.
Hình ảnh một cậu bé khi thực hiện động tác đu người với sự hỗ trợ của huấn luyện viên.  
Mặc dù vậy, mãi cho đến năm 2013, những ngôi trường này mới bắt đầu nới lỏng chế độ huấn luyện khắc nghiệt đối với các tài năng nhí. 

Theo số liệu mới nhất của tờ Thể thao hàng ngày Trung Quốc, tính đến thời điểm tháng 4/2016, số lượng các vận động nhí được đào tạo để trở thành những ngôi sao bóng bàn trong tương lai đã giảm 1/4 kể từ năm 1987.

Song Hy
(Nguồn: The Sun)
Bình luận
vtcnews.vn