Theo Independent, các nhà khoa học ước tính rằng cứ 45.000-714.000 năm sẽ xảy ra siêu núi lửa phun trào. Giáo sư Jonathan Rougier, nhà thống kê và tác giả chính của nghiên cứu mới về hiện tượng này mô tả khoảng thời gian đó "dài hơn nền văn minh của chúng ta".
Một trong những vụ siêu núi lửa phun trào diễn ra cách đây 74.000 năm ở Indonesia. Trong vụ phun trào siêu nhiên đó, tới 3.000 km khối đá và tro đã bị thổi vào không khí tại khu vực bây giờ là hồ Toba trên đảo Sumatra. Cũng ở quốc gia Đông Nam Á, những ngày này hoạt động của núi lửa Agung đã buộc 100.000 người tại Bali phải di tản.
Những trận siêu phun trào lớn nhất có thể khiến toàn bộ lục địa bị bao phủ bằng tro núi lửa và làm thay đổi các mô hình thời tiết trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ.
Nghiên cứu mới của Rougier được công bố trên tờ Earth and Planetary Science Letters cho thấy vụ phun trào tiếp theo với quy mô khủng khiếp này có thể xảy ra sớm hơn chúng ta nghĩ.
Giáo sư Rougier và nhóm cộng sự của ông tại Đại học Bristol đã sử dụng một cơ sở dữ liệu địa chất và ước tính khoảng thời gian cho vụ siêu phun trào núi lửa tiếp theo. "Giá trị đoán định tốt nhất" rơi vào khoảng 17.000 năm.
Các ghi chép cho thấy hai vụ phun trào siêu nhiên gần đây nhất diễn ra từ 20.000-30.000 năm trước. Các nền văn minh được hình thành vào thời điểm con người dừng hoạt động săn bắt và tập trung và hướng tới nông nghiệp, vào khoảng 12.000 năm trước. "Chúng ta đã đã có một chút may mắn không phải trải qua bất kỳ vụ phun trào siêu nhiên nào kể từ đó", Rougier nói.
Tiến sĩ Marc Reichow, nhà địa hóa học tại Đại học Leicester, người không tham gia nghiên cứu cho biết những phát hiện mới này dựa trên "phân tích thống kê âm thanh".
"Phương pháp tiếp cận và đánh giá này chắc chắn sẽ giúp chúng ta hiểu và có thể giúp dự đoán các vụ phun trào trong tương lai", ông cho biết. "Tuy nhiên, chẳng có quy tắc nào cho hoạt động của tự nhiên, kể cả phun trào núi lửa".
Video: Khoảnh khắc núi lửa phun trào khủng khiếp ở Indonesia
Giáo sư Rougier chia sẻ quan điểm này, nhưng nhấn mạnh rằng sự tỉnh giấc của các núi lửa nhỏ như núi Agung cũng đã đặt ra thách thức về môi trường cũng như có khả năng tàn phá các cộng đồng và các quốc gia. "Núi lửa đang đe dọa nền văn minh của chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ trước đây", ông kết luận.
Dòng dung nham nguội dài nhiều km tại núi lửa ở Bali Núi lửa ở Bali phun ra những dòng dung nham nguội và lũ bùn đất dài nhiều km. Nhà chức trách cảnh báo người dân cần tránh xa bởi sức tàn phá nghiêm trọng của 2 hiện tượng này.
Bình luận