(VTC News) - Lợi dụng sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử phạt các tử tù, nhiều phạm nhân đã tìm cách mang thai để thoát án tử hình.
Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước sự việc một nữ phạm nhân bất ngờ được phát hiện mang thai trong thời gian giam giữ chờ ngày thi hành án tử hình.
Nữ từ tù này là Nguyễn Thị Huệ, 42 tuổi, trú huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Huệ bị bắt năm 2012, sau đó bị kết án tử hình vì hành vi mua bán ma túy. Huệ được giam giữ tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh để chờ ngày thi hành án.
Tuy nhiên, tới ngày 6/1 vừa qua, trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện Nguyễn Thị Huệ có những biểu hiện khác thường. Qua kiểm tra y tế xác định Huệ đang mang thai 4-5 tháng tuổi.
Đáng nói, nữ tử tù này đã lên kế hoạch rất tinh vi để có thể mang thai ngay khi đang bị giam giữ.
Theo lời khai ban đầu từ Huệ, bị án này đã liên hệ và nhờ một nhóm phạm nhân nam đang thi hành án tại trại tạm giam Công an tỉnh giúp mình có thai. Huệ có hứa với nhóm phạm nhân này là nếu có thai sẽ trả công 50 triệu đồng.
Đến khi vụ việc được phát hiện, mới có phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng (27 tuổi, đang chấp hành án phạt 30 tháng tù về tội trộm cắp tài sản) khai nhận đã cho Huệ tinh trùng.
Cụ thể vào tháng 8/2015, Hưng đã hai lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilông kèm bơm tiêm và để vào nơi Huệ bố trí. Lợi dụng lúc được đi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng, Huệ đã lấy tinh trùng và tự bơm vào tử cung của mình.
Liên quan đến sự việc này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Huy An, Trưởng văn phòng Luật Huy An để làm rõ một số vấn đề.
- Số phận Nguyễn Thị Huệ sẽ như thế nào sau khi mang thai?
Pháp luật của chúng ta hết sức nhân văn, không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. Đối với trường hợp như Nguyễn Thị Huệ sẽ được giảm từ mức án tử hình xuống chung thân.
- Trong trường hợp này, trách nhiệm của cán bộ trại giam như thế nào? Cán bộ trại giam có dấu hiệu phạm tội hình sự hay không?
Hiện nay, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ sự việc. Chúng ta chưa thể khẳng định điều gì. Sau khi có kết luận chính thức của Cơ quan điều tra, căn cứ vào hành vi thực tế, lỗi của từng cá nhân cụ thể tôi mới có thể đưa ra quan điểm pháp lý của mình.
Tuy nhiên, một nữ tử tù mang thai thì có thể công tác trại giam có vấn đề. Tuỳ theo mức độ vi phạm của cán bộ trại giam (nếu có) có thể xem xét xử lý từ kỷ luật hành chính đến xem xét trách nhiệm hình sự cụ thể.
- Trước Nguyễn Thị Huệ, đã có nhiều trường hợp phạm nhân mang thai không phải vì mục đích nhân đạo mà chủ ý để được giảm hình phạt, đặc biệt là thoát án tử hình. Dường như đây là một kẽ hở của luật pháp mà phạm nhân nữ có thể “lách” để thoát án tử?
Điều 35 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tử hình như sau: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.”
Như tôi đã nói, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hết sức nhân văn. Chúng ta không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. Điều này không phải vì bản thân nữ tử tù, mà vì đứa trẻ họ mang trong bụng.
Thông thường, đối với tử tù, họ sẽ bị biệt giam, không được tiếp xúc với người ngoài. Tất nhiên, không có quy định nào lại cho phép tử tù được mang thai trong thời gian giam giữ.
Nếu việc quản lý phạm nhân của cơ quan chức năng tốt thì không bao giờ có chuyện nữ tử tù có thể mang thai trong thời gian bị giam giữ. Nếu có nữ tử tù nào mang thai thì trách nhiệm thuộc về cán bộ quản lý trại giam, quản lý phạm nhân.
Trước khi có luật, các nhà làm luật đã tính toán tới điều đó và mặc định là nữ tù không thể mang thai trong thời gian bị giam giữ được. Chính vì vậy, theo tôi luật chúng ta là đúng, là nhân văn, không nên sửa luật về vấn đề này.
Nếu có tử tù mang thai thì sai là ở người thi hành luật, phải xem xét, xử lý cán bộ trại giam có sai phạm, không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quyết
Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước sự việc một nữ phạm nhân bất ngờ được phát hiện mang thai trong thời gian giam giữ chờ ngày thi hành án tử hình.
Nữ từ tù này là Nguyễn Thị Huệ, 42 tuổi, trú huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Huệ bị bắt năm 2012, sau đó bị kết án tử hình vì hành vi mua bán ma túy. Huệ được giam giữ tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh để chờ ngày thi hành án.
Tuy nhiên, tới ngày 6/1 vừa qua, trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện Nguyễn Thị Huệ có những biểu hiện khác thường. Qua kiểm tra y tế xác định Huệ đang mang thai 4-5 tháng tuổi.
Nguyễn Thị Huệ trong phiên xử phúc thẩm vụ án mua bán trái phép ma túy. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Theo lời khai ban đầu từ Huệ, bị án này đã liên hệ và nhờ một nhóm phạm nhân nam đang thi hành án tại trại tạm giam Công an tỉnh giúp mình có thai. Huệ có hứa với nhóm phạm nhân này là nếu có thai sẽ trả công 50 triệu đồng.
Đến khi vụ việc được phát hiện, mới có phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng (27 tuổi, đang chấp hành án phạt 30 tháng tù về tội trộm cắp tài sản) khai nhận đã cho Huệ tinh trùng.
Cụ thể vào tháng 8/2015, Hưng đã hai lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilông kèm bơm tiêm và để vào nơi Huệ bố trí. Lợi dụng lúc được đi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng, Huệ đã lấy tinh trùng và tự bơm vào tử cung của mình.
Liên quan đến sự việc này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Huy An, Trưởng văn phòng Luật Huy An để làm rõ một số vấn đề.
- Số phận Nguyễn Thị Huệ sẽ như thế nào sau khi mang thai?
Pháp luật của chúng ta hết sức nhân văn, không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. Đối với trường hợp như Nguyễn Thị Huệ sẽ được giảm từ mức án tử hình xuống chung thân.
- Trong trường hợp này, trách nhiệm của cán bộ trại giam như thế nào? Cán bộ trại giam có dấu hiệu phạm tội hình sự hay không?
Hiện nay, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ sự việc. Chúng ta chưa thể khẳng định điều gì. Sau khi có kết luận chính thức của Cơ quan điều tra, căn cứ vào hành vi thực tế, lỗi của từng cá nhân cụ thể tôi mới có thể đưa ra quan điểm pháp lý của mình.
Tuy nhiên, một nữ tử tù mang thai thì có thể công tác trại giam có vấn đề. Tuỳ theo mức độ vi phạm của cán bộ trại giam (nếu có) có thể xem xét xử lý từ kỷ luật hành chính đến xem xét trách nhiệm hình sự cụ thể.
- Trước Nguyễn Thị Huệ, đã có nhiều trường hợp phạm nhân mang thai không phải vì mục đích nhân đạo mà chủ ý để được giảm hình phạt, đặc biệt là thoát án tử hình. Dường như đây là một kẽ hở của luật pháp mà phạm nhân nữ có thể “lách” để thoát án tử?
Điều 35 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tử hình như sau: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.”
Như tôi đã nói, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hết sức nhân văn. Chúng ta không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. Điều này không phải vì bản thân nữ tử tù, mà vì đứa trẻ họ mang trong bụng.
Thông thường, đối với tử tù, họ sẽ bị biệt giam, không được tiếp xúc với người ngoài. Tất nhiên, không có quy định nào lại cho phép tử tù được mang thai trong thời gian giam giữ.
Nếu việc quản lý phạm nhân của cơ quan chức năng tốt thì không bao giờ có chuyện nữ tử tù có thể mang thai trong thời gian bị giam giữ. Nếu có nữ tử tù nào mang thai thì trách nhiệm thuộc về cán bộ quản lý trại giam, quản lý phạm nhân.
Trước khi có luật, các nhà làm luật đã tính toán tới điều đó và mặc định là nữ tù không thể mang thai trong thời gian bị giam giữ được. Chính vì vậy, theo tôi luật chúng ta là đúng, là nhân văn, không nên sửa luật về vấn đề này.
Nếu có tử tù mang thai thì sai là ở người thi hành luật, phải xem xét, xử lý cán bộ trại giam có sai phạm, không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quyết
Bình luận