70 tuổi, đeo 3 bản án, phải đối mặt với mức án 30 năm tù giam, phạm nhân Nguyễn Thị Minh Kính (Hà Nội) thức trắng cả đêm để viết thư xin lỗi bị hại.
Mỗi lời trong thư là tâm can thấm đẫm nước mắt của người đàn bà có cuộc đời đắng chát.
Cuộc đời cay đắng
Từng là giảng viên một trường đại học ở Hà Nội, năm 2008, bà Kính, khoe khoang mình có khả năng “chạy điểm” vào các trường đại học và cao đẳng.
15 người nhẹ dạ đã sập "bẫy lừa" của bà Kính. Bà ta đã nẫng của các bị hại hơn 1,125 tỷ đồng và phải nhận mức án 9 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, cũng với chiêu lừa "chạy điểm", bà Kính đã phải nhận 13 năm tù giam.
Và đến năm 2012, bà Kính bị cáo buộc đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo buộc, bà Kính đã nhận 19 hồ sơ xin việc và gần 1 tỷ đồng của các nạn nhân.
Lần này, bà Kính bị đưa ra xét xử là phải nhận mức án 14 năm tù giam. Tổng hợp cả 3 bản án, bà Kính phải chấp hành 30 năm tù.
Gặp bà Kính ở Trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang), người đàn bà này không cầm được nước mắt khi nhắc đến gia đình.
Bà kính kể về cuộc đời đắng chát của mình với cuộc hôn nhân đứt gánh. Sau khi chia tay chồng, đứa con trai út mới 8 tháng tuổi của bà mắc bệnh u não. Bao nhiều tiền của, bà đổ hết vào chữa bệnh cho con. Chữa cho con khỏi u não thì lại mắc thêm bệnh tim, tủy sống.
Ngày đứng lớp, đêm thức trắng đan len mà nợ nần vẫn chất chồng. Mười hai năm theo con ăn trực nằm chờ ở bệnh viện, đã đốt của bà không biết bao tiền. Ngay cả căn nhà tập thể, nơi tá túc duy nhất của 4 mẹ con, bà Kính cũng phải bán đi mà vẫn không đủ tiền thuốc thang cho con.
Không ít lần người mẹ đã phải bán cả máu của mình để lấy tiền chi phí thuốc thang cho con.
Theo lời bà Kính, do bị đẩy đến bước đường cùng, bà ta đã phải lâm vào con đường phạm tội. Nữ phạm nhân nhớ lại: “Mỗi sáng thức dậy, tôi lại hỏi con: “Con ơi, con có muốn sống với mẹ không?”
Cuộc sống khó khăn, cậu con trai cả của bà Kính đang học đại học Bách Khoa đã phải bỏ học giữa chừng đi học nghề sửa chữa xe máy, mở tiệm để giúp mẹ mưu sinh. Rồi cô con gái thứ 2 đang học Đại học Luật năm cuối cũng phát hiện bị viêm cầu thận.
Bà Kính gạt nước mắt khi nhắc đến sóng gió cuộc đời mình. Theo lời bà, số tiền kiếm được qua các phi vụ lừa đảo, bà ta dùng cả để lo cho con gái. Nhưng đến nay, con gái bà đang ở giai đoạn cuối của bệnh.
Lá thư ân hận
Bị đi tù, đời bà chưa trả được nợ, bà dặn dò các con cố gắng khắc phục hậu quả. Hưởng ứng cuộc thi Viết thư xin lỗi của Trại giam Ngọc Lý, bà Kính đã thức trắng đêm để viết thư xin lỗi chị Thúy, người đã từng thương tình cho bà ở nhờ, để rồi sau đó thành nạn nhân của bà Kính.
Lá thư viết: "... Thúy không thể tin rằng, từ sau song sắt của nhà tù, tôi lại viết thư về gửi Thúy. Dẫu cho ngàn vạn lần căm giận, Thúy hãy cho tôi được nói lời xin lỗi. Thúy hãy nén lòng đọc cho hết bức thư này dù cho tôi có triệu triệu lần xin lỗi Thúy cũng không thể tha thứ cho tôi được...
Khi được cuộc đời dạy cho mình một bài học nhớ đời, bài học của bản án 30 năm, mới thấm đẫm, mới hiểu ra rằng, nỗi đau của người bị hại lớn lao biết nhường nào. Thật không dễ dàng để tôi nói được lời ân hận này, bởi đây là kết quả của gần 5 năm trời dài dằng dặc để tôi phải tự suy ngẫm, xót xa cay đắng của biết bao đêm trường lương tâm dằn vặt.
... Không biết bao nhiêu đêm tôi nằm đếm mưa rơi. Thấy ngoài kia, cách một bức tường giam, con ếch được kêu, con rắn được bò, mương nước được chảy. Thế mới thấy, hai chữ tự do là vô giá.
Rồi tôi ngẫm lại mình, kẻ gieo tội ác nhưng vẫn được chăn ấm, chiếc nón đội đầu, đôi dép để đi. Thì ra, lòng nhân ái, sự mở lòng tha thứ mới có giá trị giáo dục biết nhường nào.
Năm năm qua, từ trong trại giam, tôi đã trải nghiệm. Tôi hối hận và căm giận bản thân mình. Tôi đã tự đánh mất đi cuộc sống tự do. Tôi đã làm tổn thương cho Thúy và cả một tập thể đại học và bao người quen biết. Dẫu có muộn mằn thì những dòng nước mắt lặng lẽ bao đêm, tôi xin Thúy hãy rộng lòng...".
Theo VNN
Cuộc đời cay đắng
Từng là giảng viên một trường đại học ở Hà Nội, năm 2008, bà Kính, khoe khoang mình có khả năng “chạy điểm” vào các trường đại học và cao đẳng.
15 người nhẹ dạ đã sập "bẫy lừa" của bà Kính. Bà ta đã nẫng của các bị hại hơn 1,125 tỷ đồng và phải nhận mức án 9 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, cũng với chiêu lừa "chạy điểm", bà Kính đã phải nhận 13 năm tù giam.
Và đến năm 2012, bà Kính bị cáo buộc đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo buộc, bà Kính đã nhận 19 hồ sơ xin việc và gần 1 tỷ đồng của các nạn nhân.
Lần này, bà Kính bị đưa ra xét xử là phải nhận mức án 14 năm tù giam. Tổng hợp cả 3 bản án, bà Kính phải chấp hành 30 năm tù.
Gặp bà Kính ở Trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang), người đàn bà này không cầm được nước mắt khi nhắc đến gia đình.
Phạm nhân Nguyễn Thị Minh Kính. |
Bà kính kể về cuộc đời đắng chát của mình với cuộc hôn nhân đứt gánh. Sau khi chia tay chồng, đứa con trai út mới 8 tháng tuổi của bà mắc bệnh u não. Bao nhiều tiền của, bà đổ hết vào chữa bệnh cho con. Chữa cho con khỏi u não thì lại mắc thêm bệnh tim, tủy sống.
Ngày đứng lớp, đêm thức trắng đan len mà nợ nần vẫn chất chồng. Mười hai năm theo con ăn trực nằm chờ ở bệnh viện, đã đốt của bà không biết bao tiền. Ngay cả căn nhà tập thể, nơi tá túc duy nhất của 4 mẹ con, bà Kính cũng phải bán đi mà vẫn không đủ tiền thuốc thang cho con.
Không ít lần người mẹ đã phải bán cả máu của mình để lấy tiền chi phí thuốc thang cho con.
Theo lời bà Kính, do bị đẩy đến bước đường cùng, bà ta đã phải lâm vào con đường phạm tội. Nữ phạm nhân nhớ lại: “Mỗi sáng thức dậy, tôi lại hỏi con: “Con ơi, con có muốn sống với mẹ không?”
Cuộc sống khó khăn, cậu con trai cả của bà Kính đang học đại học Bách Khoa đã phải bỏ học giữa chừng đi học nghề sửa chữa xe máy, mở tiệm để giúp mẹ mưu sinh. Rồi cô con gái thứ 2 đang học Đại học Luật năm cuối cũng phát hiện bị viêm cầu thận.
Bà Kính gạt nước mắt khi nhắc đến sóng gió cuộc đời mình. Theo lời bà, số tiền kiếm được qua các phi vụ lừa đảo, bà ta dùng cả để lo cho con gái. Nhưng đến nay, con gái bà đang ở giai đoạn cuối của bệnh.
Lá thư ân hận
Bị đi tù, đời bà chưa trả được nợ, bà dặn dò các con cố gắng khắc phục hậu quả. Hưởng ứng cuộc thi Viết thư xin lỗi của Trại giam Ngọc Lý, bà Kính đã thức trắng đêm để viết thư xin lỗi chị Thúy, người đã từng thương tình cho bà ở nhờ, để rồi sau đó thành nạn nhân của bà Kính.
Lá thư viết: "... Thúy không thể tin rằng, từ sau song sắt của nhà tù, tôi lại viết thư về gửi Thúy. Dẫu cho ngàn vạn lần căm giận, Thúy hãy cho tôi được nói lời xin lỗi. Thúy hãy nén lòng đọc cho hết bức thư này dù cho tôi có triệu triệu lần xin lỗi Thúy cũng không thể tha thứ cho tôi được...
Khi được cuộc đời dạy cho mình một bài học nhớ đời, bài học của bản án 30 năm, mới thấm đẫm, mới hiểu ra rằng, nỗi đau của người bị hại lớn lao biết nhường nào. Thật không dễ dàng để tôi nói được lời ân hận này, bởi đây là kết quả của gần 5 năm trời dài dằng dặc để tôi phải tự suy ngẫm, xót xa cay đắng của biết bao đêm trường lương tâm dằn vặt.
... Không biết bao nhiêu đêm tôi nằm đếm mưa rơi. Thấy ngoài kia, cách một bức tường giam, con ếch được kêu, con rắn được bò, mương nước được chảy. Thế mới thấy, hai chữ tự do là vô giá.
Rồi tôi ngẫm lại mình, kẻ gieo tội ác nhưng vẫn được chăn ấm, chiếc nón đội đầu, đôi dép để đi. Thì ra, lòng nhân ái, sự mở lòng tha thứ mới có giá trị giáo dục biết nhường nào.
Năm năm qua, từ trong trại giam, tôi đã trải nghiệm. Tôi hối hận và căm giận bản thân mình. Tôi đã tự đánh mất đi cuộc sống tự do. Tôi đã làm tổn thương cho Thúy và cả một tập thể đại học và bao người quen biết. Dẫu có muộn mằn thì những dòng nước mắt lặng lẽ bao đêm, tôi xin Thúy hãy rộng lòng...".
Theo VNN
Bình luận