(VTC News)- Gia đình khó khăn, nữ thủ khoa nghèo Quản Thị Phượng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để kiếm tiền giúp mẹ trang trải cuộc sống.
Ngày nhận được tin đỗ thủ khoa của trường Đại học Công nghệ thông tin- Truyền Thông, Phượng đã rất vui. Nhưng niềm vui cũng chẳng được bao lâu khi em không có tiền đóng học. Thương mẹ vất vả, Phượng cũng không muốn lấy giấy báo để làm thủ tục nhập học.
Ngay sau khi thi xong đại học, Phượng đi khắp nơi kiếm việc làm thêm. Nghe nói ở Khu công nghiệp Bắc Ninh có tuyển công nhân, Phượng không ngần ngại vượt đường xa xuống xin làm nhưng không được nhận. Không chịu bỏ cuộc, Phượng về thị xã Sông Công ( Thái Nguyên ) làm thuê cho quán bánh cuốn.
Hàng ngày, cô gái này phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị các đồ đạc, nhóm bếp trong quán. Công việc rửa bát thuê Phượng nhận được 50 nghìn đồng / ngày.
Mặc dù vất vả nhưng em rất cố gắng, mong sao kiếm được nhiều tiền để trang trải cuộc sống cùng mẹ. Làm việc ở đây được 3 tuần vì công việc vất vả và lương thấp nên Phượng đã xin nghỉ.
Cô gái thủ khoa nghèo tâm sự : “Em rất muốn đi học để thực hiện ước mơ của mình, nhưng em thương mẹ và chị em lắm. Do hoàn cảnh gia đình không cho phép, nên em không nghĩ mình sẽ được đi học”.
Mẹ là chỗ dựa
Phượng tâm sự, mẹ chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của cuộc đời em. Mẹ đã phải bươn trải qua bao khó khăn, đã chịu đủ bao khổ cực, đã thắt lưng buộc bụng làm ăn nuôi em ăn học.
Mẹ càng cố gắng bao nhiêu, thì Phương cũng nỗ lực bởi không muốn mẹ phải buồn. Em đã cố gắng vươn lên trong học tập để bằng bạn, bằng bè.
Dù là thủ khoa nhưng Phượng cho biết em không hề phải đi học thêm bên ngoài. Ngoài thời gian học tập trên lớp về nhà Phượng tranh thủ giúp mẹ việc đồng áng, chăm sóc vườn chè.
Nữ thủ khoa nghèo chia sẻ: “Em thường xuyên đọc bài cũ trước khi đến lớp, tranh thủ những thời gian ra chơi khi học tại trường để xem lại bài. Ngoài ra em cũng thường xuyên xem các tin tức trên thời sự có nói về vấn đề lịch sử, biển đảo địa lý của nước ta. Một ngày em dành 7 tiếng cho việc học và đọc sách”.
Cô Nguyễn Thị Thoa mẹ của em Phượng năm nay cũng đã 60 tuổi lại bị bệnh khớp nên nhiều năm nay không làm được những công việc nặng nhọc. Hiện tại, Phượng là lao động chính của gia đình.
Không giấu được xúc động, cô Thoa nói trong nước mắt: “Cô sinh ra trong một gia đình nghèo, trình độ còn kém hiểu biết, không có điều kiện ăn học. Nhưng nhà có 2 đứa con gái, cô mong muốn chúng nó lên người. Chị gái của Phượng thì không may mắn về gia đình. Còn em Phượng thì cũng đã chịu khổ từ nhỏ. Điều kiện học tập của gia đình cho em không được như con nhà người ta”.
Cô Thoa nghẹn ngào kể thêm: “Từ lúc em nó thi vào đại học và giờ đây đỗ đại học. Cô cũng mừng cho em, nhưng cũng lo vì do gia đình hoàn cảnh khó khăn. Cô thì càng ngày càng yếu,nên không muốn cho em đi học”.
Chia sẻ về cô học trò nghèo, thầy Lê Thế Anh, Bí thư Đoàn trường THPT Bắc Sơn, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết: “Em Phượng là một học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng em luôn luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em là thủ khoa đầu tiên của trường THPT Bắc Sơn đạt số điểm cao như vậy”.
Sau khi nhận được giấy báo từ ĐH Thái Nguyên gửi về để làm thủ tục nhập học nhưng các giáo viên không thấy Phượng lên trường lấy nên thầy Thế Anh đã phải đến nhà vận động cô thủ khoa đi nhập học.
Do hoàn cảnh khó khăn, Phượng có ý định bỏ học đại học để ở nhà đi làm giúp mẹ trang trải cuộc sống.
Bản thân thầy Thế Anh đã trực tiếp đi kêu gọi sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các em học sinh và cựu học sinh của trường để dành những món quà nhỏ giúp Phượng có thể yên tâm theo học đại học.
Được sự động viên của thầy cô và bạn bè, Phượng đã lên trường ĐH Thái Nguyên để làm thủ tục nhận suất học bổng dành tặng cho thủ khoa.
Cô Bùi Thị Tường Vy (Phòng Công tác học sinh sinh viên trường Đại học CNTT & Truyền Thông, ĐH Thái Nguyên) cho biết sẽ đề nghị ban giám hiệu cho em Phượng ở miễn phí tại kí túc xá trong 1 năm. Sau khi em nhập học, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho em Phượng được làm thêm tại trong căng tin.
Ô Xin xúc động nhận thầy giáo làm cha
Thành Luân
Thủ khoa rửa bát kiếm 50 nghìn đồng/ngày
Khi các thí sinh đỗ vào ĐH Thái Nguyên đang chuẩn bị cho việc nhập học, cô gái xinh xắn Quản Thị Phượng - thủ khoa trường Đại học Công nghệ thông tin - Truyền Thông ( ĐH Thái Nguyên) đang đứng trước nguy cơ phải nghỉ học vì nhà quá nghèo.
Bố mẹ chia tay nhau khi Phượng mới chỉ 3 tuổi. Cô gái nhỏ sống cùng bố, sau đó lớp 6 em chuyển về ở với mẹ tại xóm Tân Lập, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên , tỉnh Thái Nguyên.
Hiện tại, Phượng sống cùng mẹ và chị gái trong căn nhà ngói xiêu vẹo, vách đất. Ngoài 5 sào ruộng, tài sản lớn nhất của gia đình em chỉ là 1 con trâu và 1 con lợn.
Căn nhà thủ khoa Quản Thị Phượng đang sống cùng mẹ |
Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình Phượng |
Ngày nhận được tin đỗ thủ khoa của trường Đại học Công nghệ thông tin- Truyền Thông, Phượng đã rất vui. Nhưng niềm vui cũng chẳng được bao lâu khi em không có tiền đóng học. Thương mẹ vất vả, Phượng cũng không muốn lấy giấy báo để làm thủ tục nhập học.
Ngay sau khi thi xong đại học, Phượng đi khắp nơi kiếm việc làm thêm. Nghe nói ở Khu công nghiệp Bắc Ninh có tuyển công nhân, Phượng không ngần ngại vượt đường xa xuống xin làm nhưng không được nhận. Không chịu bỏ cuộc, Phượng về thị xã Sông Công ( Thái Nguyên ) làm thuê cho quán bánh cuốn.
Hàng ngày, cô gái này phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị các đồ đạc, nhóm bếp trong quán. Công việc rửa bát thuê Phượng nhận được 50 nghìn đồng / ngày.
Mặc dù vất vả nhưng em rất cố gắng, mong sao kiếm được nhiều tiền để trang trải cuộc sống cùng mẹ. Làm việc ở đây được 3 tuần vì công việc vất vả và lương thấp nên Phượng đã xin nghỉ.
Nữ sinh Quản Thị Phượng đã được mời tới trường ĐH Thái Nguyên để nhận học bổng dành cho thủ khoa đầu vào |
Cô gái thủ khoa nghèo tâm sự : “Em rất muốn đi học để thực hiện ước mơ của mình, nhưng em thương mẹ và chị em lắm. Do hoàn cảnh gia đình không cho phép, nên em không nghĩ mình sẽ được đi học”.
Mẹ là chỗ dựa
Phượng tâm sự, mẹ chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của cuộc đời em. Mẹ đã phải bươn trải qua bao khó khăn, đã chịu đủ bao khổ cực, đã thắt lưng buộc bụng làm ăn nuôi em ăn học.
Mẹ càng cố gắng bao nhiêu, thì Phương cũng nỗ lực bởi không muốn mẹ phải buồn. Em đã cố gắng vươn lên trong học tập để bằng bạn, bằng bè.
Dù là thủ khoa nhưng Phượng cho biết em không hề phải đi học thêm bên ngoài. Ngoài thời gian học tập trên lớp về nhà Phượng tranh thủ giúp mẹ việc đồng áng, chăm sóc vườn chè.
Cô Bùi Thị Tường Vy (Phòng Công tác học sinh sinh viên trường Đại học CNTT & Truyền Thông, ĐH Thái Nguyên) rất cảm phục nghị lực phi thường của Phượng |
Nữ thủ khoa nghèo chia sẻ: “Em thường xuyên đọc bài cũ trước khi đến lớp, tranh thủ những thời gian ra chơi khi học tại trường để xem lại bài. Ngoài ra em cũng thường xuyên xem các tin tức trên thời sự có nói về vấn đề lịch sử, biển đảo địa lý của nước ta. Một ngày em dành 7 tiếng cho việc học và đọc sách”.
Cô Nguyễn Thị Thoa mẹ của em Phượng năm nay cũng đã 60 tuổi lại bị bệnh khớp nên nhiều năm nay không làm được những công việc nặng nhọc. Hiện tại, Phượng là lao động chính của gia đình.
Không giấu được xúc động, cô Thoa nói trong nước mắt: “Cô sinh ra trong một gia đình nghèo, trình độ còn kém hiểu biết, không có điều kiện ăn học. Nhưng nhà có 2 đứa con gái, cô mong muốn chúng nó lên người. Chị gái của Phượng thì không may mắn về gia đình. Còn em Phượng thì cũng đã chịu khổ từ nhỏ. Điều kiện học tập của gia đình cho em không được như con nhà người ta”.
Cô Thoa nghẹn ngào kể thêm: “Từ lúc em nó thi vào đại học và giờ đây đỗ đại học. Cô cũng mừng cho em, nhưng cũng lo vì do gia đình hoàn cảnh khó khăn. Cô thì càng ngày càng yếu,nên không muốn cho em đi học”.
Sắp tới, Phượng sẽ được ở trong khu ký túc xá ĐH Thái Nguyên |
Chia sẻ về cô học trò nghèo, thầy Lê Thế Anh, Bí thư Đoàn trường THPT Bắc Sơn, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết: “Em Phượng là một học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng em luôn luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em là thủ khoa đầu tiên của trường THPT Bắc Sơn đạt số điểm cao như vậy”.
|
Do hoàn cảnh khó khăn, Phượng có ý định bỏ học đại học để ở nhà đi làm giúp mẹ trang trải cuộc sống.
Bản thân thầy Thế Anh đã trực tiếp đi kêu gọi sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các em học sinh và cựu học sinh của trường để dành những món quà nhỏ giúp Phượng có thể yên tâm theo học đại học.
Được sự động viên của thầy cô và bạn bè, Phượng đã lên trường ĐH Thái Nguyên để làm thủ tục nhận suất học bổng dành tặng cho thủ khoa.
Cô Bùi Thị Tường Vy (Phòng Công tác học sinh sinh viên trường Đại học CNTT & Truyền Thông, ĐH Thái Nguyên) cho biết sẽ đề nghị ban giám hiệu cho em Phượng ở miễn phí tại kí túc xá trong 1 năm. Sau khi em nhập học, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho em Phượng được làm thêm tại trong căng tin.
Ô Xin xúc động nhận thầy giáo làm cha
Thành Luân
Bình luận