Với thông điệp "cánh cụt xin rác", nhóm học sinh cấp 3 đã qua từng con phố xóa bỏ hết hình ảnh rác thải giữa phố phường Hà Nội.
Ý tưởng “Cánh cụt xin rác” được Võ Thu Thảo – lớp 12A2 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên nghĩ ra khi cô bắt gặp những thùng rác hình chim cánh cụt trên đường phố.
Dù “thùng rác cánh cụt” đã há miệng chờ đợi nhưng người qua đường vẫn vứt rác đầy xung quanh, như thể chú cánh cụt vô hình trong mắt họ.
Thấy hình ảnh gây nhiều bức xúc đó, Thảo đã tự hỏi “Tại sao chúng ta thường xấu hổ khi mặc 1 bộ quần áo cũ, đi một đôi giày rẻ tiền, nhưng lại không hề cảm thấy xấu hổ khi phải sống trong 1 môi trường ngập rác thải do chính chúng ta tạo ra?”.
Cô bé muốn cùng bạn bè hóa thân thành chú chim cánh cụt để xuống đường nhặt rác và tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường.
Thảo nghĩ ngay tới HVSG – câu lạc bộ tình nguyện của chính ngôi trường mà cô đang học. Câu lạc bộ HVSG đã thực hiện nhiều dự án vì môi trường.
Ngay lập tức, Thảo cùng với HVSG phát triển ý tưởng “Cánh cụt xin rác” thành một dự án lớn, kêu gọi sự tham gia của học sinh – sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội.
Cánh cụt xuống đường
Sau 2 tháng chuẩn bị, HVSG đã có một đội ngũ tình nguyện viên giàu nhiệt huyết sẵn sàng “hành quân” vào phố cổ. Mỗi tình nguyện viên (TNV) được phát một chiếc áo phông in hình chim cánh cụt như một biểu tượng cho dự án.
Ngày 16/8, hơn 100 học sinh, sinh viên Hà Nội bắt đầu hóa thân thành những chú chim cánh cụt xuống đường nhặt rác.
Thu Thảo, với vai trò chủ nhiệm dự án, trực tiếp lãnh đạo các TNV nhặt rác ở khu vực hồ Gươm và Hàng Mã. Các TNV đã được tập huấn từ trước nên rất khéo léo khi tiếp cận với cư dân phố cổ và những người qua đường.
“Có nhiều bác tốt bụng, cho chúng em cả bao tải để đựng rác, rồi cũng xắn tay nhặt rác cùng. Nhưng những người vô tâm cũng không ít, họ coi những vỉa hè đầy rác là chuyện bình thường, không ảnh hưởng đến việc làm ăn của họ”, Thảo chia sẻ.
Sau khi tự tay nhặt rác thải vương vãi trên hè phố, những “chú cánh cụt” còn thực hiện hoạt động xin chữ kí người dân để cam kết không xả rác bừa bãi. Hàng trăm chữ kí cùng những bức ảnh chụp kỉ niệm với người dân đã được HVSG thu về sau 1 tháng triển khai dự án.
Tại các ngã tư đông người qua lại, một nhóm “cánh cụt” khác cầm những tấm poster được vẽ sinh động với chủ đề cánh cụt bảo vệ môi trường.
Với cách truyền thông bằng hình ảnh, nhóm đã thu hút được sự chú ý của người dân Hà Nội và đặc biệt là những du khách nước ngoài. Chỉ cần thấy hình ảnh chim cánh cụt đứng trên tảng băng, người nước ngoài hiểu đây là một nhóm vận động bảo vệ môi trường.
Họ vui vẻ chụp ảnh cùng những bức hình cánh cụt ngộ nghĩnh. Hơn ai hết, khách du lịch đến Việt Nam rất hiểu tình trạng rác thải ở các phố phường. Những bạn trẻ Hà Nội cặm cụi nhặt rác bỗng trở thành hình ảnh đẹp trong mắt họ.
Trải nghiệm thú vị đời học sinh
Tôi tìm gặp Thảo khi dự án cánh cụt vừa kết thúc. Trong ba lô của em không còn những bản dự án của HVSG, thay vào đó là những cuốn vở ôn tập cho kì thi đại học sắp tới.
Thảo chia sẻ: “Dù phải gác lại các hoạt động xã hội để chuyên tâm vào ôn thi, nhưng khoảng thời gian triển khai dự án với HVSG đã mang lại cho em rất nhiều trải nghiệm thú vị. Em được rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, và đặc biệt là qua mỗi dự án, tinh thần bảo vệ môi trường lại càng lớn dần”.
Chia sẻ của Thảo có lẽ cũng là suy nghĩ chung của các thành viên câu lạc bộ HVSG. Được học tập và rèn luyện ở thành phố trung tâm của cả nước, các bạn trẻ đều có những suy nghĩ riêng về một thành phố chưa thực sự “xanh – sạch – đẹp”.
Giới trẻ Hà Nội nói riêng và người dân nói chung cần biết xấu hổ khi có những hành vi sai lầm gây hại cho tương lai của chính mình.
Như cô bé Võ Thu Thảo luôn quan niệm: “Để xóa bỏ vấn nạn xả rác bừa bãi, mỗi người trẻ phải hiểu rõ số phận ngày mai của mình phụ thuộc vào cách ứng xử với môi trường ngay trong ngày hôm nay”.
Hãy bắt đầu chăm sóc cho tương lai của chính mình, như những “chú cánh cụt” cần mẫn nhặt rác trên hè phố Hà Nội.
Theo Tiền phong
Ý tưởng “Cánh cụt xin rác” được Võ Thu Thảo – lớp 12A2 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên nghĩ ra khi cô bắt gặp những thùng rác hình chim cánh cụt trên đường phố.
Dù “thùng rác cánh cụt” đã há miệng chờ đợi nhưng người qua đường vẫn vứt rác đầy xung quanh, như thể chú cánh cụt vô hình trong mắt họ.
Vũ Thu Thảo - cô học sinh đề ra ý tưởng dự án |
Cô bé muốn cùng bạn bè hóa thân thành chú chim cánh cụt để xuống đường nhặt rác và tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường.
Các tình nguyện viên tích cực thu gom rác thải trên phố. |
Ngay lập tức, Thảo cùng với HVSG phát triển ý tưởng “Cánh cụt xin rác” thành một dự án lớn, kêu gọi sự tham gia của học sinh – sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội.
Xin chữ ký của người dân. |
Sau 2 tháng chuẩn bị, HVSG đã có một đội ngũ tình nguyện viên giàu nhiệt huyết sẵn sàng “hành quân” vào phố cổ. Mỗi tình nguyện viên (TNV) được phát một chiếc áo phông in hình chim cánh cụt như một biểu tượng cho dự án.
Ngày 16/8, hơn 100 học sinh, sinh viên Hà Nội bắt đầu hóa thân thành những chú chim cánh cụt xuống đường nhặt rác.
Thu Thảo, với vai trò chủ nhiệm dự án, trực tiếp lãnh đạo các TNV nhặt rác ở khu vực hồ Gươm và Hàng Mã. Các TNV đã được tập huấn từ trước nên rất khéo léo khi tiếp cận với cư dân phố cổ và những người qua đường.
“Có nhiều bác tốt bụng, cho chúng em cả bao tải để đựng rác, rồi cũng xắn tay nhặt rác cùng. Nhưng những người vô tâm cũng không ít, họ coi những vỉa hè đầy rác là chuyện bình thường, không ảnh hưởng đến việc làm ăn của họ”, Thảo chia sẻ.
Sau khi tự tay nhặt rác thải vương vãi trên hè phố, những “chú cánh cụt” còn thực hiện hoạt động xin chữ kí người dân để cam kết không xả rác bừa bãi. Hàng trăm chữ kí cùng những bức ảnh chụp kỉ niệm với người dân đã được HVSG thu về sau 1 tháng triển khai dự án.
Tại các ngã tư đông người qua lại, một nhóm “cánh cụt” khác cầm những tấm poster được vẽ sinh động với chủ đề cánh cụt bảo vệ môi trường.
Du khách nước ngoài cũng hào hứng trước hành động ý nghĩa này. |
Họ vui vẻ chụp ảnh cùng những bức hình cánh cụt ngộ nghĩnh. Hơn ai hết, khách du lịch đến Việt Nam rất hiểu tình trạng rác thải ở các phố phường. Những bạn trẻ Hà Nội cặm cụi nhặt rác bỗng trở thành hình ảnh đẹp trong mắt họ.
Trải nghiệm thú vị đời học sinh
Tôi tìm gặp Thảo khi dự án cánh cụt vừa kết thúc. Trong ba lô của em không còn những bản dự án của HVSG, thay vào đó là những cuốn vở ôn tập cho kì thi đại học sắp tới.
Thảo chia sẻ: “Dù phải gác lại các hoạt động xã hội để chuyên tâm vào ôn thi, nhưng khoảng thời gian triển khai dự án với HVSG đã mang lại cho em rất nhiều trải nghiệm thú vị. Em được rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, và đặc biệt là qua mỗi dự án, tinh thần bảo vệ môi trường lại càng lớn dần”.
Chia sẻ của Thảo có lẽ cũng là suy nghĩ chung của các thành viên câu lạc bộ HVSG. Được học tập và rèn luyện ở thành phố trung tâm của cả nước, các bạn trẻ đều có những suy nghĩ riêng về một thành phố chưa thực sự “xanh – sạch – đẹp”.
Nhóm học sinh tích cực. |
Như cô bé Võ Thu Thảo luôn quan niệm: “Để xóa bỏ vấn nạn xả rác bừa bãi, mỗi người trẻ phải hiểu rõ số phận ngày mai của mình phụ thuộc vào cách ứng xử với môi trường ngay trong ngày hôm nay”.
Hãy bắt đầu chăm sóc cho tương lai của chính mình, như những “chú cánh cụt” cần mẫn nhặt rác trên hè phố Hà Nội.
Theo Tiền phong
Bình luận