Với thành tích tham dự 6 chương trình quốc tế (bao gồm hội nghị, tập huấn, tình nguyện) trong năm 2013, cô gái nhỏ nhắn Tôn Nữ Tường Vy khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.
Nhiều người thắc mắc không hiểu mục đích của Tường Vy là gì khi tham gia nhiều hội nghị, hội thảo như vậy? Đi nhiều như vậy thì chi phí sinh hoạt và đi lại sẽ lấy ở đâu? Và chuyện học có bị ảnh hưởng hay không?
Cùng xem những chia sẻ đầy thú vị của 9X đầy bản lĩnh này nhé!
Từ "săn" học bổng du học sang "săn" hội thảo quốc tế
Cái duyên đưa Tường Vy đến với những hội thảo, hội nghị dành cho giới trẻ bắt đầu từ ý định du học từ năm nhất Đại học (2009). Khi ấy, vì muốn tìm kiếm cơ hội xuất ngoại, Tường Vy đã tham gia không ít hội thảo du học, nhưng kết quả không được như mong muốn.
Đến năm 2011, khi được chọn là sinh viên Việt Nam duy nhất tham dự WISE Summit (World Innovation Summit for Education, Hội nghị Thượng đỉnh về Đổi mới Giáo dục Quốc tế) tại Qatar thì Tường Vy bắt đầu được mở rộng tư duy, tầm nhìn. Đây cũng là duyên cơ khởi đầu cho các chương trình quốc tế mà Vy tham gia sau này.
Gần đây nhất, Tường Vy trở về từ Hội nghị Sinh viên Nhật Bản - ASEAN (JENESYS 2.0) diễn ra tại Nhật từ ngày 7 đến 16-12 vừa qua.
Hội nghị bàn về vai trò của thanh niên trong các lĩnh vực giáo dục, môi trường, tình nguyện, văn hóa truyền thống và kinh doanh. Ngoài các nội dung trình bày và thảo luận trong hội trường, Tường Vy và các bạn trẻ quốc tế còn được đi đến các tỉnh thành để thực tế theo chủ đề đã chọn.
Một năm 6 lần xuất ngoại
Trong năm 2013, Tường Vy nhận được thông báo tham gia 10 chương trình dành cho giới trẻ, trong đó có 6 chương trình tại nước ngoài là: Tập huấn về chuyển hóa xung đột và xây dựng hòa bình (Thái Lan); Chương trình tình nguyện viên trẻ vì môi trường ASEAN; Bảo tồn chim di trú ở Vườn quốc gia Kuala Selangor(Malaysia); Hội nghị lãnh đạo tương lai ASEAN (Thái Lan - Malaysia); Vai trò của thanh niên trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN đến năm 2015 (Indonesia); Hội nghị sinh viên Nhật Bản - ASEAN (Nhật Bản).
Đầu mối thông tin các hội thảo, hội nghị nước ngoài được Tường Vy thường xuyên cập nhật từ những kênh sau: Thông tin trao đổi từ bạn bè, lãnh đạo các nhóm/câu lạc bộ, thầy cô (trong và ngoài nước) và các website, Facebook của trung ương Đoàn, Đại sứ quán các nước mình quan tâm.
Để lựa chọn chương trình sẽ tham dự, Tường Vy thường sàng lọc qua 2 tiêu chí là nội dung chương trình: có phải là cái mình thích/ cần hay không và chọn các chương trình được tài trợ toàn bộ (vé máy bay, ăn, ở, bảo hiểm, di chuyển trong toàn bộ thời gian diễn ra chương trình…).
"Săn" hội thảo quốc tế không vì thích du lịch hay mong được nổi tiếng
Mục đích của Tường Vy khi tham gia các hội thảo là muốn được mở rộng kiến thức và các mối quan hệ. Từ đó Vy còn được học tập và trải nghiệm nhiều thứ từ bạn bè nước ngoài. Về học thuật, Tường Vy biết được thế nào là một hội thảo, hội nghị và tùy mức độ (địa phương, toàn quốc, quốc tế, bình thường hay thượng đỉnh).
Tiếp xúc với người trẻ các nước trên thế giới, Vy học hỏi được kỹ năng làm việc nhóm và vốn kiến thức xã hội, ngoài ra, cô bạn này cũng bản lĩnh dám tự tin mơ ước, dám tin tưởng và dám thực hiện.
“Nhiều người nhầm lẫn và cho rằng tham gia hội nghị, hội thảo là để được đi du lịch hay mong sẽ nổi tiếng. Bản thân mình chưa từng vì những mục đích đó mà quyết định “săn” hội nghị, hội thảo. Mình biết khi đi làm rồi thì quỹ thời gian và sự ưu tiên trong cuộc sống sẽ khác đi, vì thế 4 năm học Đại học là quãng thời gian quý giá để tích lũy dần những gì cần thiết cho dự định tương lai” - Tường Vy chia sẻ.
Đến thời điểm hiện tại, cô bạn sinh năm 1990 này hài lòng vì đã thực hiện được tất cả các mục tiêu đã đề ra ban đầu.
Chương trình quốc tế khiến Tường Vy ấn tượng nhất là “International Seminar on Religion and Peacebuilding process in ASEAN” tháng 09/2012 tại Thái Lan.
Tại đây, Tường Vy là sinh viên duy nhất, toàn bộ những người tham gia là các lãnh đạo tôn giáo, học giả, nhà hoạt động xã hội và chủ các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Sau một những lần xuất ngoại “chinh chiến”, Tường Vy đã rút ra bài học quý báu: Tất cả những hành trình dài đều bắt đầu từ một bước chân nhỏ. Hãy xác định mình muốn gì, có thể làm gì, làm như thế nào. Và làm đi.
Thích đọc sách và… không sợ ế
Ngày còn đi học, Tường Vy từng là lớp trưởng, bí thư của lớp, còn kiêm luôn chức vụ Phó Bí thư Đoàn khoa Ngoại ngữ (Đại học Mở Tp.HCM), Phó Chánh Văn phòng Đoàn trường ĐH Mở.
Trong cuộc sống thường ngày, Tường Vy có sở thích đọc sách. Cô bạn mê đọc sách đến nỗi có thể nghiền ngẫm chúng mọi lúc, mọi nơi: lúc đợi xe, trước khi ngủ, trước giờ làm việc và thậm chí là… trong toilet.
“Mình cũng có một ít sách đủ làm… của hồi môn về nhà chồng” - Tường Vy nói đùa. Ngoài ra, Tường Vy còn hay vẽ tranh theo phong cách manga để thư giãn, minh họa cho ghi chép cá nhân hoặc làm cho bài thuyết trình nhóm thêm sinh động.
Khi được hỏi về việc có sợ ế hay không, cô bạn vui vẻ đáp: “Sẽ hơi mất thời gian để gặp được người phù hợp và hiểu tính cách, đường hướng của mình. Nhưng “đi nhiều, biết nhiều” cũng sẽ có ích trong việc xử lý mối quan hệ chứ không phải để chứng tỏ mình hơn ai cả”.
Chia sẻ về dự định của bản thân trong năm mới, Tường Vy cho biết: “Mình sẽ tiếp tục đi làm kiếm tiền phụ gia đình, và đăng kí vài học bổng chính phủ du học Thạc sĩ về Giáo dục. Hai năm để học hỏi và "chinh chiến" hội nghị như vậy đã đủ. Còn bây giờ là thời gian để làm việc và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn để bước lên một chặng đường mới: Cao học”.
Theo Đất Việt
Năm 2013 vừa qua là một năm bội thu, nhiều thành công của Tường Vy. Trong năm này, những kế hoạch và mục tiêu của cô bạn đều được thực hiện suôn sẻ, đặc biệt là việc trở thành thành viên tham dự 10 hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế. Trong đó có 6 chương trình tại nước ngoài.
Tôn Nữ Tường Vy - cô bạn 9X tham gia nhiều hội nghị quốc tế dành cho giới trẻ |
Cùng xem những chia sẻ đầy thú vị của 9X đầy bản lĩnh này nhé!
Từ "săn" học bổng du học sang "săn" hội thảo quốc tế
Cái duyên đưa Tường Vy đến với những hội thảo, hội nghị dành cho giới trẻ bắt đầu từ ý định du học từ năm nhất Đại học (2009). Khi ấy, vì muốn tìm kiếm cơ hội xuất ngoại, Tường Vy đã tham gia không ít hội thảo du học, nhưng kết quả không được như mong muốn.
Đến năm 2011, khi được chọn là sinh viên Việt Nam duy nhất tham dự WISE Summit (World Innovation Summit for Education, Hội nghị Thượng đỉnh về Đổi mới Giáo dục Quốc tế) tại Qatar thì Tường Vy bắt đầu được mở rộng tư duy, tầm nhìn. Đây cũng là duyên cơ khởi đầu cho các chương trình quốc tế mà Vy tham gia sau này.
Tường Vy tại Hội nghị Báo cáo kết quả thảo luận tại Hội thảo về Tôn giáo và Xây dựng hòa bình (Ảnh: NVCC) |
Hội nghị bàn về vai trò của thanh niên trong các lĩnh vực giáo dục, môi trường, tình nguyện, văn hóa truyền thống và kinh doanh. Ngoài các nội dung trình bày và thảo luận trong hội trường, Tường Vy và các bạn trẻ quốc tế còn được đi đến các tỉnh thành để thực tế theo chủ đề đã chọn.
Một năm 6 lần xuất ngoại
Trong năm 2013, Tường Vy nhận được thông báo tham gia 10 chương trình dành cho giới trẻ, trong đó có 6 chương trình tại nước ngoài là: Tập huấn về chuyển hóa xung đột và xây dựng hòa bình (Thái Lan); Chương trình tình nguyện viên trẻ vì môi trường ASEAN; Bảo tồn chim di trú ở Vườn quốc gia Kuala Selangor(Malaysia); Hội nghị lãnh đạo tương lai ASEAN (Thái Lan - Malaysia); Vai trò của thanh niên trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN đến năm 2015 (Indonesia); Hội nghị sinh viên Nhật Bản - ASEAN (Nhật Bản).
Tường Vy (giữa) chụp với các vũ công trong 1 chuyến thực địa tại Thái Lan (Ảnh: NVCC) |
Để lựa chọn chương trình sẽ tham dự, Tường Vy thường sàng lọc qua 2 tiêu chí là nội dung chương trình: có phải là cái mình thích/ cần hay không và chọn các chương trình được tài trợ toàn bộ (vé máy bay, ăn, ở, bảo hiểm, di chuyển trong toàn bộ thời gian diễn ra chương trình…).
"Săn" hội thảo quốc tế không vì thích du lịch hay mong được nổi tiếng
Mục đích của Tường Vy khi tham gia các hội thảo là muốn được mở rộng kiến thức và các mối quan hệ. Từ đó Vy còn được học tập và trải nghiệm nhiều thứ từ bạn bè nước ngoài. Về học thuật, Tường Vy biết được thế nào là một hội thảo, hội nghị và tùy mức độ (địa phương, toàn quốc, quốc tế, bình thường hay thượng đỉnh).
Tiếp xúc với người trẻ các nước trên thế giới, Vy học hỏi được kỹ năng làm việc nhóm và vốn kiến thức xã hội, ngoài ra, cô bạn này cũng bản lĩnh dám tự tin mơ ước, dám tin tưởng và dám thực hiện.
Tường Vy thuyết trình tại Hội nghị Thanh niên Quốc tế về Cộng động ASEAN tại Indonesia (Ảnh: NVCC) |
Đến thời điểm hiện tại, cô bạn sinh năm 1990 này hài lòng vì đã thực hiện được tất cả các mục tiêu đã đề ra ban đầu.
Chương trình quốc tế khiến Tường Vy ấn tượng nhất là “International Seminar on Religion and Peacebuilding process in ASEAN” tháng 09/2012 tại Thái Lan.
Tại đây, Tường Vy là sinh viên duy nhất, toàn bộ những người tham gia là các lãnh đạo tôn giáo, học giả, nhà hoạt động xã hội và chủ các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Sau một những lần xuất ngoại “chinh chiến”, Tường Vy đã rút ra bài học quý báu: Tất cả những hành trình dài đều bắt đầu từ một bước chân nhỏ. Hãy xác định mình muốn gì, có thể làm gì, làm như thế nào. Và làm đi.
Thích đọc sách và… không sợ ế
Ngày còn đi học, Tường Vy từng là lớp trưởng, bí thư của lớp, còn kiêm luôn chức vụ Phó Bí thư Đoàn khoa Ngoại ngữ (Đại học Mở Tp.HCM), Phó Chánh Văn phòng Đoàn trường ĐH Mở.
Dù bận rộn nhưng Tường Vy vẫn đảm việc học ở trường |
“Mình cũng có một ít sách đủ làm… của hồi môn về nhà chồng” - Tường Vy nói đùa. Ngoài ra, Tường Vy còn hay vẽ tranh theo phong cách manga để thư giãn, minh họa cho ghi chép cá nhân hoặc làm cho bài thuyết trình nhóm thêm sinh động.
Khi được hỏi về việc có sợ ế hay không, cô bạn vui vẻ đáp: “Sẽ hơi mất thời gian để gặp được người phù hợp và hiểu tính cách, đường hướng của mình. Nhưng “đi nhiều, biết nhiều” cũng sẽ có ích trong việc xử lý mối quan hệ chứ không phải để chứng tỏ mình hơn ai cả”.
Chia sẻ về dự định của bản thân trong năm mới, Tường Vy cho biết: “Mình sẽ tiếp tục đi làm kiếm tiền phụ gia đình, và đăng kí vài học bổng chính phủ du học Thạc sĩ về Giáo dục. Hai năm để học hỏi và "chinh chiến" hội nghị như vậy đã đủ. Còn bây giờ là thời gian để làm việc và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn để bước lên một chặng đường mới: Cao học”.
Theo Đất Việt
Bình luận