(VTC News) – Nữ du học sinh Việt Nam tại Đức đã tâm sự xúc động khi phải đón Tết cổ truyền ở nước ngoài.
Lê Hồng Nhung, sinh năm 1994 hiện đang là du học sinh ngành Toán kinh tế kì thứ 2 tại trường Kinh tế kĩ thuật Berlin- CHLB Đức.
Nhung chia sẻ năm 2015 được coi là năm khá thành công với cô bạn. Nhung tốt nghiệp khoá học colleage dự bị với điểm toán tối đa, đăng kí 4 hồ sơ học tại 2 trường đại học và nhận được giấy mời nhập học cho cả 4 hồ sơ (gồm 3 ngành là Business of mathematics, Engineering informatics và Business informatics).
Kì học đầu tiên có nhiều bỡ ngỡ nhưng Nhung đã hoàn thành tốt và hoà nhập được với môi trường học ở đại học. Đó cũng là những khởi đầu thuận lợi trên con đường học tập của cô gái xinh xắn này.
Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Nhung muốn học lên cao học và sau đó tìm công việc và nơi sinh sống phù hợp nhất cho bản thân.
- Hoàn cảnh sống của một du học sinh đã dạy cho bạn những kinh nghiệm và bài học sống như thế nào?
Như tất cả các du học sinh khác, chúng mình tự lập hơn, trưởng thành hơn, quen dần với việc tự lo cho bản thân. Mình có kinh nghiệm hơn về khoản nấu nướng, những món Việt và món Tây. Và khi xa nhà thì chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của gia đình, biết nghĩ và lo cho bố mẹ hơn.
Trong khi những ngày ở nhà chưa bao giờ dám nói “con yêu bố” hay “con yêu mẹ”, thì bây giờ những câu đó mình có thể nói ra rất thoải mái mỗi khi tâm sự với cả nhà.
- Cảm xúc của Nhung thế nào khi phải đón Tết cổ truyền ở nước ngoài?
Năm nay không còn là năm đầu tiên mình đón tết ở nước ngoài nữa. Về thời gian Tết ở đây thì cũng chỉ như những ngày học tập và làm việc bình thường. Mình chỉ cảm nhận được không khí của Tết qua những cuộc gọi điện về cho gia đình, những hình ảnh bạn bè chia sẻ, hay những bao lì xì đỏ, bánh chưng, kẹo mứt bán trong vài cửa hàng Châu Á.
Năm đầu tiên xa nhà dịp Tết mình có chút buồn, nhưng mình vẫn hoà vào nhịp sống đi học đi làm bình thường, còn bố mẹ ở nhà đón năm mới vắng mặt con thì còn buồn hơn nhiều.
- Tết cổ truyền dân tộc trong bạn có ý nghĩa như thế nào?
Mình cảm nhận Tết là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm. Mình thuộc thế hệ trẻ nhưng quan niệm của mình về Tết vẫn giống như người Việt thế hệ trước, Tết là phong tục đậm nét văn hoá, sắm tết với mâm ngũ quả, cây nêu, bánh chưng quần áo mới…
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, cho đi và nhận lại những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm tới.
- Các du học sinh tại Đức sẽ có những hoạt động gì để đón Tết cổ truyền?
Hội sinh viên Việt nam ở Berlin-Potsdam tổ chức đón Tết hàng năm mỗi dịp Tết Nguyên Đán, sự kiện với tên BERLINER TET 2016!, diễn ra tới đây ngày 6 tháng 2 tại trường đại học kĩ thuật TU Berlin.
- Trong ngày Tết cổ truyền, bạn thích nhất phong tục nào?
Mình mong chờ nhất mỗi dịp Tết đến là đêm giao thừa, ở nhà phụ mẹ nấu ăn, xem Táo Quân, chờ bố về xông nhà và nhận lì xì sau đó bắn pháo hoa cùng cả gia đình.
Đêm 30 luôn là khoảng thời háo hức nhất, không khí đặc biệt nhất của Tết mà mình không bao giờ dùng lời nói để diễn tả hết được.
- Thời gian này chắc bạn sẽ rất nhớ nhà?
- Mình hay nhắn tin với bố mẹ qua Viber và Facebook, thi thoảng gọi video qua Skype, việc liên lạc với gia đình ngày nay không còn vấn đề quá lớn, bố mẹ có thể nhắn cho mình bất cứ lúc nào và mình sẽ gọi về khi mình có thời gian rảnh. Việc thường xuyên liên lạc như vậy giúp mình bớt nhớ nhà, và cũng giúp bố mẹ an tâm hơn rằng mình vẫn ổn.
- Gần đây có ý kiến của GS Võ Tòng Xuân cho rằng nên đón Tết ta theo Dương lịch để giảm việc nhậu nhẹt và chơi dài trong những ngày Tết đồng thời không bỏ lỡ cơ hội giao thương với nước ngoài. Là một du học sinh đang học tập và sinh sống tại nước ngoài, bạn suy nghĩ về vấn đề này như thế nào?
Mình cảm thấy Tết ngày nay đang dần bị ảnh hưởng của hiện đại hoá nhiều và không còn đậm chất truyền thống, nếu như chuyển Tết sang lịch dương thì lâu dài mọi người sẽ chẳng còn được tận hưởng một cái tết đúng nghĩa nữa.
Cơ hội giao thương có thể lên kế hoạch từ trước và nắm bắt thật tốt, những người làm việc trong lình vực này hẳn sẽ giải quyết được để không ảnh hưởng tới những ngày tết.
Còn về vấn đề nhậu nhẹt chơi dài ngày tết là điều khó tránh, có chuyển qua lịch dương thì vẫn sẽ diễn ra. Cái chúng ta cần theo mình, có lẽ là những hoạt động thúc đấy lấy lại động lực làm việc cho mọi người trong những ngày đầu năm sau khi kết thúc 1 kì nghỉ.
Phạm Thịnh
Lê Hồng Nhung, sinh năm 1994 hiện đang là du học sinh ngành Toán kinh tế kì thứ 2 tại trường Kinh tế kĩ thuật Berlin- CHLB Đức.
Lê Hồng Nhung, sinh năm 1994 hiện đang là du học sinh ngành Toán kinh tế kì thứ 2 tại trường Kinh tế kĩ thuật Berlin- CHLB Đức. |
Kì học đầu tiên có nhiều bỡ ngỡ nhưng Nhung đã hoàn thành tốt và hoà nhập được với môi trường học ở đại học. Đó cũng là những khởi đầu thuận lợi trên con đường học tập của cô gái xinh xắn này.
Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Nhung muốn học lên cao học và sau đó tìm công việc và nơi sinh sống phù hợp nhất cho bản thân.
- Hoàn cảnh sống của một du học sinh đã dạy cho bạn những kinh nghiệm và bài học sống như thế nào?
Như tất cả các du học sinh khác, chúng mình tự lập hơn, trưởng thành hơn, quen dần với việc tự lo cho bản thân. Mình có kinh nghiệm hơn về khoản nấu nướng, những món Việt và món Tây. Và khi xa nhà thì chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của gia đình, biết nghĩ và lo cho bố mẹ hơn.
Trong khi những ngày ở nhà chưa bao giờ dám nói “con yêu bố” hay “con yêu mẹ”, thì bây giờ những câu đó mình có thể nói ra rất thoải mái mỗi khi tâm sự với cả nhà.
Năm nay không còn là năm đầu tiên mình đón tết ở nước ngoài nữa. Về thời gian Tết ở đây thì cũng chỉ như những ngày học tập và làm việc bình thường. Mình chỉ cảm nhận được không khí của Tết qua những cuộc gọi điện về cho gia đình, những hình ảnh bạn bè chia sẻ, hay những bao lì xì đỏ, bánh chưng, kẹo mứt bán trong vài cửa hàng Châu Á.
Năm đầu tiên xa nhà dịp Tết mình có chút buồn, nhưng mình vẫn hoà vào nhịp sống đi học đi làm bình thường, còn bố mẹ ở nhà đón năm mới vắng mặt con thì còn buồn hơn nhiều.
Nữ du học sinh Việt xinh đẹp gửi lời chúc Tết dưới cái lạnh -13 độ C
- Tết cổ truyền dân tộc trong bạn có ý nghĩa như thế nào?
Mình cảm nhận Tết là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm. Mình thuộc thế hệ trẻ nhưng quan niệm của mình về Tết vẫn giống như người Việt thế hệ trước, Tết là phong tục đậm nét văn hoá, sắm tết với mâm ngũ quả, cây nêu, bánh chưng quần áo mới…
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, cho đi và nhận lại những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm tới.
- Các du học sinh tại Đức sẽ có những hoạt động gì để đón Tết cổ truyền?
Hội sinh viên Việt nam ở Berlin-Potsdam tổ chức đón Tết hàng năm mỗi dịp Tết Nguyên Đán, sự kiện với tên BERLINER TET 2016!, diễn ra tới đây ngày 6 tháng 2 tại trường đại học kĩ thuật TU Berlin.
Mình mong chờ nhất mỗi dịp Tết đến là đêm giao thừa, ở nhà phụ mẹ nấu ăn, xem Táo Quân, chờ bố về xông nhà và nhận lì xì sau đó bắn pháo hoa cùng cả gia đình.
Đêm 30 luôn là khoảng thời háo hức nhất, không khí đặc biệt nhất của Tết mà mình không bao giờ dùng lời nói để diễn tả hết được.
- Thời gian này chắc bạn sẽ rất nhớ nhà?
- Mình hay nhắn tin với bố mẹ qua Viber và Facebook, thi thoảng gọi video qua Skype, việc liên lạc với gia đình ngày nay không còn vấn đề quá lớn, bố mẹ có thể nhắn cho mình bất cứ lúc nào và mình sẽ gọi về khi mình có thời gian rảnh. Việc thường xuyên liên lạc như vậy giúp mình bớt nhớ nhà, và cũng giúp bố mẹ an tâm hơn rằng mình vẫn ổn.
- Gần đây có ý kiến của GS Võ Tòng Xuân cho rằng nên đón Tết ta theo Dương lịch để giảm việc nhậu nhẹt và chơi dài trong những ngày Tết đồng thời không bỏ lỡ cơ hội giao thương với nước ngoài. Là một du học sinh đang học tập và sinh sống tại nước ngoài, bạn suy nghĩ về vấn đề này như thế nào?
Mình cảm thấy Tết ngày nay đang dần bị ảnh hưởng của hiện đại hoá nhiều và không còn đậm chất truyền thống, nếu như chuyển Tết sang lịch dương thì lâu dài mọi người sẽ chẳng còn được tận hưởng một cái tết đúng nghĩa nữa.
Cơ hội giao thương có thể lên kế hoạch từ trước và nắm bắt thật tốt, những người làm việc trong lình vực này hẳn sẽ giải quyết được để không ảnh hưởng tới những ngày tết.
Còn về vấn đề nhậu nhẹt chơi dài ngày tết là điều khó tránh, có chuyển qua lịch dương thì vẫn sẽ diễn ra. Cái chúng ta cần theo mình, có lẽ là những hoạt động thúc đấy lấy lại động lực làm việc cho mọi người trong những ngày đầu năm sau khi kết thúc 1 kì nghỉ.
Phạm Thịnh
Bình luận