Sau đó, Th. đi học tiếp và thi trả nốt kỳ cuối để đi thực tập. Ngày chị đang làm bài thi thì bỗng dưng ngã gục.
Mọi người cuống cuồng gọi y tế trường sơ cứu, gọi cấp cứu 115 và gọi cả taxi để đưa Th. đi cấp cứu. Sau khi được y tá trường sơ cứu Th. được đưa vào Bệnh viện Giao thông vận tải T.Ư.
Vào bệnh viện, bệnh nhân Th. được cấp cứu trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, đồng tử giãn. Trong khi cấp cứu cho chị, các bác sỹ tiến hành siêu âm tim thai, thấy còn nhịp tim chậm, không đều. Sau khi hội ý với người thân của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ gấp để cứu cháu bé. Sau 1 phút lấy ra khỏi người mẹ, bé trai đã ngừng tim và tử vong.
Sự ra đi thương tâm của 2 mẹ con chị Th. đã đặt ra nhiều câu hỏi. Phải chi y tế trường có thể làm tốt hơn, phải chi 115 đến kịp, phải chi cổng bệnh viện không bị khóa…
Ông Vũ Phán nói: lúc đầu thấy Th. gục xuống, mọi người cho rằng chị cúi xuống tìm bút; khi chị Th. ngã mọi người mới biết và gọi cấp cứu. Cũng theo ông Phán, ở trường có 2 y tá và họ đã làm hết sức mình khi sơ cứu bệnh nhân đề xuất đưa đi bệnh viện ngay.
Ông Phán cũng cho biết, ở các trường ĐH lớn mới có trạm y tế và bác sỹ; Trường dân lập được quy định tối thiểu phải có một y sĩ nhưng trường ông mới có 2 y tá. Sắp tới trường ông sẽ tuyển thêm y sỹ.
Tuy nhiên, ông Phán cũng nói: trong trường hợp đặc biệt này, dù là y sỹ hay bác sỹ cũng khó, vì khi chị Th. cúi gục xuống bàn không ai nghĩ chị ngất xỉu. Theo ông Vũ Phán, thông tin bước đầu cho thấy là chị bị đột quy.
Bà Lê Thị Tuyết, nguyên trưởng Khoa Đẻ, BV Phụ sản T.Ư khi nghe nói về trường hợp này đã tỏ ý nuối tiếc. Theo bà Tuyết, đáng lẽ khi có thai, chị Th. nên đi khám theo định kỳ để bác sỹ thông báo và tư vấn từng giai đoạn tránh rủi ro. Những kiến thức này, bà Tuyết nói, các nữ thanh niên trong độ tuổi nên được biết.
Theo Hồ Thu/ Tiền Phong
Mọi người cuống cuồng gọi y tế trường sơ cứu, gọi cấp cứu 115 và gọi cả taxi để đưa Th. đi cấp cứu. Sau khi được y tá trường sơ cứu Th. được đưa vào Bệnh viện Giao thông vận tải T.Ư.
ĐH Phương Đông - nơi xảy ra sự việc |
Sự ra đi thương tâm của 2 mẹ con chị Th. đã đặt ra nhiều câu hỏi. Phải chi y tế trường có thể làm tốt hơn, phải chi 115 đến kịp, phải chi cổng bệnh viện không bị khóa…
Ông Vũ Phán nói: lúc đầu thấy Th. gục xuống, mọi người cho rằng chị cúi xuống tìm bút; khi chị Th. ngã mọi người mới biết và gọi cấp cứu. Cũng theo ông Phán, ở trường có 2 y tá và họ đã làm hết sức mình khi sơ cứu bệnh nhân đề xuất đưa đi bệnh viện ngay.
Ông Phán cũng cho biết, ở các trường ĐH lớn mới có trạm y tế và bác sỹ; Trường dân lập được quy định tối thiểu phải có một y sĩ nhưng trường ông mới có 2 y tá. Sắp tới trường ông sẽ tuyển thêm y sỹ.
Tuy nhiên, ông Phán cũng nói: trong trường hợp đặc biệt này, dù là y sỹ hay bác sỹ cũng khó, vì khi chị Th. cúi gục xuống bàn không ai nghĩ chị ngất xỉu. Theo ông Vũ Phán, thông tin bước đầu cho thấy là chị bị đột quy.
Bà Lê Thị Tuyết, nguyên trưởng Khoa Đẻ, BV Phụ sản T.Ư khi nghe nói về trường hợp này đã tỏ ý nuối tiếc. Theo bà Tuyết, đáng lẽ khi có thai, chị Th. nên đi khám theo định kỳ để bác sỹ thông báo và tư vấn từng giai đoạn tránh rủi ro. Những kiến thức này, bà Tuyết nói, các nữ thanh niên trong độ tuổi nên được biết.
Theo Hồ Thu/ Tiền Phong
Bình luận