Ai cũng phải trầm trồ khen ngợi khi nhìn thấy từng dòng chữ nắn nót, thanh thoát của Mỹ Ngân.
Dù đã là học sinh cấp 3, nhưng Phù Mỹ Ngân luôn dành nhiều thời gian nắn nót để rèn luyện từng nét chữ. Nhiều người không khỏi bất ngờ khi vở viết của Mỹ Ngân đều đặn những nét chữ, không một đường gạch xóa, không một vết mực dây.
Rèn chữ là rèn cả tính cách, tư duy
Chia sẻ về những nét chữ mình có được hiện tại, Mỹ Ngân cho biết: "Mình đã trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và nghiêm túc dưới sự chỉ dẫn của mẹ. Ngay từ khi mới vào tiểu học mình đã luôn mang theo bút vở bên mình để có thể luyện chữ bất cứ khi nào rảnh rỗi".
Bắt đầu từ bút chì với những nét chứ nghuệch ngoạc, sau đó là luyện từng nét thanh, nét đậm, đến khi quen tay, Ngân mới chuyển sang viết bút nước. Những nét chữ mềm mại của Mỹ Ngân là nhờ mẹ nắn nót giúp bạn từng ly từng tý. Mỹ Ngân kể: “Kỳ 2, lớp 1, mẹ mình bắt đầu sưu tầm bút mài, cả 2 mẹ con cùng mày mò từng chữ in hoa và cách miết ngòi viết để cho ra nét thanh nét đậm”.
Mỹ Ngân hào hứng: “Mẹ rất nghiêm khắc trong cả cách giáo dục lẫn rèn chữ, nhiều khi sai chỉ 1 từ hay dây một ít mực là sẵn sàng bỏ cả bài viết. Ba chị em mình chính là niềm hy vọng, viết tiếp giấc mơ là cô giáo của mẹ. Mình còn ấn tượng nhất câu nói của mẹ: Người Việt Nam ít nhất phải viết đúng tiếng dân tộc mình, rèn chữ không chỉ là hình thức mà còn rèn cả tính cách và tư duy nữa”.
Những thành tích đáng ngưỡng mộ của Mỹ Ngân cũng là thành quả của quãng thời gian dài rèn luyện nghiêm túc và tình yêu dành cho từng nét chữ. Dù mất nhiều thời gian, nhưng theo Ngân việc luyện chữ giúp cô bạn rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ. Ngân kể lại, đã có không ít lần cô bạn phải viết lại cả trang giấy chỉ vì sai chính tả 1 từ hay lem mực. Thậm chí, ngón tay Ngân cũng chai lên do thường xuyên dùng lực để điều khiển bút tạo ra những nét chữ thanh, đậm theo ý muốn.
Hiện nay, dù bận rộn với việc học trên lớp nhưng cô luôn nghiêm túc dành thời gian mỗi ngày để viết một bài thơ, hay 1 bài hát thậm chí là 1 đoạn văn xuôi tự mình nghĩ ra. Nếu nhanh thì nửa giờ nếu chậm thì có khi sẽ mất cả buổi, thậm chí cả ngày.
Rèn nét chữ để gìn giữ, bảo vệ tiếng mẹ đẻ
Không chỉ dừng lại ở viết tròn, đẹp, Mỹ Ngân mong muốn hoàn thiện và sáng tạo thêm những nét mới để từng con chữ bay bổng hơn nữa. Cô luôn ý thức rằng: Dù ở giai đoạn nào, luyện chữ cũng là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi ở người viết không chỉ lòng kiên trì mà còn cả niềm đam mê và trân quý.
Mỗi bài văn ở lớp dạng kiểm tra 45’, Ngân có thể viết được một đôi giấy. Với Mỹ Ngân, không phải khi mới viết chữ đã đẹp cũng như việc không phải viết chữ nhiều hẳn đã đẹp hơn. Với nữ sinh này, viết chữ giống như nhạc, họa. Cảm xúc và tâm trạng tốt sẽ giúp cho nét chữ đẹp và có hồn hơn.
Tuy vậy, cô dành rất nhiều thời gian để rèn luyện nét chữ và duy trì sở thích của mình. Chia sẻ về sở thích đặc biệt này của mình, cô luôn khiêm tốn: “Sở thích của mình cũng là mong muốn giữ bản ngã cho riêng mình, vì mình không may mắn có khiếu ca, nhạc, họa như nhiều bạn khác. Đặc biệt, mình muốn thực hiện ước mơ dang dở của mẹ từ việc nhỏ nhất chính là viết chữ đẹp”.
Đôi khi rảnh rỗi hoặc căng thẳng, Mỹ Ngân thường giải tỏa áp lực bằng cách ngồi viết chữ. Đến nay, Ngân đã hoàn thành việc ghi lại tất cả các bài thơ trong tập thơ "Từ yêu đến thương" của tác giả Nguyễn Phong Việt.
Không chỉ vậy, mỗi cuối tuần, Mỹ Ngân còn mở lớp dạy viết chữ cho các em nhỏ. Học sinh bé nhất của Ngân đang học mẫu giáo, học sinh “già” nhất cũng ngang tuổi với Ngân. “Cô giáo” Mỹ Ngân nói trong niềm vui rạng rỡ: “Mỗi khi bước vào mùa thi chữ đẹp là vất vả nhất. Bắt đầu bằng việc tập viết đồng loạt sao cho đẹp trong khoảng thời gian quy định và không sai hay bỏ quên bất kỳ từ nào. Sau đó, lại dành một khoảng thời gian gạch lỗi và sửa cho từng bạn một để rút kinh nghiệm”.
Với Mỹ Ngân, rèn nét chữ là góp phần phát triển khả năng viết văn với những tưởng tượng phong phú trong tư duy sáng tạo. Cũng vì lẽ đó mà “những con chữ do chính tay mình viết nên đều xuất phát từ trái tim và khối óc của chính mình, bởi vậy sẽ dễ chạm đến tâm hồn của người mình muốn nhắn gửi hay người đọc nó”.
Theo Đất Việt
Dù đã là học sinh cấp 3, nhưng Phù Mỹ Ngân luôn dành nhiều thời gian nắn nót để rèn luyện từng nét chữ. Nhiều người không khỏi bất ngờ khi vở viết của Mỹ Ngân đều đặn những nét chữ, không một đường gạch xóa, không một vết mực dây.
Phù Mỹ Ngân, cô bạn có biệt tài viết chữ đẹp như in. |
Chia sẻ về những nét chữ mình có được hiện tại, Mỹ Ngân cho biết: "Mình đã trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và nghiêm túc dưới sự chỉ dẫn của mẹ. Ngay từ khi mới vào tiểu học mình đã luôn mang theo bút vở bên mình để có thể luyện chữ bất cứ khi nào rảnh rỗi".
Mỹ Ngân hào hứng: “Mẹ rất nghiêm khắc trong cả cách giáo dục lẫn rèn chữ, nhiều khi sai chỉ 1 từ hay dây một ít mực là sẵn sàng bỏ cả bài viết. Ba chị em mình chính là niềm hy vọng, viết tiếp giấc mơ là cô giáo của mẹ. Mình còn ấn tượng nhất câu nói của mẹ: Người Việt Nam ít nhất phải viết đúng tiếng dân tộc mình, rèn chữ không chỉ là hình thức mà còn rèn cả tính cách và tư duy nữa”.
Những thành tích đáng ngưỡng mộ của Mỹ Ngân cũng là thành quả của quãng thời gian dài rèn luyện nghiêm túc và tình yêu dành cho từng nét chữ. Dù mất nhiều thời gian, nhưng theo Ngân việc luyện chữ giúp cô bạn rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ. Ngân kể lại, đã có không ít lần cô bạn phải viết lại cả trang giấy chỉ vì sai chính tả 1 từ hay lem mực. Thậm chí, ngón tay Ngân cũng chai lên do thường xuyên dùng lực để điều khiển bút tạo ra những nét chữ thanh, đậm theo ý muốn.
Hiện nay, dù bận rộn với việc học trên lớp nhưng cô luôn nghiêm túc dành thời gian mỗi ngày để viết một bài thơ, hay 1 bài hát thậm chí là 1 đoạn văn xuôi tự mình nghĩ ra. Nếu nhanh thì nửa giờ nếu chậm thì có khi sẽ mất cả buổi, thậm chí cả ngày.
Rèn nét chữ để gìn giữ, bảo vệ tiếng mẹ đẻ
Không chỉ dừng lại ở viết tròn, đẹp, Mỹ Ngân mong muốn hoàn thiện và sáng tạo thêm những nét mới để từng con chữ bay bổng hơn nữa. Cô luôn ý thức rằng: Dù ở giai đoạn nào, luyện chữ cũng là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi ở người viết không chỉ lòng kiên trì mà còn cả niềm đam mê và trân quý.
Mỗi bài văn ở lớp dạng kiểm tra 45’, Ngân có thể viết được một đôi giấy. Với Mỹ Ngân, không phải khi mới viết chữ đã đẹp cũng như việc không phải viết chữ nhiều hẳn đã đẹp hơn. Với nữ sinh này, viết chữ giống như nhạc, họa. Cảm xúc và tâm trạng tốt sẽ giúp cho nét chữ đẹp và có hồn hơn.
Nét chữ đẹp đến mê mẩn của Ngân. |
Đôi khi rảnh rỗi hoặc căng thẳng, Mỹ Ngân thường giải tỏa áp lực bằng cách ngồi viết chữ. Đến nay, Ngân đã hoàn thành việc ghi lại tất cả các bài thơ trong tập thơ "Từ yêu đến thương" của tác giả Nguyễn Phong Việt.
Với Mỹ Ngân, rèn nét chữ là góp phần phát triển khả năng viết văn với những tưởng tượng phong phú trong tư duy sáng tạo. Cũng vì lẽ đó mà “những con chữ do chính tay mình viết nên đều xuất phát từ trái tim và khối óc của chính mình, bởi vậy sẽ dễ chạm đến tâm hồn của người mình muốn nhắn gửi hay người đọc nó”.
Theo Đất Việt
Bình luận