Cô bé khiếm thị Tạ Hồng Liên đã làm nên điều kỳ diệu cho chính bản thân em và những người thân yêu khi trở thành 1 trong 2 học sinh khuyết tật đầu tiên được tuyển thẳng vào ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2014 nhờ thành tích học tập xuất sắc.
Cô bé khiếm thị nghèo khó
Hồng Liên sinh năm 1993 ở Gia Lâm, Hà Nội. Em thiếu may mắn khi sinh ra đã bị hỏng một mắt, khi học hết lớp 7 thì mắt còn lại cũng mờ dần đi, dù phẫu thuật cũng không thể lành lại được. Kể từ đó, cô bé Hồng Liên hoàn toàn không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Hoàn cảnh gia đình Liên lại chẳng lấy gì khấm khá. Bố là công nhân quốc phòng đã về hưu, mẹ ở nhà làm ruộng, khoản thu nhập của hai người chẳng đáng là bao trong khi phải nuôi 4 miệng ăn. Đã vậy, Liên và em trai cùng bị khiếm thị từ nhỏ, bố mẹ còn phải lo cho em ăn học xa nhà và chữa mắt nên có chăm chỉ làm lụng đến đâu cũng không thoát khỏi cái khó.
Cũng như những người khuyết tật khác, đặc biệt là người khiếm thị, Liên luôn lo sợ sẽ gặp phải sự kì thị, phân biệt đối xử của xã hội. Em chia sẻ, trong khoảng thời gian học cấp 2 ở trường Nguyễn Đình Chiểu, em cùng 1 nhóm khoảng 4 đến 5 bạn khiếm thị khác tự tách khỏi tập thể và ít khi chơi cùng các học sinh sáng mắt để tránh bị kỳ thị.
Liên nói: “Cứ đến một môi trường mới em đều cảm thấy lo lắng vì bắt đầu phải thích nghi với nó”. Chính vì thế, khi lên cấp 3 học ở trường hòa nhập không dành cho học sinh khuyết tật, Liên càng lo lắng hơn khi trong lớp chỉ có mình em là học sinh khiếm thị. Em e ngại các bạn cùng lớp khó có thể đồng cảm, sợ thầy cô ít quan tâm hoặc chưa từng dạy cho học sinh khiếm thị sẽ không có biện pháp giảng dạy phù hợp.
Nỗ lực hơn người
Gia cảnh khó khăn lại thêm cậu em trai cũng bị khiếm thị, lúc nào Liên cũng tự nhủ phải cố gắng học tập để làm gương cho em noi theo và không phụ lòng thầy cô, cha mẹ.
Bắt đầu từ tháng 9/2008, trong thời gian khoảng 1 năm nghỉ học để chữa mắt, Liên vừa chữa bệnh vừa dành thời gian học chữ nổi để cố gắng thích nghi với một cuộc sống mới, để vượt qua thử thách quá lớn với một cô bé khi ấy mới 14 tuổi.
Từ năm học lớp 1 đến lớp 7, Hồng Liên luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Mặc dù bị gián đoạn việc học 1 năm để đi chữa mắt, nhưng khi quay lại trường học, Liên vẫn quyết tâm học tập chăm chỉ để theo kịp các bạn và duy trì danh hiệu xuất sắc suốt 12 năm.
Với cô bé khiếm thị này, đôi mắt mất đi khả năng nhìn mọi vật dường như không phải một rào cản quá lớn. Liên tâm sự: “Lên lớp em chỉ nghe và viết, không phải nhìn nên mức độ tập trung vào bài giảng của thầy cô cao hơn, ghi nhớ bài cũng tốt hơn các bạn khác. Sau mỗi bài giảng của thầy cô, em đều về nhà tự học hoặc nhờ người dạy thêm để tiết sau đến lớp có thể theo kịp các bạn”.
Liên chia sẻ, ở trường cấp 3, kết quả học tập của em khá cao là nhờ luôn nuôi trong mình ý chí và nghị lực vươn lên trong học tập và cuộc sống. Cô bé khiếm thị nhấn mạnh: “Em là người khuyết tật nên muốn tự mình phải vượt qua các rào cản, phải chứng minh cho gia đình, thầy cô thấy tự hào nên lúc nào em cũng tự nhủ là phải cố gắng”.
Nhờ những nỗ lực của bản thân, Liên đã trở thành 1 trong 2 học sinh khuyết tật đầu tiên được trường ĐH Ngoại ngữ đặc cách xét tuyển thẳng năm 2014. Thế nhưng, Liên bật mí, ngoại ngữ không phải lựa chọn đầu tiên của em.
“Trước đây em muốn học tâm lý và công tác xã hội, nhưng vì phải nhìn và đi lại nhiều nên không phù hợp nữa. Sẽ không có 1 người bình thường nào chịu nghe lời từ người khuyết tật nói nên em đành từ bỏ và chuyển sang học tiếng Anh, rồi quen được nhiều anh chị tình nguyện ở trường ĐH Ngoại ngữ. Các anh chị ấy đã dạy tiếng Anh và truyền niềm đam mê học tiếng Anh cho em”, Liên nói.
Tận hưởng niềm vui trở thành tân sinh viên, Liên cũng không khỏi lo lắng và cảm thấy áp lực khi bước vào một môi trường mới và cũng bởi đây là năm đầu tiên, ĐH Ngoại ngữ xét tuyển thẳng học sinh khuyết tật.
Liên bày tỏ: “Chưa có năm nào nhà trường nhận học sinh khuyết tật nên em không biết trường sẽ có biện pháp phù hợp cho chúng em hay không và thầy cô có giúp được những học sinh như em khi ra trường có thể trở thành một biên dịch viên tiếng Anh thực thụ?”
Cô tân sinh viên cũng lo ngại, những sinh viên khuyết tật như mình khi học trong trường phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba nhưng khi ra trường, cơ hội nghề nghiệp vẫn khó khăn hơn nhiều so với những bạn bè bình thường.
Mặc dù vậy, Hồng Liên vẫn tự nhủ đầy lạc quan rằng, xã hội ngày nay đã rộng mở và quan tâm hơn đến những người khuyết tật nên điều quan trọng đối với em và những bạn khuyết tật là không ngừng cố gắng và quyết tâm thực hiện những đam mê, ước mơ của mình.
» Chàng trai khiếm thị giỏi văn, nổi tiếng
» Cô gái gốc Việt làm rạng danh đất nước ở xứ người
» Khi GS Ngô Bảo Châu bối rối
Theo Laodong
Cô bé khiếm thị nghèo khó
Hồng Liên sinh năm 1993 ở Gia Lâm, Hà Nội. Em thiếu may mắn khi sinh ra đã bị hỏng một mắt, khi học hết lớp 7 thì mắt còn lại cũng mờ dần đi, dù phẫu thuật cũng không thể lành lại được. Kể từ đó, cô bé Hồng Liên hoàn toàn không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Hồng Liên( bên phải) cùng bạn |
Cũng như những người khuyết tật khác, đặc biệt là người khiếm thị, Liên luôn lo sợ sẽ gặp phải sự kì thị, phân biệt đối xử của xã hội. Em chia sẻ, trong khoảng thời gian học cấp 2 ở trường Nguyễn Đình Chiểu, em cùng 1 nhóm khoảng 4 đến 5 bạn khiếm thị khác tự tách khỏi tập thể và ít khi chơi cùng các học sinh sáng mắt để tránh bị kỳ thị.
Liên nói: “Cứ đến một môi trường mới em đều cảm thấy lo lắng vì bắt đầu phải thích nghi với nó”. Chính vì thế, khi lên cấp 3 học ở trường hòa nhập không dành cho học sinh khuyết tật, Liên càng lo lắng hơn khi trong lớp chỉ có mình em là học sinh khiếm thị. Em e ngại các bạn cùng lớp khó có thể đồng cảm, sợ thầy cô ít quan tâm hoặc chưa từng dạy cho học sinh khiếm thị sẽ không có biện pháp giảng dạy phù hợp.
Nỗ lực hơn người
Gia cảnh khó khăn lại thêm cậu em trai cũng bị khiếm thị, lúc nào Liên cũng tự nhủ phải cố gắng học tập để làm gương cho em noi theo và không phụ lòng thầy cô, cha mẹ.
Bắt đầu từ tháng 9/2008, trong thời gian khoảng 1 năm nghỉ học để chữa mắt, Liên vừa chữa bệnh vừa dành thời gian học chữ nổi để cố gắng thích nghi với một cuộc sống mới, để vượt qua thử thách quá lớn với một cô bé khi ấy mới 14 tuổi.
Từ năm học lớp 1 đến lớp 7, Hồng Liên luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Mặc dù bị gián đoạn việc học 1 năm để đi chữa mắt, nhưng khi quay lại trường học, Liên vẫn quyết tâm học tập chăm chỉ để theo kịp các bạn và duy trì danh hiệu xuất sắc suốt 12 năm.
Với cô bé khiếm thị này, đôi mắt mất đi khả năng nhìn mọi vật dường như không phải một rào cản quá lớn. Liên tâm sự: “Lên lớp em chỉ nghe và viết, không phải nhìn nên mức độ tập trung vào bài giảng của thầy cô cao hơn, ghi nhớ bài cũng tốt hơn các bạn khác. Sau mỗi bài giảng của thầy cô, em đều về nhà tự học hoặc nhờ người dạy thêm để tiết sau đến lớp có thể theo kịp các bạn”.
Liên chia sẻ, ở trường cấp 3, kết quả học tập của em khá cao là nhờ luôn nuôi trong mình ý chí và nghị lực vươn lên trong học tập và cuộc sống. Cô bé khiếm thị nhấn mạnh: “Em là người khuyết tật nên muốn tự mình phải vượt qua các rào cản, phải chứng minh cho gia đình, thầy cô thấy tự hào nên lúc nào em cũng tự nhủ là phải cố gắng”.
Nhờ những nỗ lực của bản thân, Liên đã trở thành 1 trong 2 học sinh khuyết tật đầu tiên được trường ĐH Ngoại ngữ đặc cách xét tuyển thẳng năm 2014. Thế nhưng, Liên bật mí, ngoại ngữ không phải lựa chọn đầu tiên của em.
“Trước đây em muốn học tâm lý và công tác xã hội, nhưng vì phải nhìn và đi lại nhiều nên không phù hợp nữa. Sẽ không có 1 người bình thường nào chịu nghe lời từ người khuyết tật nói nên em đành từ bỏ và chuyển sang học tiếng Anh, rồi quen được nhiều anh chị tình nguyện ở trường ĐH Ngoại ngữ. Các anh chị ấy đã dạy tiếng Anh và truyền niềm đam mê học tiếng Anh cho em”, Liên nói.
Tận hưởng niềm vui trở thành tân sinh viên, Liên cũng không khỏi lo lắng và cảm thấy áp lực khi bước vào một môi trường mới và cũng bởi đây là năm đầu tiên, ĐH Ngoại ngữ xét tuyển thẳng học sinh khuyết tật.
Liên bày tỏ: “Chưa có năm nào nhà trường nhận học sinh khuyết tật nên em không biết trường sẽ có biện pháp phù hợp cho chúng em hay không và thầy cô có giúp được những học sinh như em khi ra trường có thể trở thành một biên dịch viên tiếng Anh thực thụ?”
Cô tân sinh viên cũng lo ngại, những sinh viên khuyết tật như mình khi học trong trường phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba nhưng khi ra trường, cơ hội nghề nghiệp vẫn khó khăn hơn nhiều so với những bạn bè bình thường.
Mặc dù vậy, Hồng Liên vẫn tự nhủ đầy lạc quan rằng, xã hội ngày nay đã rộng mở và quan tâm hơn đến những người khuyết tật nên điều quan trọng đối với em và những bạn khuyết tật là không ngừng cố gắng và quyết tâm thực hiện những đam mê, ước mơ của mình.
» Chàng trai khiếm thị giỏi văn, nổi tiếng
» Cô gái gốc Việt làm rạng danh đất nước ở xứ người
» Khi GS Ngô Bảo Châu bối rối
Theo Laodong
Bình luận