Phía Đại học Quốc gia TP.HCM thừa nhận đã không tính toán kỹ khi lắp đặt cống khiến nước thường xuyên tràn lên mặt đường gây nguy hiểm cho người đi đường.
Chiều 10/7, Đai học Quốc gia TP.HCM đã lắp đặt xong lan can hai bên đoạn đường qua suối Nhum. Biển báo nguy hiểm, trụ điện chiếu sáng và barie hai đầu đoạn đường này cũng được lắp đặt.
“Khi nước dâng cao, các barie sẽ được hạ xuống để ngăn mọi người đi qua. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, còn về lâu dài chúng tôi sẽ thi công tuyến cống hộp để bảo đảm nước tiêu thoát hết, không tràn lên đường nữa” - ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, nói.
Theo ông Sang, con đường có đoạn cống xảy ra vụ việc đáng tiếc chiều 8/7 đã có từ trước. Năm 1997, theo quy hoạch thì tuyến đường này (bề ngang sẽ là 26 m, dài 1,8 km) trở thành đường vành đai phân định giữa Đại học Quốc gia TP.HCM và khu vực bên ngoài.
Trong khi chờ hoàn thành giải phóng mặt bằng, năm 2009, cây cầu bắc ngang suối Nhum được tháo dỡ, thay thế bằng các ống cống. Đại học Quốc gia TP.HCM cũng tráng nhựa, làm đường tạm để sinh viên đi lại thuận tiện.
“Cũng chính từ việc lắp đặt cống nhưng không tính toán đầy đủ lưu lượng nước chảy, nhất là khi có mưa nên tại đây thường xuyên xảy ra tình trạng nước tràn lên mặt đường. Người dân địa phương đã biết nguy hiểm nên không dám đi qua đây khi bị mưa to, ngập nước.
Nhưng với các em sinh viên không rành đường thì dễ gặp sự cố đáng tiếc. Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước tiên thuộc về Đại học Quốc gia TP.HCM” - ông Phạm Thế Hiệp (khu phố 1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) bức xúc.
Ông Sang giải thích, tại đây đã từng xảy ra tình trạng mưa lớn dẫn đến ngập. Tuy vậy, thực tế là chiều tối 8/7 mưa quá to, nước đổ về nhiều, trong khi đó năng lực thoát nước của các cống cũng giảm đi do lượng rác dồn ứ. “Nhưng dù gì đi nữa, trước sự việc xảy ra thì chúng tôi cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mình” - ông Sang nhìn nhận.
“Bài học kinh nghiệm”
Theo ông Sang, tuyến đường vành đai này hiện chỉ mới hoàn thiện được đoạn một dài khoảng 500 m. Đoạn hai dài khoảng 600 m là nơi có đặt cống đi qua suối Nhum và đoạn ba còn lại chưa thi công được do vướng giải phóng mặt bằng.
“Vừa qua, khi đoạn ba giải phóng xong mặt bằng, chúng tôi đã tách đoạn cống qua suối Nhum (của đoạn hai) nhập vào đoạn ba để thi công trước. Dự án đang chờ phê duyệt và dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2013.
Chúng tôi đã có sự chủ động tách đoạn cống này làm trước để bảo đảm tiêu thoát nước, ngăn ngừa xảy ra tai nạn nhưng rất tiếc chưa kịp hoàn thành thì sự cố đã xảy ra. Ngoài ra, tuyến đường này nằm ở ranh giữa Đại học Quốc gia TP.HCM và khu dân cư nên nói trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chúng tôi thì hơi quá” - ông Sang phân trần.
Chúng tôi đặt vấn đề: “Chỉ trong hai ngày, việc gắn lan can, lắp đèn chiếu sáng, đặt biển cảnh báo và barie đã hoàn tất. Vậy sao những việc này không được làm sớm hơn để ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc?”. Ông Sang nhìn nhận: “Cống nhỏ, không bảo đảm thoát nước là thiếu sót mà trước đây chúng tôi không tính toán đầy đủ. Đây là bài học đắt giá và khiến chúng tôi rất day dứt”.
Theo PL TPHCM
“Khi nước dâng cao, các barie sẽ được hạ xuống để ngăn mọi người đi qua. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, còn về lâu dài chúng tôi sẽ thi công tuyến cống hộp để bảo đảm nước tiêu thoát hết, không tràn lên đường nữa” - ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, nói.
Theo ông Sang, con đường có đoạn cống xảy ra vụ việc đáng tiếc chiều 8/7 đã có từ trước. Năm 1997, theo quy hoạch thì tuyến đường này (bề ngang sẽ là 26 m, dài 1,8 km) trở thành đường vành đai phân định giữa Đại học Quốc gia TP.HCM và khu vực bên ngoài.
Trong khi chờ hoàn thành giải phóng mặt bằng, năm 2009, cây cầu bắc ngang suối Nhum được tháo dỡ, thay thế bằng các ống cống. Đại học Quốc gia TP.HCM cũng tráng nhựa, làm đường tạm để sinh viên đi lại thuận tiện.
“Cũng chính từ việc lắp đặt cống nhưng không tính toán đầy đủ lưu lượng nước chảy, nhất là khi có mưa nên tại đây thường xuyên xảy ra tình trạng nước tràn lên mặt đường. Người dân địa phương đã biết nguy hiểm nên không dám đi qua đây khi bị mưa to, ngập nước.
Nhưng với các em sinh viên không rành đường thì dễ gặp sự cố đáng tiếc. Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước tiên thuộc về Đại học Quốc gia TP.HCM” - ông Phạm Thế Hiệp (khu phố 1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) bức xúc.
Các biện pháp bảo đảm an toàn chỉ được làm sau khi xảy ra tai nạn chết người thương tâm. Ảnh: MP |
Ông Sang giải thích, tại đây đã từng xảy ra tình trạng mưa lớn dẫn đến ngập. Tuy vậy, thực tế là chiều tối 8/7 mưa quá to, nước đổ về nhiều, trong khi đó năng lực thoát nước của các cống cũng giảm đi do lượng rác dồn ứ. “Nhưng dù gì đi nữa, trước sự việc xảy ra thì chúng tôi cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mình” - ông Sang nhìn nhận.
“Bài học kinh nghiệm”
Theo ông Sang, tuyến đường vành đai này hiện chỉ mới hoàn thiện được đoạn một dài khoảng 500 m. Đoạn hai dài khoảng 600 m là nơi có đặt cống đi qua suối Nhum và đoạn ba còn lại chưa thi công được do vướng giải phóng mặt bằng.
“Vừa qua, khi đoạn ba giải phóng xong mặt bằng, chúng tôi đã tách đoạn cống qua suối Nhum (của đoạn hai) nhập vào đoạn ba để thi công trước. Dự án đang chờ phê duyệt và dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2013.
Chúng tôi đã có sự chủ động tách đoạn cống này làm trước để bảo đảm tiêu thoát nước, ngăn ngừa xảy ra tai nạn nhưng rất tiếc chưa kịp hoàn thành thì sự cố đã xảy ra. Ngoài ra, tuyến đường này nằm ở ranh giữa Đại học Quốc gia TP.HCM và khu dân cư nên nói trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chúng tôi thì hơi quá” - ông Sang phân trần.
Ông Đinh Thành Đang cùng con gái út trước linh cữu Phương Thảo. Ảnh: Mỹ Hà |
Chúng tôi đặt vấn đề: “Chỉ trong hai ngày, việc gắn lan can, lắp đèn chiếu sáng, đặt biển cảnh báo và barie đã hoàn tất. Vậy sao những việc này không được làm sớm hơn để ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc?”. Ông Sang nhìn nhận: “Cống nhỏ, không bảo đảm thoát nước là thiếu sót mà trước đây chúng tôi không tính toán đầy đủ. Đây là bài học đắt giá và khiến chúng tôi rất day dứt”.
Theo PL TPHCM
Bình luận