Đạt số điểm cực hiếm 30,5 (môn Văn 9,0; môn Sử 8,5; môn địa lý 9,5 và 3,5 điểm ưu tiên) nhưng thí sinh Nguyễn Như Quỳnh (trú tại xã Minh Khai, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) vẫn không thể nhập học tại trường Học viện An ninh Nhân dân.
Nguyên nhân trượt Học viện An ninh được công an tỉnh Lạng Sơn thông báo là do án tích cha em để lại từ khi Quỳnh chưa chào đời.
"Sau khi biết tin mình không đủ điều kiện vào trường Học viện An ninh, mỗi khi nhìn đến tờ giấy chứng nhận kết quả thi là em lại rớt nước mắt, không biết làm cách nào để biến giấc mơ lớn nhất của cuộc đời em thành hiện thực”, Nguyễn Như Quỳnh tâm sự.
Thăm dò ý kiến: Trường hợp của nữ sinh Nguyễn Như Quỳnh liệu có nên được đặc cách vào ngành công an?
Mới đây nhất, Quỳnh đã nhờ cơ quan báo chí gửi một bức "tâm thư" lên Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Công an mong muốn được cầu xét cho nguyện vọng của em.
Xoay quanh bức "tâm thư" cầu xét của thí sinh Nguyễn Như Quỳnh đã có những luồng ý kiến tranh luận trái chiều. Nhiều người tỏ ra đồng cảm cho ước mơ, khát khao của cô nữ sinh giàu nghị lực nhưng không may mắn khi cha em lỡ mang "lỗi lầm" của tuổi trẻ.
Bạn Bạn Hoàng Thu Hà - Đại học sư Phạm Hà Nội cho biết: "Em cũng có ước mơ giống Quỳnh, em
Nếu có thể hãy cho Quỳnh một cơ hội để bạn ấy thực hiện ước mơ của mình.
Sinh viên Hoàng Thu Hà
cũng từng thi Học viện Anh Ninh năm đầu tiên nhưng không đỗ. Năm sau, em miệt mài ôn thi mới đỗ ĐH Sư Phạm. Vì vậy, em phần nào hiểu cảm giác mà Quỳnh đang trải qua. Phải học hành vất vả lắm mới có kết quả cao như vậy, nếu có thể hãy cho Quỳnh một cơ hội để bạn ấy thực hiện ước mơ của mình".
Bên cạnh những ý kiến đồng tình cũng không ít người cho rằng không nên để những bức "tâm thư" phá vỡ đi quy định pháp luật.
Trong số những ý kiến không ủng hộ, Đại úy Nguỵ Duy Phương - chiến sỹ công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) chia sẻ quan điểm của mình với VTC News.
Đại úy Phương ghi nhận những em viết tâm thư đều là những thí sinh có điểm thi xuất sắc, có tài năng và trí tuệ. Tuy nhiên, việc tuyển sinh vào ngành công an có những quy định đặc thù riêng về lý lịch của bản thân cũng như của gia đình.
Đó là những quy định đã tồn tại xuyên suốt từ khi thành lập ngành công an đến nay và xã hội luôn thừa nhận nó là hợp lý, đúng đắn.
Đại úy Ngụy Duy Phương
"Đó là những quy định đã tồn tại xuyên suốt từ khi thành lập ngành công an đến nay và xã hội luôn thừa nhận nó là hợp lý, đúng đắn", anh Phương nói.
Để bảo vệ quan điểm "không đồng tình" của mình, Đại úy Phương nêu ra 4 luận điểm:
"Thứ nhất, bản thân mỗi thí sinh dự thi cũng đều biết và nắm được những quy định đó nên lấy lý do "không nắm được quy định" là không hợp lý.
Thứ hai, về lý do thí sinh trình bày gia đình có người thân phạm tội nhưng không biết, vì không ai nói, điều này càng vô lý bởi khi kê khai lý lịch thí sinh đã phải hỏi han mọi người trong gia đình rồi. Thậm chí, có nội dung cam đoan cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung đã kê khai.
Thứ 3, nhiều bạn nói khao khát muốn vào ngành công an để cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng và nhân dân. Theo tôi, có rất nhiều nghề có thể đáp ứng nguyện vọng đó vì vậy nó không phải lý do để cân nhắc, xét duyệt
Thứ 4, nhiều bạn nói đam mê làm công an từ nhỏ. Vì cái đam mê từ nhỏ đấy mà khao khát bằng được để vào ngành. Tôi nghĩ thế cũng chưa đủ để ngành công an bỏ qua hệ thống quy định để đưa bạn ấy vào ngành".
Video: Nữ công an bay người kẹp cổ 3 thanh niên côn đồ như phim hành động
Đại úy Phương đặt ra cho nữ sinh Như Quỳnh một câu hỏi: "Bạn ấy đam mê điều gì ở ngành công an?"
Theo anh Phương, thực tế, đam mê không thể đo đếm. Có rất rất nhiều hoàn cảnh, nhiều trường hợp quá
đam mê ngành Công an mà họ không thể vào. Ngày ngày họ vẫn ở lực lượng tự quản, ở lực lượng công an xã và cống hiến hy sinh rất nhiều ...
Điểm thi đại học chỉ là 1 tiêu chí để xét duyệt. Ngành công an còn một tiêu chí không hề thua kém phần quan trọng đó là lý lịch, nhân thân của thí sinh. Điều đó rất quan trọng đối với ngành đặc thù này.
Không phải tự dưng mà con của công an được cộng điểm. Yếu tố chính trị, truyền thống là rất quan trọng. Và thực tế, có rất nhiều cán bộ chiến sĩ công an giỏi giang, có nhiều đóng góp cho ngành và đất nước lại không có điểm thi đại học cao, hoặc chỉ có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc thi nghĩa vụ.
Đại úy Phương khẳng định: "Công an là một nghề đòi hỏi sự hy sinh, đòi hỏi tinh thần yêu nước, yêu nhân dân, sẵn sàng gạt bỏ lợi ích cá nhân, thậm chí hy sinh mạng sống vì Tổ quốc và nhân dân. Cái đức hy sinh đó nó xuất phát từ yếu tố tiêu chuẩn chính trị không hề nhỏ. Ngược lại, một cán bộ chiến sỹ công an có tiêu chuẩn chính trị không tốt, coi đó là cái nghề để ổn định cuộc sống, có địa vị xã hội, có quyền lực thì rất tai hại...".
Cũng đồng quan điểm với Đại úy Ngụy Duy Phương, một Học viện An ninh Nhân dân cho biết: "Có thể, do thí sinh đó biết được năm trước cũng có thí sinh khác được Bộ trưởng đồng ý cho nên học cách làm theo. Quan điểm của tôi là không đồng tình với các trường hợp viết "tâm thư" để làm sai nguyên tắc của ngành. Trước khi làm hồ sơ thí sinh phải tự nghiên cứu kỹ quy định khi muốn bước chân vào ngành. Bản thân tôi trước khi dự tính thi vào trường An ninh đã có quá trình nghiên cứu rất lâu dài.".
Được biết, Nguyễn Như Quỳnh không phải là nữ sinh đầu tiên đạt số điểm cao nhưng không đủ tiêu chuẩn đỗ đại học các khối an ninh, quân sự.
Trước đó, năm 2015, nam sinh Nguyễn Đức Ngà (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An), kết quả thi được 29 điểm, bố từng có án tích.
Nữ sinh Bùi Kiều Nhi (xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), đạt 29 điểm, cũng có bố từng bị án treo.
Cả hai trường hợp trên đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang (thời gian đó còn là Bộ trưởng Bộ Công an) xem xét giải quyết để được nhập học.
Hiện bức "tâm thư" của em Nguyễn Như Quỳnh đã được rất nhiều báo đăng tải để gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Công An Tô Lâm. Liệu với bức tâm thư này, Quỳnh có nhận được cứu xét giống như trường hợp của hai thí sinh năm trước?
Video: Thi đại học được 18 điểm cũng có thể làm bác sỹ đa khoa?
Bình luận