Xuất thân từ gia đình có nền tảng báo chí, nhà báo Đỗ Mai Lan phóng viên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam quan niệm để đến tới vinh quang, người làm báo phải trải qua rất nhiều thử thách và gian nan trong trong công việc.
Làm báo mãi không tiến bộ sẽ là kẻ thất bại
Bố chị là cố nhà báo Đỗ Huy Minh, một trong những “cây đa, cây đề” của thế hệ nhà báo cách mạng đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), sau là Đài truyền hình Việt Nam (VTV). Chị luôn cảm ơn bố, người đã nhìn ra khả năng của con gái và chọn chị là người con duy nhất trong số 4 người con gái, theo nghề báo từ khi còn nhỏ.
Nhà báo Đỗ Mai Lan rất xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm với bố. Có thể nói, ông không chỉ là bố ràng buộc bởi huyết thống, trên hết ông là người thầy, người truyền lửa và là người người dẫn dắt đam mê của chị với nghề báo.
Chị luôn nhớ về hình ảnh của ông với chiếc máy quay nặng trĩu trên vai, những giọt mồ hôi ướt đầm chiếc áo sơ mi mỏng manh trên người, nhưng trong đôi mắt ông luôn rực cháy tình yêu với nghề. Những ngày hai bố con lội suối, vượt sông, để ghi được những thước phim chân thật thật nhất nhưng ông chưa bao giờ than khổ. Ông giúp chị hiểu rằng, nghề báo là lẽ sống của 2 cha con.
Nếu nhìn bề ngoài, Nhà báo Đỗ Mai Lan cũng giống như bao người phụ nữ khác cần được che chở và bảo vệ. Nhưng thực tế, chị là người có ý chí vững vàng, “lúc cần mềm mỏng có mềm mỏng, lúc cần mạnh mẽ thì cũng rất mạnh mẽ”.
Chị nói, nếu sợ khó khăn, sợ nguy hiểm thì không bao giờ làm được nghề báo: “Người làm báo phải đương đầu với nguy hiểm. Đó là điều đương nhiên”.
Những ký ức trong chị ùa về với câu chuyện chị và phóng viên quay phim Thăng Long đã từng bị bắt nhốt, khi thực hiện loạt phóng sự điều tra về tình trạng vi phạm trong sử dụng đất công ở TP.Hà Nội cách đây gần 20 năm phát trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam.
Có lẽ một nhà báo hình mới ra nghề, môi trường thử thách khắc nghiệt nhất đó chính là sóng của Đài truyền hình Việt Nam. 10 năm ra nghề và sống chủ yếu bằng nhuận bút từ thể loại phóng sự điều tra đã cho chị nhiều kinh nghiệm khi năm 2008 chị về công tác tại kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chị Lan chia sẻ: “Nếu không dám dấn thân vào nguy hiểm, ngòi bút không tiến bộ thì bản thân nhà báo đó là người thất bại”
Nghề báo là sự cho đi
Chị Lan tâm sự, người làm báo đã khổ, nhưng phụ nữ lại khổ trăm bề. Đứng giữa ranh giới gia đình và sự nghiệp, người phụ nữ làm báo phải biết cân bằng để phù hợp với cuộc sống mưu sinh và gia đình. Đặc biệt, chính người chồng phải là người thông cảm nhất, biết chia sẻ công việc gia đình với vợ.
Bản thân chị cảm nhận, cuộc sống hôn nhân của mình có đôi chút may mắn, vì anh - chồng chị biết thấu hiểu những vất vả của chị. Chị kể, thời còn con gái, chị có rất nhiều “vệ tinh” xung quanh, tuy nhiên, chỉ có anh là chấp nhận công việc mà chị yêu thích.
Chị chọn anh làm giáo viên, bản thân công việc của anh có thể giúp đỡ chị, mỗi khi máu nghề nghiệp trỗi dậy. Có những lúc, đêm khuya, chỉ kịp nhìn con trong phút chốc là lại lên đường, đương đầu với những thử thách nguy hiểm.
Chị Lan cho rằng, nghề báo là nghề của sự cho đi, bởi làm báo mà chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân thì không bao giờ là một nhà báo giỏi.
Chị nhớ, ngày chị mới sinh bé gái đầu lòng, gia đình chị đứng trước muôn vàn khó khăn, gánh nặng cơm - áo - gạo - tiền đè nặng lên vai hai vợ chồng, nhưng chị đã vượt qua nó bằng chính “lửa” nghề luôn bùng cháy trong chị.
“Ngày đó không chỉ mình, mà cả nước đều trong thời kỳ khó khăn (những năm 1997 - 1998). Ngoài công việc làm ở Đài truyền hình Việt Nam, chị còn viết cộng tác cho nhiều tờ báo khác để mưu sinh. Những đồng tiền ngày đó, tuy ít, nhưng chị cảm thấy tự hào khi là một nhà báo chân chính, kiếm sống bằng chính ngòi bút ngay thẳng của mình.
Nghề báo và trách nhiệm với đời
Báo và đời là một, bởi nếu làm báo có đời thì bài viết sẽ hay hơn rất nhiều, đã là nhà báo thì phải nói được những góc khuất trong xã hội. Từ thân phận hèn mọn của những người bần cùng nhất của xã hội hoặc những mảnh đời bất mạnh, cho tới những người thành đạt nhưng cũng có những nỗi khổ tận cùng mà không phải ai cũng nhìn thấy.
Trong suốt 20 năm theo nghề, kỷ niệm nhớ nhất của chị là về một đứa trẻ mồ côi ở Hà Tĩnh, đứa trẻ đó về sau chị nhận làm con nuôi. Chị kể, thằng bé được sinh ra nhưng không biết mặt bố. Mẹ bé chửa hoang khi đã lỡ thì. Bản thân em cũng chưa bao giờ được mẹ kể về bố.
Đến năm 12 tuổi, mẹ em mất. gia đình bên ngoại đều thuộc dạng khó khăn nên thống nhất đưa em vào trại trẻ mồ côi ở Hà Nội.
Vào một ngày mưa tầm tã, khi thực hiện một phóng sự về những thân phận thiệt thòi của những đứa trẻ không cha, không mẹ. Trong khoảnh khắc bất chợt, chị nhận thấy đứa trẻ mồ côi đang ngồi say sưa viết bài, cậu vừa sụt sùi lau những dòng nước mắt vừa đăm chiêu trong suy nghĩ về người mẹ đã mất của mình.
Bài văn đó đã thực sự hút hồn chị, không biết, tự bao giờ, chị đã có một tình yêu thương với cậu bé mồ côi này. Thế rồi bài văn đó đã trở thành tứ phim của chị và cậu bé đã được chị nhận làm con nuôi và bảo trợ cho bé tới khi trưởng thành.
Chị rất coi trọng chữ “duyên” và đứa trẻ mồ côi đó có thứ gì đó thu hút hút chị. Chị chưa bao giờ cảm thấy hối hận với việc nhận bé làm con nuôi.
Chị tâm sự, chị nhìn thấy chữ “hiếu” trong cách hành xử của con nuôi. Ngay từ khi con bé, đến dịp giỗ mẹ đẻ, chị lại cho bé tiền về quê làm giỗ cho mẹ.
Trong cuộc sống hằng ngày, chị giống như một người bạn thân của con, có vậy chị mới kịp thời chỉ bảo cho con những điều hay lẽ phải, giúp con bước đi trong cuộc sống và tiến tới sự trưởng thành nhanh hơn những đứa trẻ đầy đủ khác. Tuy nhiên, chị tâm niệm, sẽ cho con cầu câu để tự lập với đời. Vì, chẳng ai có thể bên những đứa con của mình mãi được.
Chị nói: “Nó là một đứa trẻ hướng nội, luôn thu mình lại. Bởi em luôn tự ti vào thân phận của mình. Lúc nào tôi cũng phải động viên nó, tôi có bảo rằng không ai có thể giúp con ngoài chính bản thân con. Có những lúc tôi tức giận, bởi có lúc thằng bé không bao giờ dám nói, không dám đấu tranh vì quyền lợi của mình, lúc nào cũng nhẫn nhịn dù bị người ta chà đạp. Tôi dạy con làm một thằng đàn ông… Dù là ai, có là thằng mồ côi nhưng mình là người đàng hoàng, đứng đắn… con phải đứng thẳng lưng trước xã hội”.
Đó chỉ là một trong muôn vàn kỷ niệm với nghề báo và trách nhiệm với đời, với xã hội. Chị Lan xúc động, đứng trước những mảnh đời bất hạnh, tôi luôn giúp đỡ hết sức. Không phải cho người ta tiền đã là tốt, tôi chỉ cho họ cần câu để chính bản thân họ vượt lên.
Có lẽ ngoài những bài báo gián tiếp mang lại sự thay đổi cho nhiều sự việc, nhiều thân phận con người thì việc tôi có thêm một người con, thực sự yêu thương kính trọng mình, đó là cái tôi được lớn nhất khi chọn cho mình nghề báo.
Bình luận