(VTC News) - Những câu chuyện thú vị về cuộc đời bà Hoàng Thị Châu - nữ giáo sư đầu tiên và duy nhất hiện nay của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam kể ra cũng có thể viết thành một cuốn sách nho nhỏ, bà Châu đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình, thành công đó chuyển tiếp qua những người con và học trò của mình qua cách giáo dục đặc biệt.
Hoa khôi ngành ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học vốn nổi tiếng là một ngành khoa học “khô, khó, khổ” và cũng rất kén người học, vậy mà cô nữ sinh hoa khôi xứ Huế- Hoàng Thị Châu, lại có những thành công khiến nhiều đấng mày râu phải nể phục. Bà là một nhà giáo, là một người mẹ mẫu mực mà bất cứ ai trưởng thành cũng có thể lấy đó làm gương.
Bà Hoàng Thị Châu là con gái út của một gia đình công chức thời Pháp. Hai cụ thân sinh ra bà đều là y tá nên cứ vài năm lại thuyên chuyển công tác một lần. Bà sinh ở Tuy Hoà, Phú Yên. Thuở nhỏ, bà học tiểu học tại Phú Yên. Đến khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời 1945, bà theo cha và anh trai ra Huế.
Hoa khôi ngành ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học vốn nổi tiếng là một ngành khoa học “khô, khó, khổ” và cũng rất kén người học, vậy mà cô nữ sinh hoa khôi xứ Huế- Hoàng Thị Châu, lại có những thành công khiến nhiều đấng mày râu phải nể phục. Bà là một nhà giáo, là một người mẹ mẫu mực mà bất cứ ai trưởng thành cũng có thể lấy đó làm gương.
Bà Hoàng Thị Châu là con gái út của một gia đình công chức thời Pháp. Hai cụ thân sinh ra bà đều là y tá nên cứ vài năm lại thuyên chuyển công tác một lần. Bà sinh ở Tuy Hoà, Phú Yên. Thuở nhỏ, bà học tiểu học tại Phú Yên. Đến khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời 1945, bà theo cha và anh trai ra Huế.
Tại đây bà đang học tiếp lên các lớp trên thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Với tinh thần yêu nước của tuổi trẻ, bà vừa đi học vừa tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu trong đội du kích thiếu niên tại nội thành. Không ngờ, bà trở thành nguyên mẫu cho một nhân vật nữ du kích bé nhỏ tên Châu trong cuốn "Đội thiếu niên du kích thành Huế" của nhà văn Văn Tùng.
Gia đình bà là gia đình truyền thống cách mạng. Cha mẹ bà từng nuôi giấu cán bộ trong nhà suốt thời kỳ đánh Mỹ, trong đó có người sau khi miền Nam giải phóng đã làm tới Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Huế. Còn cả 3 chị em bà đều đã từng hoạt động trong lòng địch từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Chị cả của bà đã từng bị địch bắt và đày đi Côn Đảo. Người anh trai thứ hai của bà cũng từng nếm trải những đòn tra tấn ở chốn lao tù. Riêng bà, hai lần bị địch bắt vào khám. Tuy vậy, khi thoát khỏi nhà giam bà vẫn tiếp tục lao vào hoạt động.
Năm 1956, bà Hoàng Thị Châu được Nhà nước cử đi học đại học tại Liên Xô. Tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp năm đó, Ban đồng hương Việt Nam được tiếp nhận thêm một nữ sinh duyên dáng nhưng rất can trường của xứ Huế thơ mộng.
Sau quá trình học tập và lao động miệt mài đóng góp vào sự lớn mạnh của ngành ngôn ngữ học Việt Nam, bà được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991. Cho đến nay, bà vẫn là nữ giáo sư duy nhất trong toàn ngành Ngôn ngữ học Việt Nam.
Dạy con
Năm 1962, bà trở về nước và lập gia đình sau đó sinh được 2 cậu con trai thông minh và bụ bẫm. Năm 1975, theo sự phân công của lãnh đạo, bà sang Đức công tác và nghiên cứu. Khi đó, bà chỉ đưa được cậu con trai nhỏ mới 6 tuổi sang cùng. Người con trai cả của bà khi đó đã 10 tuổi nên phải ở nhà cùng bố.
Ở bên Đức, bà vẫn không quên mang theo những cuốn sách của Việt Nam để sang dạy cho cậu con nhỏ. Bà vẫn luôn tâm niệm, không chỉ để con biết được cái chữ mà còn phải hiểu được nguồn gốc cũng như văn hoá nước nhà. Nhiều lần thấy mẹ thức khuya nghiên cứu, cậu con trai đã thỏ thẻ tâm sự: “Sau này con sẽ có nhiều tiền để tài trợ để mẹ làm các đề tài khoa học”.
Giờ đây, anh cũng đã trở thành tổng giám đốc của một công ty phần mềm có tiếng ở Hà Nội. Mỗi khi nhắc lại câu chuyện cũ, bà lại mỉm cười hạnh phúc với thành quả của mình.
Cậu con cả của bà giỏi về kỹ thuật, sau này cũng được cấp học bổng sang Nga du học và trở thành thượng tá trong quân đội, giữ những chức vụ quan trọng tại nơi công tác.
Nói về kinh nghiệm dạy con của mình, GS Hoàng Thị Châu chia sẻ: “Người Việt mình cứ phải dùng roi vọt để dạy con nhưng cô không bao giờ đánh con. Thậm chí việc mắng con cũng rất hạn chế”.
Bà càng ngạc nhiên hơn khi có địa phương, lại là ngay trung tâm các thành phố lớn lại có tình trạng chính phụ huynh là người mua roi vọt cho cô giáo để răn dạy con mình. “Sao lại có điều kỳ cục đến vậy được”. GS Hoàng Thị Châu chia sẻ.
GS Châu cũng cho rằng xét dưới góc độ sư phạm người giáo viên phải dùng tới roi vọt thì rất khó có được sự tôn trọng từ chính học sinh. Biện pháp dùng roi vọt là hoàn toàn đi ngược lại phương pháp dạy học tại các nước phát triển nơi cô đã từng sinh sống và giảng dạy.
“Ở nước ngoài, gia đình và giáo viên sẽ dạy cho học sinh ngay từ khi còn bé cách sử dụng đồ đạc lấy ở đâu thì đặt ở đấy, ra ngoài là phải tắt đèn”. Chính điều đó đã tạo nên ý thức tự giác của trẻ ngay khi còn thơ bé.
Điều kì lạ hơn, cô Châu cho rằng trẻ con hiện nay phải học quá nhiều. Thậm chí một điều phản giáo dục khi vào lớp 1 cũng phải thi. Chính điều đó đã vô hình dung khiến các em nhỏ cũng phải lao vào cuộc chạy đua do chính bố mẹ chúng tạo ra. Vì vậy, việc dạy trước chương trình là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Hậu quả còn để lại sau này nhiều học sinh do đã biết chương trình nên sẽ không chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Phương pháp dạy con của nhiều gia đình hiện nay là trái với phương pháp giáo dục sư phạm.
Trong suốt cuộc đời dạy học của mình, dìu dắt biết bao thế hệ học trò trưởng thành nhưng để ấn tượng sâu sắc với cô lại là cậu học trò người dân tộc Nguyễn Văn Hiệu. GS Châu kể lại, Hiệu là một người không giỏi tiếng Anh nhưng lại được một lời mời dạy ngôn ngữ học bằng tiếng Anh tại Hàn Quốc. Băn khoăn, lo lắng anh Hiệu liền chia sẻ với người cô đáng kính của mình. Không ngần ngại, cô vỗ vào vai học trò của mình rồi động viên: “Đây là bước nhảy vọt trong sự nghiệp của em. Em phải biết tận dụng lấy cơ hội này. Sau này em sẽ rất giỏi tiếng Anh. Lúc nào em cũng phải tìm cách vượt lên chính mình. Em phải có ý thức và ý chí không ngại khó khó ngại khổ”.
Thấy cậu học trò vẫn còn phân vân, nghi ngại chính khả năng của mình, GS Châu lại tiếp tục động viên “Người khác thì còn bảo là không làm được nhưng cô tin Hiệu làm được”. Chính những lời động viên kịp thời đã giúp anh thêm tự tin để đảm nhận công việc đã có lúc anh nghĩ mình không thể. Giờ đây, anh Hiệu cũng giữ trọng trách quan trọng tại nơi mình đang công tác.
Bất cứ ai, mỗi khi nhắc đến cái tên Hoàng Thị Châu đều có một cảm giác gần gũi, kính trọng. Có thể nói, bà vừa là một nhà giáo mẫu mực vừa là một nhà khoa học luôn làm việc không mệt mỏi. Sự nghiệp của bà xứng đáng là một sự nghiệp có tầm vóc trong ngành Ngữ học Việt Nam.
Phạm Thịnh
GS Hoàng Thị Châu (áo đen, thứ 2 bên phải) bên cạnh đồng nghiệp và học trò của mình (Ảnh tư liệu) |
Gia đình bà là gia đình truyền thống cách mạng. Cha mẹ bà từng nuôi giấu cán bộ trong nhà suốt thời kỳ đánh Mỹ, trong đó có người sau khi miền Nam giải phóng đã làm tới Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Huế. Còn cả 3 chị em bà đều đã từng hoạt động trong lòng địch từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Chị cả của bà đã từng bị địch bắt và đày đi Côn Đảo. Người anh trai thứ hai của bà cũng từng nếm trải những đòn tra tấn ở chốn lao tù. Riêng bà, hai lần bị địch bắt vào khám. Tuy vậy, khi thoát khỏi nhà giam bà vẫn tiếp tục lao vào hoạt động.
Năm 1956, bà Hoàng Thị Châu được Nhà nước cử đi học đại học tại Liên Xô. Tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp năm đó, Ban đồng hương Việt Nam được tiếp nhận thêm một nữ sinh duyên dáng nhưng rất can trường của xứ Huế thơ mộng.
Sau quá trình học tập và lao động miệt mài đóng góp vào sự lớn mạnh của ngành ngôn ngữ học Việt Nam, bà được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991. Cho đến nay, bà vẫn là nữ giáo sư duy nhất trong toàn ngành Ngôn ngữ học Việt Nam.
Dạy con
Năm 1962, bà trở về nước và lập gia đình sau đó sinh được 2 cậu con trai thông minh và bụ bẫm. Năm 1975, theo sự phân công của lãnh đạo, bà sang Đức công tác và nghiên cứu. Khi đó, bà chỉ đưa được cậu con trai nhỏ mới 6 tuổi sang cùng. Người con trai cả của bà khi đó đã 10 tuổi nên phải ở nhà cùng bố.
Ở bên Đức, bà vẫn không quên mang theo những cuốn sách của Việt Nam để sang dạy cho cậu con nhỏ. Bà vẫn luôn tâm niệm, không chỉ để con biết được cái chữ mà còn phải hiểu được nguồn gốc cũng như văn hoá nước nhà. Nhiều lần thấy mẹ thức khuya nghiên cứu, cậu con trai đã thỏ thẻ tâm sự: “Sau này con sẽ có nhiều tiền để tài trợ để mẹ làm các đề tài khoa học”.
GS Hoàng Thị Châu (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Giờ đây, anh cũng đã trở thành tổng giám đốc của một công ty phần mềm có tiếng ở Hà Nội. Mỗi khi nhắc lại câu chuyện cũ, bà lại mỉm cười hạnh phúc với thành quả của mình.
Cậu con cả của bà giỏi về kỹ thuật, sau này cũng được cấp học bổng sang Nga du học và trở thành thượng tá trong quân đội, giữ những chức vụ quan trọng tại nơi công tác.
Nói về kinh nghiệm dạy con của mình, GS Hoàng Thị Châu chia sẻ: “Người Việt mình cứ phải dùng roi vọt để dạy con nhưng cô không bao giờ đánh con. Thậm chí việc mắng con cũng rất hạn chế”.
Bà càng ngạc nhiên hơn khi có địa phương, lại là ngay trung tâm các thành phố lớn lại có tình trạng chính phụ huynh là người mua roi vọt cho cô giáo để răn dạy con mình. “Sao lại có điều kỳ cục đến vậy được”. GS Hoàng Thị Châu chia sẻ.
GS Hoàng Thị Châu và học trò (Ảnh: Phạm Thịnh) |
GS Châu cũng cho rằng xét dưới góc độ sư phạm người giáo viên phải dùng tới roi vọt thì rất khó có được sự tôn trọng từ chính học sinh. Biện pháp dùng roi vọt là hoàn toàn đi ngược lại phương pháp dạy học tại các nước phát triển nơi cô đã từng sinh sống và giảng dạy.
“Ở nước ngoài, gia đình và giáo viên sẽ dạy cho học sinh ngay từ khi còn bé cách sử dụng đồ đạc lấy ở đâu thì đặt ở đấy, ra ngoài là phải tắt đèn”. Chính điều đó đã tạo nên ý thức tự giác của trẻ ngay khi còn thơ bé.
Điều kì lạ hơn, cô Châu cho rằng trẻ con hiện nay phải học quá nhiều. Thậm chí một điều phản giáo dục khi vào lớp 1 cũng phải thi. Chính điều đó đã vô hình dung khiến các em nhỏ cũng phải lao vào cuộc chạy đua do chính bố mẹ chúng tạo ra. Vì vậy, việc dạy trước chương trình là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Hậu quả còn để lại sau này nhiều học sinh do đã biết chương trình nên sẽ không chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Phương pháp dạy con của nhiều gia đình hiện nay là trái với phương pháp giáo dục sư phạm.
Trong suốt cuộc đời dạy học của mình, dìu dắt biết bao thế hệ học trò trưởng thành nhưng để ấn tượng sâu sắc với cô lại là cậu học trò người dân tộc Nguyễn Văn Hiệu. GS Châu kể lại, Hiệu là một người không giỏi tiếng Anh nhưng lại được một lời mời dạy ngôn ngữ học bằng tiếng Anh tại Hàn Quốc. Băn khoăn, lo lắng anh Hiệu liền chia sẻ với người cô đáng kính của mình. Không ngần ngại, cô vỗ vào vai học trò của mình rồi động viên: “Đây là bước nhảy vọt trong sự nghiệp của em. Em phải biết tận dụng lấy cơ hội này. Sau này em sẽ rất giỏi tiếng Anh. Lúc nào em cũng phải tìm cách vượt lên chính mình. Em phải có ý thức và ý chí không ngại khó khó ngại khổ”.
Thấy cậu học trò vẫn còn phân vân, nghi ngại chính khả năng của mình, GS Châu lại tiếp tục động viên “Người khác thì còn bảo là không làm được nhưng cô tin Hiệu làm được”. Chính những lời động viên kịp thời đã giúp anh thêm tự tin để đảm nhận công việc đã có lúc anh nghĩ mình không thể. Giờ đây, anh Hiệu cũng giữ trọng trách quan trọng tại nơi mình đang công tác.
Bất cứ ai, mỗi khi nhắc đến cái tên Hoàng Thị Châu đều có một cảm giác gần gũi, kính trọng. Có thể nói, bà vừa là một nhà giáo mẫu mực vừa là một nhà khoa học luôn làm việc không mệt mỏi. Sự nghiệp của bà xứng đáng là một sự nghiệp có tầm vóc trong ngành Ngữ học Việt Nam.
Phạm Thịnh
Bình luận